Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, sao phải mua iPhone khi có thể mua một chiếc Big Cola.
.
.
phone? Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt độc nhất vô nhị, tôi là Chris Chappell.
Tôi có chút hiểu biết về hàng nhái.
Tức là, những thứ trông giống y hàng thật, lại không phải hàng thật, chỉ gần giống thật thôi ấy.
Trên thực tế, khi nói đến hàng nhái Trung Quốc mặc nhiên là vua không cần bàn cãi.
Phần lớn là nhờ hệ thống luật sở hữu trí tuệ lỏng lẻo này, người dân cũng chẳng mấy để tâm đến luật pháp đã ban hành này.
Lại còn hệ thống tòa án Trung Quốc thường ra phán quyết nghiêng về doanh nghiệp nội địa.
Lấy iPhone làm ví dụ.
Uhm, không, không phải cái iPhone đó.
Đó là nhà sản xuất đồ da đánh bại Apple trong cuộc chiến thương hiệu iPhone ở Trung Quốc.
Tôi đang nói về dòng sản phẩm điện thoại cầm tay không có điểm dừng trông giống iPhone của Apple một cách đáng ngờ.
Sau đây là tốp 5 tôi chọn.
Số 5 Oppo Phong Cách Trung Quốc Đây là điện thoại Oppo.
Chỉ lướt qua trang chủ cũng đủ biết họ lấy cảm hứng thiết kế từ đâu.
“Nhưng họ sửa hình dạng nút Home rồi đấy thôi, ” bạn nói.
Đúng vậy, nhưng những điện thoại này— chiếc F3 và F3 Plus— ngoài đó ra trông không khác gì iPhone.
Họ thậm chí còn bắt chước gam màu máy của Apple nữa.
Nhưng sau F3, việc đặt tên trở nên.
.
.
khá dị.
Đây là chiếc A77, chiếc R9s Plus, chiếc A39, chiếc N3, N1 Mini, và còn một cái tên khá vụng nữa, Find 7a.
“Này Siri, hãy tìm Find 7a.
” Số 4 Big Cola Người Trung Quốc thích iPhone.
Nhìn dòng người xếp hàng chờ mua iPhone trong ngày mở bán vài năm trước là hiểu.
Vấn đề là, phần lớn người dân Trung Quốc lại rất nghèo.
78% dân số chỉ kiếm được dưới 10 đô la mỗi ngày, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Xét giá iPhone 7 và 7 Plus tại Trung Quốc đều ở mức khoảng 1000 đô la Mỹ, sẽ thấy có chút khập khiễng.
Đó là lúc Big Cola, hay Dakela xuất hiện.
Nó được thiết kế đặc biệt để thành một chiếc iPhone nhái rẻ tiền— chỉ bằng nửa giá iPhone thật.
Bạn sẽ được nhận miễn phí một chai nhỏ 2 lít khi đặt hai phần pizza cỡ lớn một loại nhân từ Pizza Hut.
Quả là một chương trình khuyến mãi tốt! Trên thực tế, vài năm trước, Big Cola thậm chí đã được ca ngợi là điện thoại iPhone nhái tốt nhất.
Vâng, đây là cả một ngành công nghiệp nghiêm túc ở Trung Quốc.
Nhưng công ty này sau đó đã đóng cửa.
Nguyên nhân do đâu? Người ta chuyển sang mua đồ thật ư? Không.
Những doanh nghiệp khác, lớn hơn, có quan hệ ám muội với chính quyền quyết định tham gia cuộc chơi iPhone giả và rồi chiếm mất thị trường.
Điều đó đưa chúng ta đến với.
.
.
Vị trí số 3 Chiếc Super Nova Điều Big Cola không có chính là quảng bá của tên tuổi lớn trong ngành giải trí mà chỉ các siêu cường viễn thông như Huawei mới lôi kéo nổi.
Đương nhiên, nó là hàng nhái iPhone, nhưng lại được quảng cáo bởi nam thần ca sĩ, Trương Nghệ Hưng.
Không chỉ chiếc Nova.
Chiếc Huawei P10 căn bản cũng là một bản sao khác của iPhone.
Sở hữu hàng của Huawei cũng có mặt tiêu cực.
Chính phủ Mỹ cho rằng Huawei có “liên hệ bí mật với chính quyền Trung Quốc, ” và “Thiết bị viễn thông Huawei có thể lén chứa phần mềm độc hại hỗ trợ tấn công mạng, kể cả hoạt động tình báo và đánh sập hệ thống.
” Nhưng đừng lo, họ đang nói về thiết bị viễn thông của Huawei thôi, chứ không phải điện thoại, mà tôi chắc rất an toàn.
Số 2 iPhone? Khoan, đó là một chiếc iPhone thật? Nó tự nhận là iPhone.
Có logo Apple trên máy.
Nhưng những bạn đọc được tiếng Trung sẽ thấy— nó không phải iPhone.
Chữ viết “Điện thoại nhái iPhone 7 Plus giống nhất.
” Đó không phải tên thương hiệu.
Khẩu hiệu của họ là: “Chúng tôi dẫn đầu ngành sản xuất điện thoại iPhone và Samsung nhái chất lượng cao.
” Và họ đúng là thế thật.
Ngay phía dưới chiếc iPhone 7 giả cũng thiếu giắc cắm tai nghe, khiến trông nó cũng chán y như hàng thật.
Không giắc cắm tai nghe ư? Họ nghĩ gì vậy chứ? Và cuối cùng Vị trí số 1 Điện thoại thông minh thực sự xin hãy đứng lên nào? Được rồi, chiếc này trông không giống iPhone lắm.
Vậy mà, chiếc Baili 100C này lại tố iPhone ăn cắp thiết kế của nó.
Đúng vậy đấy, một hãng điện thoại Trung Quốc bé đến độ, họ thậm chí còn chẳng có trang web riêng, kiện Apple tại một tòa án Bắc Kinh vì ăn cắp thiết kế kinh điển của chiếc Baili 100C này.
Sự châm biếm đã chết.
Và đương nhiên, Cục Sở Hữu Trí Tuệ Bắc Kinh ra phán quyết có lợi cho công ty Trung Quốc.
Họ cho biết, “iPhone 6 và iPhone 6 Plus của Apple chỉ có chút khác biệt nhỏ so với chiếc Baili 100C.
Khác biệt nhỏ đến mức khách hàng phổ thông không thể nhận ra.
” Kết quả ư? Apple bị cấm bán iPhone 6 ở Bắc Kinh.
Tất nhiên, Apple ngay lập tức kháng án, và không có trở ngại cho người dùng khi mua iPhone thật.
Rốt cuộc thì Apple vẫn thắng.
May là lúc đó Baili cũng đã sức cùng lực kiệt.
Nhưng nếu hàng nhái của một doanh nghiệp Trung Quốc không còn sức hoạt động có thể kiện Apple ăn cắp thiết kế và thắng, dù chỉ trong phút chốc.
.
.
thì tôi thực sự không biết việc đó nói lên gì nữa.
Các bạn nói tôi biết nó có ý nghĩa gì nhé? Hãy để lại bình luận bên dưới.
Cảm ơn đã theo dõi tập này của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt.
Một lần nữa tôi là Chris Chappell.
Hẹn gặp lại.
.