Tập thể dục mang đến cho chó cưng của bạn vô số lợi ích về thể chất lẫn tinh thần Tuy nhiên, thật không tốt khi chú chó có những dấu hiệu luyện tập quá sức.
Hãy cùng Cún yêu tìm hiểu về 5 dấu hiệu này trong video sau đây nhé! Những nguy hiểm khi chó cưng luyện tập quá mức Khi thấy chó cưng gặp tình trạng thừa cân hoặc béo phì, nhiều người nuôi chó thường có suy nghĩ là phải cho thú cưng tập luyện ở cường độ cao ngay lập tức Họ không biết rằng việc này có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho chó.
Ví dụ như chấn thương khớp, chấn thương lưng, suy hô hấp hoặc vấn đề về tim mạch.
Đột quỵ vì thân nhiệt quá nóng cũng là một vấn đề lớn (và thường gây tử vong) đối với những chú chó phải tập luyện quá nghiêm ngặt.
Tập luyện điều độ chính là chìa khóa giải quyết vấn đề này.
Ví dụ như hoạt động đi bộ ít gây ra nguy cơ bị bệnh tim hơn so với chạy.
Nếu muốn bắt đầu một chế độ tập thể dục hợp lý cho chó cưng, bạn cần hiểu rõ về các dấu hiệu cho thấy cún yêu đang bị quá sức.
5 dấu hiệu cho thấy chó cưng đang luyện tập quá mức Tổn thương phần đệm thịt ở chân Đối với một số con chó, chúng vẫn muốn chơi đùa với chủ mà không màng đến việc phần đệm chân bị tổn thương.
Chấn thương loại này có thể cực kỳ đau đớn.
Hãy hình dung nó giống với cảm giác bạn đang đi chân trần với lòng bàn chân bị rách Chúng ta còn có thể mang giày để giảm tổn thương bàn chân Nhưng chó cưng chỉ có thể chịu đựng sự đau đớn khi bước từng bước trên những chiếc chân bị thương Nếu nhìn vào phần đệm thịt bị thương của một con chó, bạn sẽ thấy nó có chỗ tách và vạt da sót lại.
Nó cũng sẽ có màu đỏ hoặc mỏng hơn bình thường nếu bị tổn thương.
Nếu bị nhiễm trùng, bạn sẽ thấy vết sưng hoặc mủ.
Tình trạng này gặp phải nếu chú chó của bạn thường xuyên chạy nhảy Lực ma sát sẽ dần bào mòn phần đệm thịt gây những tổn thương kể trên.
Đau cơ và cứng cơ là những dấu hiệu khác chứng tỏ chó cưng của bạn có thể đang luyện tập quá mức Những cơn đau thường xuất hiện trong thời gian cún cưng nghỉ ngơi sau khi tập thể dục quá mức.
Cơn đau có thể khiến chúng đi lại khó khăn, không thể đi lên hoặc xuống cầu thang, thậm chí bỏ ăn Một vài trường hợp cũng ghi nhận chó cưng khóc khi bị đau cơ nghiêm trọng.
Trong trường hợp xấu nhất, một con chó có thể bị tiêu cơ vân khi gắng sức.
Đây là tình trạng bệnh mà trong đó, các mô cơ bị phá vỡ.
Khi cơ bắp bị hư hại, chó cưng sẽ cực kỳ đau đớn, thậm chí còn gây biến chứng tổn thương thận.
Nhiều người nuôi chó mắc phải hội chứng “chiến binh cuối tuần” (Weekend warrior syndrome).
Nghĩa là trong tuần họ không cho chó cưng tập luyện mà cho tập cường độ cao vào ngày cuối tuần Để phòng tránh đau cơ cho chó, bạn không nên có thói quen nguy hiểm này.
Một số con chó có động lực mạnh mẽ khi chơi cùng với chủ.
Khi đó, chúng sẽ không biết mệt mỏi.
Đó cũng là lúc những chấn thương tiềm tàng có thể xảy ra.
Điều này là mối nguy hiểm thực sự Bạn cần có kế hoạch luyện tập điều độ và hợp lý cho chó cưng của mình.
Nhiệt độ cơ thể tăng cao Kiệt sức và say nắng là những tình trạng cần được quan tâm.
Đặc biệt là trong những tháng nóng.
Nếu nhiệt độ cơ thể vượt qua 41 độ C, chó cưng của bạn có thể bị đe dọa tính mạng.
Bên cạnh việc gây ra chứng tăng thân nhiệt, nhiệt độ cao còn khiến những con chó bị mất nước hoặc khó thở.
Các giống chó Brachycephalic bao gồm Bulldog, Pugs, Pekingese, Boxers và Shih Tzu thậm chí còn có nguy cơ cao hơn vì chúng không thể hạ nhiệt hiệu quả như những con khác Đừng để chó cưng của bạn luyện tập quá lâu dưới thời tiết nắng nóng.
Vì những điều chúng muốn làm không có nghĩa là nó an toàn cho chúng.
Độ tuổi của chú chó cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chúng Những con chó có kích thước nhỏ hoặc chó đã già thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều chỉnh thân nhiệt.
Do đó, tập thể dục quá nhiều cũng có thể khiến chúng bị sốc nhiệt.
Việc tập luyện quá mức có thể gây căng cơ và bong gân ở chó cưng.
Khớp ngón chân của chó đặc biệt nhạy cảm.
Bên cạnh đó, khớp cổ chân và đầu gối cũng có nguy cơ tổn thương.
Khoảng 60% trọng lượng của một con chó được dồn ở 2 chi trước của nó.
Điều này tạo ra áp lực cho các khớp đó.
Ở những con chó có chân sau thẳng, tập thể dục quá mức có thể dẫn đến các tổn thương ở khớp gối Chúng bao gồm căng cơ, bong gân, rách dĩa sụn đầu gối và rách dây chằng gối.
Một số giống chó có nguy cơ bị chấn thương khớp cao hơn những loài khác.
Điển hình là những giống có thân dài và chân ngắn như Basset Hound, Dachshund và chó Bắc Kinh.
Cơ thể chúng có một số khớp với hình dạng bất thường.
Vì vậy, nguy cơ chấn thương khi tập luyện quá sức ở những loài này cao hơn.
Nếu một con chó già bị viêm xương khớp, luyện tập quá mức có thể gây đau ngay lập tức và đẩy nhanh quá trình thoái hóa của các mô khớp Chó con (đặc biệt là các giống chó lớn và khổng lồ) cũng cần luyện tập nhưng không được quá nhiều.
Một con chó bị chấn thương ở chân có thể đi khập khiễng hoặc nghiêng hẳn sang một bên.
Đôi khi, chó cưng sẽ cúi đầu xuống khi đi trên chân lành lặn và ngẩng đầu lên khi chúng đi trên chân bị tổn thương.
Hành vi phản ánh tình trạng tập luyện của chó cưng Bạn cũng cần lưu ý về những thay đổi trong hành vi của cún yêu.
Ví dụ, nếu chó cưng của bạn thường thích chơi với bạn nhưng hôm nay nó lại ngồi phịch xuống vỉa hè và không muốn đi xa hơn thì có thể là do nó đã mệt mỏi vì tập luyện quá mức.
Tập luyện không điều độ là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng trên Mặt khác, xích chó cưng lại trong một giờ đồng hồ không đồng nghĩa với một giờ đồng hồ tập thể dục Chó của bạn cần phải được luyện tập và nghỉ ngơi xen kẽ nhau để có sức khỏe tốt nhất.
Một kế hoạch tập luyện điều độ cho chó cưng là xen kẽ các ngày tập luyện đều đặn (trong 20 phút trở lên) kết hợp với một ngày nghỉ ngơi.
Đó là một ngày chú chó được tự do và không phải tham gia luyện tập theo kế hoạch.
Mỗi con chó có nhu cầu tập luyện khác nhau Chó cần tập thể dục để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần Tuy nhiên, nhu cầu luyện tập còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, giống và độ tuổi của chúng.
Một số con chó phù hợp với yêu cầu tập thể dục cường độ cao, trong khi những con khác thì không Chó săn và chó làm việc có sức chịu đựng cao hơn các giống chó brachycephalic.
Nhận biết các dấu hiệu luyện tập quá sức ở chó cưng là điều quan trọng bạn nên lưu tâm.
Những dấu hiệu này giúp bạn sớm ngăn chặn các vấn đề về sức khỏe trong tương lai.
Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y để xây dựng một kế hoạch luyện tập phù hợp cho người bạn 4 chân của mình.
Hy vọng, bạn đã biết cách nhận biết các dấu hiệu luyện tập quá sức ở chó cưng thông qua video này.
Hẹn gặp lại trong những nội dung thú vị tiếp theo trên kênh Coi là ghiền.
Đừng quên theo dõi kênh bạn nhé!.