Cuộc chiến thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc trở thành vấn đề nóng trên toàn cầu bởi đây là hai nền kinh tế có sức ảnh hưởng rất lớn Sau quá trình cải cách, nền kinh tế Trung Quốc dần phát triển, thậm chí tăng trưởng vượt bậc.
Thành tựu này dần đưa Trung Quốc đến vị trí thứ hai, chỉ sau Mỹ, trong danh sách những nền kinh tế lớn nhất thế giới Cùng Tony Xin chào tìm hiểu 8 điều bạn cần biết về nền kinh tế của đất nước tỷ dân này nhé! Từ những năm 1820, Tổng thống Mỹ Monroe đã có một tầm nhìn vượt ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ Ông thấy được một thế cục kinh tế khác hoàn toàn so với chúng ta thấy ngày nay.
Thời điểm đó, Hy Lạp bắt đầu có các cuộc nổi dậy chống lại đế chế Ottoman.
Brazil tuyên bố độc lập và tách khỏi Bồ Đào Nha.
Đồng thời, tuyến đường sắt hiện đại đầu tiên của thế giới được mở ra ở Anh – nơi tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên Trong khi đó, Trung Quốc, nơi triều đại nhà Thanh đã phát triển hơn 300 năm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP toàn cầu 200 năm sau, cuộc cách mạng công nghiệp lần tư của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo kinh tế và các chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới.
Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (và lớn nhất nếu tính theo tỷ lệ PPP).
Tuy nhiên nó đã bị tụt lại phía sau từ cuối thế kỷ 19 – thời điểm bùng nổ một số cuộc cách mạng công nghiệp phát triển ở phương Tây Tuy nhiên, Trung Quốc đã thực hiện những cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978.
Đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển vượt bậc, trở thành “con rồng châu Á” của Trung Quốc.
Khi bắt đầu các cuộc cải cách năm 1978, Trung Quốc là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu.
Đất nước này có mức GDP bình quân đầu người tương tự Zambia – thấp hơn một nửa mức trung bình của châu Á.
Đồng thời, con số ấy còn thấp hơn 2/3 mức trung bình của châu Phi.
Từ năm 1978 – 2014, Trung Quốc “trở mình”, đạt mức tăng trưởng GDP trung bình gần 10% mỗi năm Mức tăng GDP bình quân đầu người gần gấp 49 lần.
Từ 155 USD (năm 1978) lên 7.
590 USD vào năm 2014 Sự cố gắng của chính phủ đã giúp 800 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Đây thực sự là một thành tích đáng nể Ở các trung tâm đô thị, sự nghèo đói hầu như đã được xóa bỏ hoàn toàn.
Tuy nhiên, sự phát triển của Trung Quốc lại không đồng đều giữa các vùng miền.
Các trung tâm kinh tế tập trung và được chú trọng thúc đẩy ở vùng ven biển phía đông Ngược lại, kinh tế ở khu vực nông thôn phía tây bị tụt lại phía sau.
GDP bình quân đầu người hiện tại ở những nơi này vẫn dưới mức trung bình thế giới Đặc biệt, việc LHQ đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo trên toàn cầu có sự đóng góp không nhỏ của Trung Quốc.
Quốc gia này chiếm hơn 75% tỷ lệ giảm đói nghèo trên toàn cầu trong giai đoạn 1990 – 2005.
Mặt khác, sự phát triển của tầng lớp trung lưu tại Châu Á đã củng cố sự hội tụ kinh tế toàn cầu và giảm bất bình đẳng giữa các quốc gia.
Cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã trở thành trung tâm sản xuất của thế giới Quốc gia này được ví như là “đại công xưởng” chuyên sản xuất hàng hóa giá rẻ, dẫn đầu xuất khẩu Đặc biệt, các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc luôn đa dạng mẫu mã và chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu.
Do đó, chiến lược tăng trưởng chủ yếu của Trung Quốc là lắp ráp và bán hàng hóa giá rẻ ra thế giới.
Ban đầu, chiến lược này không được thuận lợi.
Năm 1978, khi bắt đầu cuộc cải cách kinh tế hơn 3/4 các công xưởng sản xuất công nghiệp nằm trong tay các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.
Nông nghiệp tập thể là chuẩn mực Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, giá cả đã dần được tự do hóa (theo hệ thống giá kép ban đầu, cho phép hạn ngạch và giá thị trường).
Các chính quyền địa phương được trao quyền tự chủ tài chính lớn hơn.
Đồng thời, chính phủ lâm thời tạo điều kiện khuyến khích và thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Điều này cũng thôi thúc nền kinh tế tư nhân phát triển, thoát khỏi sự kìm kẹp của nền kinh tế tập trung.
Đồng thời, đất nước được mở cửa để giao dịch ngoại thương quốc tế với sự hỗ trợ và ra đời của một hệ thống ngân hàng khép kín nhưng hiện đại hơn Năm 2018, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm nhất kể từ năm 1990.
Trong quý I của năm 2016, mức tăng trưởng GDP là 6, 7%.
Xét trên ba thành phần chính góp phần cho sự tăng trưởng GDP là sức lao động, năng suất và vốn đầu tư.
– Về sức lao động: Dân số Trung Quốc đạt đỉnh điểm vào năm 2012.
Hệ quả dẫn đến lực lượng lao động của nước này hiện đang giảm – Về năng suất: Trung Quốc đang tiến tới quá trình đổi mới công nghệ.
Điều này giúp sự tăng trưởng trong năng suất lao động không còn xuất phát từ việc chuyển giao tri thức mà từ sự đổi mới, sáng tạo Theo các chuyên gia kinh tế, năng suất lao động tăng mạnh từ nền tảng cơ sở vật chất thấp là bình thường.
Khi đó, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản là động lực chính để cải thiện năng suất lao động.
Tuy nhiên, việc tiếp tục duy trì sự tăng trưởng mới là khó khăn.
Việc chuyển từ tăng trưởng do đầu tư sang mô hình dẫn đầu về năng suất có thể giúp GPD của Trung Quốc tăng thêm hơn 5, 6 nghìn tỷ USD vào năm 2030 – Về vốn đầu tư: Với mức đầu tư cao khoảng 50% GDP, Trung Quốc sẽ khó duy trì tăng trưởng GDP.
Đặc biệt trong bối cảnh tổng nợ công đã đạt tới 237% GDP (Q1 2016), tăng từ 148% vào cuối năm 2007 Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư trong nước đang tăng trưởng trở lại.
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng GDP đã đạt gấp đôi trong quý IV năm 2015 Mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ các hoạt động xây dựng phát triển bất động sản tại Trung Quốc Từ năm 2010 đến 2012, các doanh nghiệp tư nhân đóng góp từ 2/3 đến 3/4 vào tổng GDP của Trung Quốc.
Đồng thời chiếm 90% tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc Nhân lực có trình độ đại học hiện góp phần lớn trong việc tăng trưởng GDP.
Trong đó, khối ngành dịch vụ tài chính chiếm hơn 80% lợi nhuận kinh tế Nhân lực đại học cũng có tỷ lệ việc làm lớn nhất (36, 1%) so với 33% trong nông nghiệp và 30, 3% trong công nghiệp – theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Mặt khác, ngành dịch vụ cũng mang đến nhiều cơ hội việc làm tại Trung Quốc.
Sản lượng dịch vụ tăng 1% tạo ra một triệu việc làm Chi tiêu tiêu dùng dần đổ vào các ngành dịch vụ.
Ví dụ, các hộ gia đình thành thị dành 40% tiêu dùng cho các dịch vụ như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giải trí và du lịch.
Tăng từ 20% so với 20 năm trước.
Tỷ lệ tiêu dùng hiện đã tăng trong 5 năm liên tiếp và chiếm 13, 6% GDP của Trung Quốc Sự tăng trưởng chậm lại đặc biệt ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nặng như sắt thép, than, xi măng Đây là lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược đối với chính phủ.
Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng ở trong nhóm này.
Lĩnh vực công nghiệp nặng hiện cho thấy công suất vượt mức và năng suất thấp Kể từ những năm 1990, các DNNN đã được hợp nhất thông qua việc đóng cửa và sáp nhập.
Nhưng việc giảm quy mô này đã dừng lại vào giai đoạn năm 2007-2008 khi chính phủ triển khai một chương trình bù đắp các tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu Các DNNN có lợi nhuận thấp hơn các công ty tư nhân.
Đặc biệt, tỷ lệ các DNNN thua lỗ đã tăng lên kể từ năm 2010.
Các doanh nghiệp này tiếp tục hoạt động không có hiệu quả.
Hậu quả dẫn đến những vụ thua lỗ và phá sản vào năm 2019.
Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tỷ lệ phá sản cao nhất.
Sự tăng trưởng trong ngành dịch vụ được phản ánh qua sự tăng trưởng, tích lũy của cải và thu nhập hộ gia đình.
Người tiêu dùng Trung Quốc đang chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ và trải nghiệm lối sống.
Điều này cho thấy người tiêu dùng đang có sự dịch chuyển từ phân khúc bình dân sang cao cấp Hơn thế nữa, hạnh phúc và một cuộc sống cân bằng đang ngày càng được đánh giá cao khi tầng lớp trung lưu Trung Quốc có những bước tiến trong thu nhập.
Tuy nhiên, theo truyền thống, việc tiết kiệm vẫn còn tương đối quan trọng đối với người dân Trung Quốc.
Năm 2014, Trung Quốc có tỷ lệ tiết kiệm gần 50% GDP.
Thói quen này khiến cho quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế hướng sang xuất khẩu trở nên khó khăn hơn.
Trung Quốc có một tầm ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu Kể từ năm 2010, Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới và là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai Các đối tác xuất khẩu chính của Trung Quốc là Mỹ (17%), Liên minh châu Âu (15, 9%), Hồng Kông (15, 5%), Nhật Bản (6, 4%) và Hàn Quốc (4, 3%).
Trong đó chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất là: 94% hàng hóa sản xuất, 3, 2% nông sản và 2, 7% nhiên liệu và sản phẩm khai thác.
Trung Quốc là một trong những chủ đầu tư, đồng thời cũng là quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất Chỉ riêng năm 2018, dòng vốn FDI từ Trung Quốc đã tăng 15% so với năm 2017 và đạt tới 116 tỷ USD Mỹ Trung Quốc cũng có trữ lượng ngoại hối lớn nhất thế giới, ước tính khoảng 3, 21 nghìn USD.
Hơn nữa, từ năm 2005 – 2016, tổng số hoạt động đầu tư và xây dựng toàn cầu của Trung Quốc lên tới khoảng 1, 2 nghìn tỷ USD.
Phần lớn nguồn vốn này được đầu tư vào các quốc gia ở Châu Á, tiếp theo là châu Phi cận Sahara, Châu Âu và Bắc Mỹ Đến năm 2030, Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới Nhưng trong kế hoạch ngắn hạn, Trung Quốc cần giải quyết một số vấn đề.
Cụ thể như tạo điều kiện cho tiêu dùng trong nước phát triển, thay đổi tư duy tài chính để mức tiết kiệm thấp hơn, giảm mức nợ công, cải cách doanh nghiệp nhà nước… Với tham vọng lớn và chính sách khôn ngoan của chính phủ Trung Quốc, chắc hẳn việc nền kinh tế của đất nước tỷ dân này tăng trưởng mạnh trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không còn xa nữa.
Đừng quên theo dõi Tony Xin chào để cập nhật những thông tin khác về kinh doanh và khởi nghiệp, bạn nhé!.