Xin chào các bạn! Có lúc, bạn ngạc nhiên vì những hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm, và bạn nghĩ có lẽ chúng là những màng ảo thuật.
Nhưng thực tế, đó đều là các hiện tượng khoa học thú vị.
MangoVid Thí nghiệm đầu tiên, chúng ta cần một tờ giấy tập và một ly thủy tinh chứa đầy nước, bạn cũng có thể sử dụng lon nước ngọt nếu muốn.
Tiếp theo, ta tìm một mặt bàn phẳng và láng mịn, trải tờ giấy ra ở phía cạnh bàn rồi đặt ly nước lên trên.
Bây giờ, bạn có thể lấy tờ giấy ra mà không chạm tới ly nước không? Nếu chúng ta rút tờ giấy ra một cách từ từ thì rất có thể sẽ làm rơi ly nước.
Tuy nhiên, nếu ta rút thật nhanh tờ giấy thì ly nước vẫn ở yên tại vị trí ban đầu mà không hề bị đổ.
Với cách này, bạn đã hoàn thành được thử thách của mình.
Trong trường hợp bạn rút giấy ra từ từ, lực ma sát nghỉ tạo ra giữa đáy ly và giấy sẽ làm ly di chuyển theo và rơi xuống đất.
Nhưng khi ta rút giấy một cách đột ngột, lực ma sát tạo ra lúc giấy di chuyển từ đứng yên sang chuyển động nhanh sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với lực quán tính đứng yên của ly.
Do đó, ly nước vẫn giữ nguyên vị trí và tờ giấy đã được rút ra một cách dễ dàng.
Bạn chuẩn bị hai chai nước có đáy bằng, cho nước vào cả hai và đặt chúng trên cùng một mặt phẳng.
Nếu chai được đổ đầy nước, khi ta nghiêng với một góc nghiêng chưa đến 20 độ thì chai nước đã bị ngã ngay lập tức.
Nhưng khi chai chỉ có một ít nước bên dưới đáy.
Trong trường hợp này, bạn có thể nghiêng tới hơn 40 độ mà chai vẫn không bị ngã, mặc dù góc nghiêng này lớn hơn nhiều so với ban đầu.
Nếu ta thử đổ hết nước trong chai đi thì sao? Bạn thấy, chai lại rất dễ bị ngã khi nghiêng một góc nhỏ.
Để giải thích cho thí nghiệm này, ta hãy tìm hiểu về quy tắc con lật đật.
Khi trọng tâm của vật càng thấp thì vật sẽ càng khó bị ngã hơn.
Ở đây, chai nước đầy hoặc không có nước sẽ có trọng tâm cao và chai ít nước sẽ có trọng tâm thấp hơn.
Chính vì vậy, bạn có thể nghiêng chai ít nước này với góc nghiêng lớn hơn nhiều so với hai trường hợp kia mà vẫn không hề bị ngã.
Điều đó cũng được giải thích tương tự trong thí nghiệm sau: Chúng ta lấy hai cái nĩa, đan chéo các răng ở đầu nĩa vào nhau một cách thật đồng đều như bạn thấy.
Sau đó, dùng một tăm tre, ghim vào chính giữa điểm tiếp xúc của hai nĩa.
Bây giờ, bạn cẩn thận đặt đầu tăm còn lại lên miệng ly.
Bạn thấy, hai chiếc nĩa được treo một cách thăng bằng và không bị đỗ.
Trong thí nghiệm này, vì trọng tâm của hai nĩa được tạo ra thấp hơn điểm tựa của nó ở mép ly.
Do đó, hai nĩa đã tạo được trạng thái cân bằng ổn định như thế.
Nếu ai đó đã bỏ một quả trứng vào ly nước và nó đã chìm xuống đáy.
Nếu không đổ nước đi bạn sẽ làm cách nào để lấy được quả trứng ra với cái muỗng ngắn này mà không bị ướt tay? Chúng ta sẽ sử dụng muối ăn hoặc đường, cho vào nước trong ly.
Khi muối tan trong nước, lúc bấy giờ tỉ trọng của dung dịch nước muối sẽ tăng lên, nó tăng đến khi đạt giá trị lớn hơn tỉ trọng của quả trứng.
Lúc đó, bạn sẽ thấy quả trứng từ từ nổi lên trên.
Bây giờ, chúng ta có thể dùng muỗng để múc quả trứng ra một cách dễ dàng.
Với thí nghiệm này, chúng ta cần một bánh xe đạp, bạn có thể lấy nó từ chiếc xe đạp đang chạy của mình.
Dùng cờ lê, tháo hai ốc ở chân kiếm, lấy bánh trước của nó ra rồi treo lên một sợi dây tại vị trí một bên của trục bánh xe như bạn thấy.
Bình thường, bánh xe sẽ nằm ngang như thế.
Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng tay giữ bánh xe ở vị trí đứng và xoay mạnh để nó quay thật nhanh.
Và khi ta buông tay ra, mặc dù bánh xe chỉ được treo một bên nhưng nó không bị lật xuống mà vẫn nằm lơ lững và đánh võng theo đường tròn quanh sợ dây.
Đây là hiện tượng rất thú vị của con quay hồi chuyển.
Dù trọng lực kéo bánh xe xuống, nhưng khi ta xoay bánh xe, lực momen xoắn tạo ra giúp bánh xe không bị ngã.
Dưới tác dụng của lực ma sát, theo thời gian bánh xe sẽ đánh võng để đi về trạng thái cân bằng như lúc ban đầu.
Đó là trạng thái nằm ngang vào lúc mới treo.
Chắc bạn đã từng gặp thí nghiệm người ta thắp một ngọn nến, đặt trên mặt nước và úp một chiếc ly lên nó.
Bạn thấy, ngọn nến sẽ từ từ tắt đi và mực nước trong ly sẽ dâng lên cao hơn bên ngoài.
Chúng ta có thể dễ dàng giải thích hiện tượng xảy ra này: Khi ta úp ly lên, lượng khí oxy trong ly sẽ bị ngọn nến đang cháy sử dụng dần dần đến hết và làm ngọn nến tắt đi từ từ.
Vì ngọn nến đang tắt dần nên không khí bên trong ly cũng nguội đi, co lại và giảm thể tích.
Từ đó, nó sẽ kéo nước vào trong.
Chính vì vậy mà bạn thấy nước trong ly dâng cao hơn bên ngoài.
Bạn có thể tiến hành các thí nghiệm khoa học này tại nhà và giải thích về hiện tượng xảy ra với mọi người xung quanh.
Hy vọng bạn thích các thí nghiệm trong video.
Hãy chia sẽ với bạn bè của mình nhé! Tạm biệt các bạn!.