9 DẤU HIỆU PHÂN BIỆT CẢM LẠNH VỚI CẢM CÚM Cảm lạnh và cảm cúm vẫn thường bị nhầm lẫn với nhau, dẫn đến điều trị sai và dùng sai thuốc Bài viết sau sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt hai chứng bệnh thường gặp này.
Khi thời tiết giao mùa, nhiều người thường gặp phải những vấn đề về sức khỏe như các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn Đây cũng là thời điểm dịch cúm vào mùa.
Nhưng các triệu chứng của cảm cúm thông thường và cảm lạnh hay khiến con người bị nhẫm lẫn, dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn.
Nhưng làm thế nào để biết bạn đang mắc bệnh cảm cúm hay cảm lạnh, bởi có nhiều bệnh nhiễm trùng thường xuất hiện triệu chứng giống cúm, cần phải loại trừ căn nguyên gây bệnh để chẩn đoán và điều trị đúng mới khỏi bệnh.
Tiến sĩ Sherif Mossad thuộc Cơ quan quản lý bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Cleverland cho biết, bệnh cúm có thể được xác định thông qua xét nghiệm cúm, tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu để phân biệt cúm với các bệnh khác.
1.
SỐT LÀ CÚM Dấu hiệu của bệnh cúm là sốt Với bệnh cúm, sốt sẽ rất cao, tuy nhiên nếu chỉ bị cảm lạnh, những dấu hiệu ban đầu sẽ không sốt.
Nhưng sốt còn là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu… Nếu chỉ phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm thì sốt thường xuất hiện ở bệnh cúm nhiều hơn.
2.
CÚM THƯỜNG LÀM CHO CƠ THỂ ĐAU NHỨC Nhức mỏi là dấu hiệu khác liên quan đến cúm, nếu xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, hãy lập tức nghĩ ngay đến bệnh cúm.
Người bệnh cần đề phòng lây lan cho người khác vì bệnh cúm rất dễ lây do tiếp xúc thông thường.
Ở người bị cảm lạnh, đau nhức cơ thể rất ít khi xảy ra, Nếu có sẽ xuất hiện ngay lập tức chứ không phải sau một vài ngày và dai dẳng như bệnh cúm.
3.
CẢM GIÁC ỚN LẠNH CHO THẤY BỆNH CÚM Đây là điểm đặc trưng để phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh.
Nếu thấy ớn lạnh đó là triệu chứng của cúm bởi ớn lạnh là kết quả của một cơn sốt.
Mà sốt lại không liên quan đến cảm lạnh.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nếu thấy ớn lạnh kèm theo sốt cao cần đến ngay cơ sở y tế để tìm nguyên nhân gây bệnh.
4.
MỆT MỎI LÀ DO CÚM Hãy lắng nghe cơ thể bạn để biết được mình đang mắc căn bệnh gì nếu đột nhiên bạn cảm thấy đau nhức mình mẩy, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi hãy nghĩ đến bệnh cúm nhiều hơn.
5.
CẢM LẠNH SẼ BỊ HẮT HƠI Các triệu chứng như hắt hơi, nói ra bằng giọng mũi do nghẹt mũi thì đích thị đó là khi bạn bị cảm lạnh Cảm lạnh thường khiến nước mũi chảy nhiều hơn, bị nặng nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng, do mũi đã bị nhiễm trùng.
Đó là khi bạn đã mắc cảm lạnh sâu.
6.
CHẢY NƯỚC MŨI HOẶC NGHẸT MŨI HÃY NGHĨ ĐẾN CẢM LẠNH Đây là một trong số ít các triệu chứng khó phân biệt nhất giữa 2 loại bệnh này, tuy nhiên nếu chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi hãy nghĩ đến cảm lạnh đầu tiên mặc dù những triệu chứng này cũng có khi xuất hiện ở cảm cúm.
7.
CÁC TRIỆU CHỨNG DỒN DẬP, ĐỘT NGỘT HÃY ƯU TIÊN CÚM Nếu các triệu chứng vừa nói ở trên như lạnh, ho, sốt tấn công cơ thể đột ngột và dồn dập với mức độ nặng tăng nhanh, đó là bệnh cúm.
Thậm chí có thể đây là loại cúm gây tử vong cao như các chủng H1.
8.
CÓ CẢM GIÁC KHÓ CHỊU, BỨT RỨT – CHỈ LÀ CẢM LẠNH Khi cơ thể cảm thấy không thoải mái, khó chịu với tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, nặng có thể đau họng – đó chỉ là cảm lạnh Khi đó bạn vẫn có thể làm các công việc ưa thích bình thường.
Nhưng nếu bị cúm, người bệnh sẽ kèm theo mệt mỏi, sốt và không muốn làm bất cứ việc gì.
9.
DÙNG THUỐC Đối với bệnh cúm, không có thuốc đặc trị cho bệnh bởi cúm là do virus gây ra, nó sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày đối với các loại cúm thường Hiện nay việc điều trị thuốc cho người bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng Khi bệnh cúm biến chứng thành viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm đến tính mạng như chủng virus H1N1, H5N1.
Còn ở người cảm lạnh, ban đầu có thể điều trị bằng những thuốc thông mũi, viêm họng.
Tuy nhiên tùy thuộc vào dấu hiệu của bệnh bác sĩ sẽ cho chỉ định tốt nhất để bạn thoát khỏi tình trạng cảm lạnh hay cảm cúm mắc phải KHI NÀO THÌ BẠN NÊN ĐẾN GẶP BÁC SĨ? Khi bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu sau đây: – Sốt liên tục: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm khác.
– Đau khi nuốt: Đau họng khi bị cảm lạnh hoặc cúm có thể khiến bạn không thoải mái khi nuốt Tuy nhiên khi bạn thấy đau nặng hơn nghĩa là họng bạn đã bị viêm.
– Ho liên tục: Khi cơn ho không thuyên giảm sau 2 hoặc 3 tuần thì có thể bạn đã bị viêm tiểu phế quản và bạn cần thuốc kháng sinh.
Viêm xoang cũng có thể khiến bạn ho dai dẳng.
– Đau đầu và tắc mũi không khỏi: Nếu bạn bị đau quanh mắt và mặt, tiếp tục chảy nước mũi sau một tuần thì có thể bạn bị biến chứng viêm xoang và bạn có thể cần thuốc kháng sinh.
Mặc dù phần lớn các trường hợp viêm xoang không cần dùng thuốc kháng sinh.
Trong một số trường hợp bạn cần đến bệnh viện ngay Với người lớn đó là khi có các biểu hiện như: đau ngực, đau đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt, liên tục nôn.
Với trẻ nhỏ thì bạn cần lưu ý khi trẻ khó thở hoặc thở nhanh, da chuyển màu hơi tái, không uống đủ nước, không tương tác bình thường, quấy khóc, khó chịu, các triệu chứng được cải thiện sau đó đột nhiên xấu đi, sốt kèm theo nổi ban.
Bảng phân biệt cúm và cảm lạnh.