Việc đưa ra quyết định rất quan trọng đối với các doanh nhân, là nhân tố dẫn đến sự thành bại của doanh nghiệp Một lựa chọn đúng đắn có thể đem lại cho họ tột đỉnh vinh quang.
Ngược lại, chỉ một nước cờ sai cũng khiến sự nghiệp của họ chao đảo.
Những nhà đầu tư đại tài như tỷ phú Warren Buffett hiểu rõ điều này hơn ai hết.
Hãy cùng Tony Xin chào tìm hiểu về 6 sai lầm thường gặp trong quyết định kinh doanh mà Warren Buffett đưa ra, bạn nhé! Warren Buffett từng kể: Việc theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo có thể là động cơ thúc đẩy chúng ta cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu.
Người theo đuổi chủ nghĩa này được gọi là những người cầu toàn.
Mặt khác, nó có thể trở thành trở ngại nếu ta lấy lý do cầu toàn để bao biện cho sự do dự hay dao động.
Nhất là trong việc đưa ra quyết định kinh doanh, điều này còn gây ảnh hưởng không nhỏ Người đi theo chủ nghĩa hoàn hảo có xu hướng trì hoãn hơn những người khác.
Lý do là họ sợ bị từ chối, chê bai và thất bại.
Sẽ luôn có thứ gì đó phải sửa chữa, thay đổi và họ sẽ không thực hiện nếu chưa thấy hài lòng.
Nhiều người lãnh đạo cho rằng doanh nghiệp sẽ phát triển tốt khi họ là người cầu toàn.
Nhưng sự thật là cầu toàn không làm nên sự hoàn hảo Mặt trái của việc mất thời gian để làm điều gì đó thật hoàn hảo là khiến bạn làm việc ít hiệu quả đi.
Charlie Munger, cánh tay phải đắc lực của Warren Buffett đã nói: Một số người tin rằng cách tốt nhất để không dẫn đến quyết định sai lầm là không đưa ra quyết định nào cả.
Điều này có thể đúng trong một số trường hợp.
Nhưng trong kinh doanh, việc né tránh đưa ra quyết định là một sai lầm trầm trọng.
Đôi khi, việc bạn chọn phương án nào không quan trọng, quan trọng là bạn phải chọn.
Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định.
Đôi khi bạn phải chấp nhận rủi ro để tìm được hướng đi đúng cho mình Những lựa chọn tệ nhất đôi khi cũng có thể trở thành cơ hội tuyệt vời để bạn học hỏi.
Bởi vậy, để một lần quyết định đúng, bạn phải trải qua nhiều quyết định sai.
Đôi khi quá trình ra quyết định cũng giống như một cuộc chiến nội tâm.
Sự thiếu quyết đoán chính là kẻ đánh cắp những cơ hội của bạn Warren Buffett từng nói: “Ý tưởng của tôi về việc ra quyết định theo số đông là bằng cách nhìn vào trong gương”.
Theo lối tư duy thông thường, nếu có nhiều người chọn thứ gì đó, tức là nó đúng Bởi con người luôn muốn hướng đến lẽ phải nên thường chọn theo ý kiến số đông Nhưng nếu đưa ra quyết định theo ý người khác thì chẳng phải bạn đang xem thường bản thân hay sao.
Đây là hành động bạn tự cho phép mình núp dưới cái bóng của người khác.
Ý kiến được đưa ra bởi nhiều người chưa chắc đã hợp lý bằng ý kiến được đưa ra bởi một cá nhân Nếu cứ mãi đi theo người khác thì bạn không bao giờ trở thành người dẫn đầu được.
Bên cạnh đó, nhiều người quyết định theo số đông bởi họ thiếu sự quyết đoán và muốn trốn tránh trách nhiệm.
Khi thất bại xảy đến, “tội lỗi” chia đều cho cả nhóm, không cá nhân nào phải đứng ra “hứng mũi chịu sào” cả.
Tóm lại, nếu chỉ đi theo đám đông, bạn sẽ là một con người mờ nhạt và thụ động trong mọi tình huống Thời gian là thước đo chính xác để biết được thứ gì đó quan trọng với bạn như thế nào.
Bạn càng dành nhiều thời gian suy nghĩ về nó, chứng tỏ nó càng có ý nghĩa với bạn.
Ra một quyết định chu đáo là điều tốt.
Nhưng suy nghĩ quá lâu trước khi ra quyết định lại là điều đặc biệt không nên đối với một nhà lãnh đạo.
Nhà thơ người Đức Johann Wolfgang von Goethe từng nói: Có nhiều người vì sợ thất bại nên trước mỗi quyết định lại suy nghĩ tới lui.
Và cuối cùng họ vẫn không thể đưa ra một quyết định rõ ràng nào Cuối cùng, khi đã sắp hết thời gian, họ mới miễn cưỡng đưa ra lựa chọn theo cách này hoặc cách khác.
Nhưng chưa chắc nó đã có hiệu quả hơn so với khi bạn ra quyết định vào thời điểm sớm hơn.
Làm thế nào để ra một quyết định nhanh chóng nhưng không vội vàng mà vẫn chính xác? Trước tiên, bạn phải hiểu được mục tiêu mà hình đang hướng đến là gì.
Nếu đích đến của bạn vẫn còn mơ hồ, việc ra quyết định nhanh chóng sẽ càng khó khăn Bên cạnh đó, hãy xác định những thứ mà bạn ưu tiên.
Khi các ưu tiên được vạch ra rõ ràng, bạn sẽ đi đến quyết định dễ dàng hơn Tính quyết đoán là yếu tố quan trọng để thành công.
Sự chần chừ sẽ đánh cắp thời gian và lãng phí cơ hội của bạn.
Trực giác hoặc linh cảm thường bị mọi người cho là mê tín, không đáng tin cậy.
Nhưng nó lại là thứ bổ trợ quan trọng trong nhiều quyết định.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã công nhận rằng người thành công thường dựa vào trực giác của mình.
Diễn viên Arnold Schwarzenegger đồng ý với điều này.
Ông nói: “Đừng quan trọng hoá mọi thứ.
Nếu không đầu óc bạn sẽ không có lúc nào được thư giãn.
Điều này không có nghĩ là bạn không cần sử dụng lý trí của mình.
Nhưng một phần trong chúng ta cần vượt qua mọi thứ nhờ bản năng”.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng con người thường đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi ít phân tích, cân nhắc hơn.
Thoạt nhìn điều này có vẻ đáng ngạc nhiên.
Nhưng tất cả mọi người đều có cả trực giác lẫn khả năng phân tích Trực giác là tổng hợp tất cả những điều con người từng trải qua.
Nó là sản phẩm của quá trình học tập vô thức.
Bất kỳ ai tin rằng họ cần phân tích mọi vấn đề đều có thể mất khả năng lắng nghe trực giác của mình.
Trong một số trường hợp, sử dụng trực giác để đưa ra quyết định là rất cần thiết.
Nhưng trong một số khác, một bảng checklist lại vô cùng quan trọng Ông Charlie Munger giải thích: “Tôi tin rằng mọi vấn đề khó khăn đều có thể được giải quyết nếu sử dụng checklist.
Nếu không, bạn sẽ có khả năng bỏ lỡ những đầu mục quan trọng”.
Trong các quy trình làm việc thông thường, quả nhiên checklist là thứ thật cần thiết Nó giúp bạn kiểm soát công việc để không có vấn đề gì sai hay bị bỏ sót.
Ví dụ, một phi công không bao giờ được phép cất cánh trước khi học hoàn thành một bảng checklist Điều này giảm nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn đáng tiếc Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy tỷ lệ lỗi trong một cuộc phẫu thuật thấp hơn khi bác sĩ tuân thủ checklist trước đó.
Có thể nói, checklist chính là kết quả của những sai lầm trong quá khứ được liệt kê ra để không bao giờ tái phạm Hy vọng với những thông tin trên của Tony Xin chào, bạn đã hiểu được những sai lầm thường gặp trong việc đưa ra quyết định từ Warren Buffett.
Đồng thời rút ra những bài học bổ ích cho bản thân trong kinh doanh.
Đừng quên Like và theo dõi kênh Tony Xin chào để đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác về kinh doanh và khởi nghiệp, bạn nhé!.