Các bạn thân mến, Albert Einstein (sinh ngày 14/03/1879, mất ngày 18/04/1955) là nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).
Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng – năng lượng được xem là “Phương trình nổi tiếng nhất thế giới” E = m.
c^2 ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 cho ” Những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện” – công trình có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
Là một nhà bác học đại tài nhưng trong cuộc sống thường ngày, Einstein cũng là một người rất hài hước và hóm hỉnh.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về con người thú vị này qua một số mẩu chuyện ngắn sau đây, các bạn nhá! 11 CHUYỆN VUI VỀ ALBERT EINSTEIN TRUYỆN THỨ 1: Trên chuyến tàu từ châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc.
Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc.
Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein.
Một người mạnh dạn hỏi: – Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ? – Ồ, có gì đâu.
Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc thì cũng đã là nhiều lắm rồi 🙂 TRUYỆN THỨ 2: Một lần vào quán ăn, Einstein quên kính nên không đọc được thực đơn, ông bèn nhờ người hầu bàn đọc hộ.
Với cái nhìn đầy thông cảm, anh bồi bàn ghé tai Einstein nói thầm: Xin lỗi, tôi cũng không biết chữ như ngài 😀 TRUYỆN THỨ 3: Albert Einstein có lần nói với các nhà báo: Các ông đừng đặt nặng vấn đề quốc tịch của tôi.
Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ.
Nhưng sau khi chết, nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức.
người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế.
Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái 🙂 TRUYỆN THỨ 4: Có một lần, một nữ phóng viên Mỹ hỏi Albert Einstein: Giữa thời gian và vô tận có sự khác biệt như thế nào, thưa ngài? Nhà bác học với giọng đôn hậu trả lời: Nếu tôi có thì giờ để giải thích cho cô sự khác biệt thì sẽ là sự vô tận trước khi cô hiểu điều đó 😀 TRUYỆN THỨ 5: Sau khi đề ra lý thuyết của mình, Einstein đi khắp các trường đại học ở Hoa Kỳ và giảng bài ở bất cứ nơi đâu ông đến.
Ông đi với người tài xế tên là Harry, người luôn ngồi ở hàng ghế cuối, chăm chú nghe mỗi khi ông giảng bài.
Một ngày đẹp trời nọ, sau khi giảng bài, Einstein rời thính phòng và đi ra xe.
Người tài xế gọi ông và nói: “Thưa giáo sư, tôi đã nghe bài giảng về thuyết tương đối của ông rất nhiều lần lần và nếu tôi có một cơ hội, tôi hoàn toàn có thể giảng lại bài đó!”.
“Tốt quá!” Einstein trả lời “Tuần tới tôi sẽ đi đến Dartmouth.
Ở đó họ không biết tôi, anh sẽ là Einstein giảng bài còn tôi sẽ là tài xế!”.
Và thế là … Harry đã giảng bài một cách hoàn hảo, không sai một chỗ ngắt câu còn Einstein thỏa chí ngủ ở hàng ghế cuối.
Nhưng khi Harry rời khỏi bục giảng, một nghiên cứu sinh chặn anh lại và hỏi những câu hỏi chằng chịt về tính toán và phương trình.
Harry bình thản trả lời: “Ôi! Câu hỏi này dễ lắm, dễ cực kì, để tôi đi gọi tài xế của tôi trả lời anh nhá!” 🙂 TRUYỆN THỨ 6: Khi Einstein còn đang giữ vị trí giáo sư tại trường đại học, một hôm có một sinh viên đến gặp Einstein và thắc mắc rằng: ”Thưa giáo sư, tôi thấy đề thi năm nay giống hệt đề thi năm ngoái” .
“Đúng vậy” Einstein trả lời ”Nhưng đáp án thì không giống nhau đâu!” 😀 TRUYỆN THỨ 7: Một sinh viên không hiểu thuyết tương đối của nhà bác học Einstein, liền hỏi ông.
Ông đáp như sau: Một hôm, tôi đi đường gặp một người mù, tôi hỏi y: Anh muốn uống một ly sữa không? Người mù hỏi lại tôi: – Sữa là cái gì? – Sữa là một thứ nước trăng trắng.
– Nước thì tôi biết, nhưng trắng là thế nào? – Trắng là màu giống như lông con ngỗng.
– Lông thì tôi biết rồi, nhưng con ngỗng thì như thế nào? – Ngỗng là một loại chim có cái cổ dài và cong.
– Cái cổ thì tôi biết, nhưng cong là thế nào? Nhà bác học Einstein liền nắm cánh tay của người mù giang thẳng ra và bảo: Thế này gọi là cong này.
Người mù vui mừng và bảo: À, thế bây giờ tôi hiểu sữa là gì rồi.
sữa là cái cánh tay cong cong lại giống như cái cổ con ngỗng, có đúng không 🙂 TRUYỆN THỨ 8: Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi: – Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà không nhìn thấy.
Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời: – Được, điều đó có vẻ có lý lắm.
Giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây và tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.
TRUYỆN THỨ 9: Người soát vé đang đi dọc theo hàng ghế để kiểm tra vé, đến lượt nhà bác học Einstein thì thấy ông hình như đang tìm kiếm thứ gì đó.
Người soát vé liền hỏi: Thưa ngài! Ngài đang làm gì thế ạ? Nhà bác học ngẩng lên và nói có vẻ khó khăn: Tôi không tìm thấy vé của mình đâu cả, nó rơi đâu mất rồi đó.
Người soát vé nhìn giáo sư một cách ái ngại rồi nói: Thưa ngài, Chính ngài đang ngậm chiếc vé của mình ở trong miệng đấy ạ.
Nói rồi, người soát vé tiện tay giật luôn chiếc vé trong miệng giáo sư ra, xé, đưa cho giáo sư và bỏ đi.
Mấy vị khách bên cạnh tò mò hỏi vì sao giáo sư lại không biết mình đang ngậm chiếc vé trong miệng.
Giáo sư bèn mỉm cười trả lời: Hơ ờ.
.
.
Vì chỗ vé tôi ngậm đã bị xé từ tuần trước rồi.
TRUYỆN THỨ 10: Một lần trên xe bus, nhà bác học Einstein bị rơi mất một mắt kính xuống sàn xe, đang lom khom tìm nhặt thì có một cô bé tinh mắt, nhanh nhẹn nhặt lên và dúi vào tay ông.
Ông cảm ơn cô bé và hỏi: – Cháu gái ngoan, cháu tên là gì? Cô bé trả lời: Thưa ngài, tên con là: Clara Einstein ạ.
TRUYỆN THỨ 11: Niels Bohr – nhà vật lý học người Đan Mạch, cha đẻ của Mô hình Bohr về cấu trúc nguyên tử – có thói quen là thường nhắc đi nhắc lại những từ ngữ có liên quan đến lĩnh vực mà mình đang theo đuổi.
Một buổi chiều, khi đang làm việc với nhà vật lý Abraham Pais ở Viện Nghiên cứu Cấp cao Princeton, Bohr bắt đầu chuyển sang trạng thái mê mẩn, ông cứ đi quanh phòng và lẩm bẩm: Einstein.
.
.
Einstein.
.
.
Einstein.
.
.
Einstein.
.
.
Einstein.
.
.
Einstein.
.
.
Đột nhiên, chẳng biết trời xui đất khiến thế nào mà Einstein bỗng xuất hiện trong phòng làm Bohr vô cùng sửng sốt.
Thì ra, ông bạn già tinh nghịch này đã lẻn vào phòng từ lúc nào.
Bohr chưa kịp hỏi gì thì Einstein đã giải thích: “Khổ ghê cơ, bác sỹ của tôi yêu cầu tôi không được mua thuốc lá nữa mà tôi đã trót hứa sẽ làm theo lời ông ấy.
Tuy nhiên, a hơ.
.
.
tôi chưa bao giờ hứa là sẽ không ăn trộm thuốc lá cả”.
Dứt lời, ông lôi ra một hộp thuốc lá và bắt đầu phì phèo.
Cả buổi chiều hôm ấy, Bohr đã vui vẻ cho Einstein trốn trong phòng mình để “tiêu thụ đồ ăn trộm” 😀 Các bạn thân mến, câu chuyện “Einstein tiêu thụ đồ ăn trộm” cũng đã khép lại video của chúng ta ngày hôm nay.
Nếu các bạn thấy yêu thích hãy nhấn nút Like động viên, không yêu thích hãy nhấn nút Dislike và để lại comment góp ý cũng như yêu cầu về các nội dung mà các bạn muốn chúng mình hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới nhé! Cảm ơn các bạn rất nhiều! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những video tiếp theo!!!.