Sinh ra trong gia đình nghèo khó, cha mất sớm, phải bỏ học từ nhỏ để đi làm thuê lấy tiền chăm lo cho gia đình Trải qua tuổi thơ với nhiều khó khăn vất vả, đến sau này khi đã là tỷ phú, ông vẫn luôn giữ thói quen sống đơn giản, tiết kiệm Cố gắng chi tiêu ít cho quần áo nhưng hãy lựa chọn những trang phục chất lượng tốt, thể hiện khí chất của bạn Ông có lối sống giản dị, thậm chí ông còn đeo chiếc đồng hồ Citizen có giá 50 USD trong nhiều năm Lý Gia Thành luôn coi trọng chữ tín Ông từng nói: “Cả đời tôi làm kinh doanh, cũng chẳng có thành tựu gì lớn lao ngoài việc làm bất cứ việc gì cũng phải giữ chữ tín” “khi bạn để mất chữ tín và danh dự của mình thì cho dù có đánh đổi bao nhiêu công sức và tiền bạc cũng chẳng thể lấy lại được” Ông coi uy tín và danh tiếng như chìa khóa thành công ông nói: “Bất cứ khi nào tôi nói ‘vâng, với ai đó, thì đó là một hợp đồng” Năm 1956, ông từ chối một đề nghị mang lại thêm 30% lợi nhuận vì đã hứa miệng với người mua khác Ông thường nói: “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người, muốn đạt được thành quả ngon ngọt thì không thể thiếu sự kiên nhẫn” Kiên trì, nhẫn nại, nghiên cứu nắm vững xu thế phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu từ đó khiến người khác từ “tâm phục” đi tới “phục tùng” Một điều tối kị đối với người làm kinh doanh đó là nóng vội bất kể làm việc gì Lý Gia Thành cũng suy xét rất kĩ lưỡng.
Ông luôn biết lắng nghe ý kiến người khác “Thiện mưu sự, tất thành công”, chỉ khi nào nhận thấy sự phán đoán của mình là xác đáng, khi đó mới nên hành động Lý Gia Thành luôn dạy cho con cái biết tầm quan trọng của năng lực tự lập Ngay từ khi con còn nhỏ, ông đã đưa các con đến khu người nghèo đưa chúng đi xe điện và xe buýt, để hiểu được cái nghèo, cảm thông với người nghèo Ông cũng ít khi cho con tiền tiêu vặt, mà để chúng tự kiếm tiền bằng những giúp việc vặt hoặc đi làm thêm Ông không cho con vật chất một cách dễ dàng theo ông nếu dễ dàng với chúng, chúng sẽ không phát triển từ gốc, để thành một cái cây to lớn được, và khi gặp khó khăn vấp ngã, chúng không tự đứng lên được Chỉ khi trải qua những thăng trầm, đắng cay, mặn ngọt của xã hội thì đến lúc thành công mới có thể cảm nhận được cảm giác hạnh phúc Khi hai con trai dần trưởng thành và bước vào đại học, ông đã đưa họ đến những cuộc họp của công ty mục đích để biết kinh doanh không đơn giản, mà phải bỏ nhiều công sức, nhiều cuộc họp, và cần nhiều người giúp đỡ để hoàn thành Dạy chúng nhận thức rõ kiếm tiền không phải chuyện dễ.
Kinh doanh luôn có những khó khăn, vất vả cần phải vượt qua Đồng thời ông cũng là tấm gương chăm chỉ, nỗ lực làm việc mỗi ngày để các con noi theo Theo ông, con người muốn thành công phải học cách đối mặt với mọi thứ về cuộc sống và xã hội một cách độc lập, càng sớm càng tốt.
với khát khao muốn thay đổi cuộc sống, nên ông luôn không ngừng học hỏi Ông là người ham đọc sách, và có khả năng tự học cao Ông thậm chí đã tự học kế toán từ giáo trình và tự hoàn thành sổ kế toán của công ty Trường Giang trong năm đầu tiên Theo ông: “Sự tương quan giữa kiến thức và kinh doanh là chìa khóa dẫn đến thành công gần hơn bao giờ hết và ông tin kiến thức có thể thay đổi cuộc sống Ông quan niệm: “Học tập là nền tảng để tạo dựng một nhân cách, một tổ ấm và một tương lai xán lạn” Lý Gia Thành cho rằng: Giáo dục chính mình luôn là một quyết định đúng đắn Ngay cả khi phải đi vay tiền để học, thì cũng nên đầu tư Đầu tư cho việc học tập và giáo dục bản thân sẽ trau dồi thêm cho bạn nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề để có thể kiếm thêm nhiều thu nhập trong tương lai Biết thêm nhiều tri thức cũng khiến bạn được nể trọng hơn.
chỉ cần có tiền, là ông sẽ đi mượn sách và cố gắng ghi nhớ toàn bộ những điều cần thiết vào trong đầu rồi mới đổi lại một quyển khác Cho đến tận bây giờ, ông vẫn duy trì thói quen đọc sách trước khi đi ngủ Ông nói: “Trí thức có thể không quyết định được cả đời này của chúng ta có thể giàu có hay không, nhưng sẽ quyết định được cả đời này chúng ta phát hiện được bao nhiêu cơ hội” Lý Gia Thành không ngại dấn thân vào những khó khăn, gian khổ, mà luôn lấy đó làm mảnh đất tốt để rèn luyện trí lực và tầm nhìn Ông cho rằng: phải luôn chứng minh được mình “mạnh” – mới là cái gốc để có được những “bạn chơi” tốt Biết cân bằng bản thân trong mọi trường hợp, đồng thời học cách “luyện gan” để đủ sức đương đầu với khó khăn và thực hiện những mục đích lớn Biết khó mà vẫn làm, biết gian nan mà kiên trì thử thách, đó mới là cái dũng của người dám đương đầu với thử thách Nhưng cũng cần cái trí của một người bản lĩnh để nhìn nhận đúng cục diện của bản thân, đưa ra những quyết định sáng suốt, không tự đâm đầu vào ngõ cụt.
Khi gặp các biến cố trong thị trường ông cũng không bị lung lay.
“Tôi không quá lạc quan khi thị trường tốt, cũng không quá bi quan khi thị trường đi xuống”.
Khi đối mặt với các vấn đề khó, ông luôn biết phân định tình hình để kịp thời đưa ra lựa chọn sẽ “biết khó mà lên” hoặc “bỏ binh giữ Tướng”.
Ông vừa có cái dũng của một nhà kinh doanh, vừa có mưu lược của một nhà lãnh đạo đại tài.
Khả năng dùng người là một thế mạnh của Lý Gia Thành Theo ông người làm kinh doanh giỏi chính là người biết phát huy tốt nhất tài năng của người dưới quyền, trọng dụng và tạo điều kiện để họ thể hiện hết năng lực.
Chân thành, tin tưởng khiến họ luôn cảm thấy yên tâm mà dốc sức cho mục đích của doanh nhân Mất đi lòng tin của cấp dưới đồng nghĩa với việc tự mình chặn đứt con đường tương lai của mình Ông luôn chân thành trong ứng xử với mọi người, xem họ như người thân “cùng hưởng lợi nhuận”, “thà mình chịu thiệt, không để thiệt người”, không dồn người khác vào con đường chết Lý Gia Thành là người rất hiểu đạo lý: hợp tác với người khác, nếu lấy 7 phần hợp lý, 8 phần cũng được, vậy thì ông chỉ lấy 6 phần.
Luôn lấy lợi nhuận thấp đi một chút, để đối tác kiếm được nhiều hơn hai phần, như vậy mọi người sẽ thấy hợp tác với ông sẽ có lợi thế nên càng có nhiều người muốn hợp tác với ông, từ đó ông sẽ có nhiều mối làm ăn hơn.
Nhờ quan điểm này mà Lý Gia Thành không những đạt được mục đích mà còn xây dựng được tiếng tốt để đời Ông hiểu sâu một đạo lý rằng, dù làm kinh doanh, hay làm người, thì bí quyết quan trọng nhất là không để mình bị lợi ích thao túng mà phải tận dụng lợi ích để dùng người cho thành công.
.