Mạng Y Tế, Vì Sức Khỏe Cộng Đồng.
Xin chào tất cả các bạn đã đến với kênh Mạng Y Tế, Vì Sức Khỏe Cộng Đồng Người Việt, Rất mong được sự ủng hộ của tất cả quý vị và các bạn, Để truyền bá những kiến thức đến người dân Việt, Nếu thấy video hay, Thì đừng quên bấm nút LIKE và SUBSCRIBE để ủng hộ kênh nhé! Chào bạn, bạn đang nghe audio trên website mangyte.
vn 5 dấu hiệu vùng bụng cảnh báo bệnh Những cơn đau âm ỉ hay dữ dội, bên phải, bên trái hay vùng giữa bụng, đều là những ám hiệu báo bệnh.
5 dấu hiệu dưới đây, sẽ giúp bạn biết mình có mắc bệnh đường tiêu hóa hay không.
1.
Ợ nóng và biểu hiện đau giữa bụng.
60 triệu người Mỹ có biểu hiện ợ nóng, đã bị đau dạ dày ít nhất mỗi tháng một lần.
Ợ nóng là hiện tượng trào ngược acid, dịch dạ dày, hoặc những thức ăn có trộn acid trong dạ dày, vào thực quản và cổ họng, gây ra cảm giác nóng.
Ợ nóng thường kèm theo cảm giác có vị đắng trong miệng, biểu hiện này thường gặp sau bữa ăn, nhất là bữa ăn thịnh soạn, nhưng nếu thỉnh thoảng nó mới xuất hiện thì không có gì phải lo lắng, nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên, như là một dấu hiệu mạn tính, thì cần phải lưu tâm, vì đây được gọi là trào ngược dạ dày (GERD), có thể dẫn đến bệnh tiêu hóa mạn tính, nếu không được điều trị.
2.
Khó chịu xung quanh rốn.
Nếu khó chịu vùng quanh rốn, xuất hiện cùng lúc với với cơn đau âm ỉ ở vai, đau tăng lên sau bữa ăn nhiều chất béo, thì có thể do sỏi mật.
Phụ nữ trên 40 tuổi, đã sinh con, có nguy cơ sỏi mật lớn hơn khi gặp biểu biện này.
Nguyên nhân là do, sự thay đổi estrogen trong suốt thời gian mang thai.
Những viên đá nhỏ hình thành trong túi mật, có thể không bị phát hiện trong nhiều năm, và thường không đau, trừ khi chúng bị kẹt trong các ống mật.
Khi đó, nó có thể gây đau dữ dội vùng bụng hoặc đau theo chu kỳ.
3.
Đau bụng âm ỉ hay dữ dội.
Đau bụng âm ỉ, nhiều khi đau dữ dội kết hợp với chứng đầy hơi, ợ nóng, chán ăn và sụt cân, là dấu hiệu của loét đường tiêu hóa.
Mỗi năm, 500 nghìn người Mỹ bị loét dạ dày tá tràng, loét niêm mạc dạ dày, loét ruột non không liên quan đến stress.
Thủ phạm chính gây loét, là vi khuẩn gây hại cho niêm mạc dạ dày H.
pylori.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc không steroid chống viêm (NSAID), như aspirin và ibuprofen, cũng là một nguyên nhân, dẫn đến các vết loét không mong muốn ở dạ dày.
Một xét nghiệm máu thông thường tại bệnh viện, hoặc trung tâm y tế, có thể phát hiện bạn có bị nhiễm vi khuẩn hay không.
4.
Đau đột ngột ở vùng dưới bên trái bụng.
Đau đột ngột vùng dưới bên trái bụng, có thể là dấu hiệu viêm túi thừa.
Túi thừa là những túi nhỏ, phồng, có thể được hình thành ở bất cứ nơi nào của ống tiêu hóa, từ thực quản đến dạ dày, ruột non và ruột già.
Túi thừa có thể không bao giờ được biết đến, nếu nó không bị viêm gây đau.
Viêm túi thừa là một rối loạn tiêu hóa, khá phổ biến ở người già, nhưng chỉ 10 đến 20% có biểu hiện viêm, như đầy hơi, đau bụng, chuột rút và táo bón.
Đa phần bệnh viêm túi thừa có thể được điều trị bằng nghỉ ngơi, và tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
5.
Đau vùng bụng dưới bên phải.
Đây là loại đau dạ dày, có thể báo hiệu viêm ruột thừa, đặc biệt nếu kèm theo sốt nhẹ, không kiểm soát được việc đánh hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.
Một gợi ý tiếp theo, để khẳng định cơn đau vùng bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa, là việc đau tăng khi di chuyển, hít thở sâu, ho, hắt hơi.
Viêm ruột thừa xảy ra, khi ruột thừa bị viêm và đầy mủ, do bị nhiễm khuẩn.
Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng đau đớn do viêm ruột thừa, là nguyên nhân hàng đầu trong cấp cứu vùng bụng, bởi nếu ruột thừa bị viêm, không được cắt bỏ kịp thời sẽ gây tử vong.
Lê Thu Lương, (Theo MSN).
Nội dung bài viết đến đây là kết thúc, bạn có thắc mắc, câu hỏi gì xin hãy CHIA SẺ BÌNH LUẬN bên dưới bài viết này.
Mời bạn hãy ĐĂNG KÝ kênh Mạng Y Tế, chia sẻ bài viết này tới bạn bè và theo dõi thêm những audio tiếp theo.
Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn nhiều điều bổ ích.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
.