Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, người người thắng lợi! Đợi đã, tôi nghe đây Shelley? Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Chris Chappell.
Chiến tranh Thương mại.
Không chỉ là phần chưa được George Lucas sản xuất của loạt phim 'Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao'.
Theo kịch bản bị tiết lộ, phần này xoay quanh chuyện Jar Jar Binks đột nhập Liên bang Thương mại.
Không hiểu sao lại không được sản xuất.
Dù sao, chiến tranh thương mại.
Hệ luỵ mà vài chuyên gia e ngại sẽ xảy ra nếu Tổng thống Trump cương quyết thực hiện lời hứa áp thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc.
Ông cáo buộc hành vi thương mại bất công của Trung Quốc là nguyên nhân khiến Mỹ mất hàng triệu đầu việc sản xuất.
Cùng thảo luận vấn đề này hôm nay là người duy nhất tại Trung Quốc Không Kiểm Duyệt sở hữu bằng kinh tế cấp bởi đại học cũ của Trump, Đại học Pennsylvania, Shelley Zhang.
Cảm ơn Chris.
Khả năng Trump áp thuế quan lên Trung Quốc là bao nhiêu phần trăm? Ồ, ông ấy chắc chắn sẽ làm vậy.
Thật sao? Chắc 100%.
Sao chị có thể chắc mẩm như thế? Tôi không còn thấy chắc về chuyện gì nữa cả.
Nghe này, có thể Tổng thống Trump hơi khó đoán.
Nhưng, đối đầu hành vi thương mại bất công là sở thích của ông.
Năm 1987, Trump đăng một quảng cáo toàn trang trên Thời Báo New York.
Trong đó, ông chỉ trích Nhật Bản lợi dụng Hoa Kỳ bằng đồng Yên suy yếu và thặng dư thương mại, đồng thời đề xuất đánh “thuế” nước Nhật và các quốc gia khác cho những dịch vụ Mỹ cung cấp, như bảo đảm an ninh thế giới chẳng hạn.
Nghe quen chứ? Tôi đoán Trung Quốc giờ là Nhật Bản mới? Vâng, chỉ cần thao tác 'tìm kiếm' và 'thay thế', là ngay lập tức dùng lại được những câu cũ 30 năm sau.
Được rồi, vậy khi Tổng thống Trump áp thuế quan lên Trung Quốc, tác động sẽ là gì? Khơi mào một cuộc chiến thương mại chăng? Điều đó tôi không rõ.
Vì nó phụ thuộc vào mức thuế áp cao bao nhiêu, và diện áp dụng rộng đến đâu.
Trump từng nói muốn áp đến 45% thuế quan lên mọi hàng hóa Trung Quốc.
Mức thuế đó có thể sẽ khiến Trung Quốc áp thuế ngược lại lên hàng hóa Mỹ để trả đũa.
Và hệ luỵ là chiến tranh thương mại.
Tất nhiên, cậu có thể lập luận rằng Trung Quốc đã khơi mào chiến tranh thương mại từ hàng năm trước.
Tức là, khi họ làm những việc như cố ý hạ thấp giá hàng hóa sản xuất bằng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu ăn cắp sở hữu trí tuệ, và bài binh bố trận để ngăn doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh tại Trung Quốc.
Đó chắc chắn là cách chính quyền Trump nhìn nhận vấn đề.
Vậy, ai khơi mào không quan trọng, quan trọng là ai kết thúc.
Bên nào sẽ thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung? Các chuyên gia có nhiều ý kiến trái chiều, Chris ạ.
Một số cho rằng cuộc chiến sẽ tổn hại Hoa Kỳ.
Số khác nghĩ Trung Quốc sẽ thua.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói Trung Quốc sẽ hoàn toàn không bị chút tổn hại nào từ chiến tranh thương mại.
Và rằng, sẽ không có chiến tranh thương mại.
Thêm nữa, sao Mỹ lại muốn một cuộc chiến thương mại ngu ngốc chứ? Đồng nghĩa truyền thông nhà nước cũng nghĩ Trung Quốc sẽ thua.
Vậy ý chị là, Hoa Kỳ sẽ thắng.
Chà, khá phức tạp.
Hoa Kỳ sẽ thua khi 'thuế quan' khiến doanh nghiệp tăng giá hàng sản xuất tại Trung Quốc.
Tức chúng ta phải trả nhiều hơn cho hầu hết các món ở Wall-Mart, cũng như đồ điện gia dụng và tiêu dùng.
Nhưng thuế quan sẽ giành lại đầu việc cho Mỹ chứ? Có thể giành về lại một số.
Nhưng loại giành về không nhất thiết cũng là loại đã mất.
Ví như các đầu việc yêu cầu kỹ thuật cao sẽ quay lại.
Việc sản xuất yêu cầu ít kỹ năng hẳn sẽ không quay lại.
Hầu hết các việc đó đã được công nghệ thay thế.
Và doanh nghiệp Mỹ luôn có thể chuyển sang các nước thế giới thứ ba với giá nhân công rẻ khác.
Như Bộ sưu tập Riêng của Donald J Trump đã bắt đầu chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác.
Đúng vậy.
Mặc dù trong bài phát biểu gần đây, Trump nói ông sẽ cho doanh nghiệp Mỹ hưởng thuế ưu đãi và các phúc lợi khác khi quay lại Hoa Kỳ.
Áp thuế quan cũng sẽ tạo ra các đầu việc mới.
Ví dụ, trong các nghành mà Trung Quốc nắm thế độc quyền ảo, như nghành khai khoáng đất hiếm, vốn dùng để sản xuất đồ điện tử.
Thuế quan sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, nó sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Mỹ tự khai khoáng đất hiếm.
Còn Trung Quốc thì sao? À, Trung Quốc có nhiều thứ để mất hơn vì họ bán cho ta nhiều hơn ta bán cho họ.
Trong một cuộc chiến thương mại, nhìn chung bên nào có thặng dư thương mại sẽ chịu tổn thất lớn nhất.
Trung Quốc có thể mất hàng triệu đầu việc ngành sản xuất và xuất khẩu.
Và tại thời điểm tăng trưởng kinh tế đang chậm tiến, điều đó không chỉ tạo ra gánh nặng nghiêm trọng lên kinh tế nước này, mà còn có thể dẫn đến bất ổn chính trị.
Nói cho cùng, một trong những nguyên do chính người dân chịu đựng Đảng Cộng sản Trung Quốc là tăng trưởng kinh tế.
Rất đúng.
Vậy nếu Trung Quốc mất nhiều hơn, có nghĩa Hoa Kỳ sẽ thắng? Không rõ ràng đến thế đâu.
Sẽ có những yếu tố khác có thể xuất hiện.
Như sản xuất giá rẻ vốn đang ở Trung Quốc sẽ chuyển rất nhanh đến các khu vực khác như Đông Nam Á.
Chưa kể khả năng tạo nên một 'thị trường xám' nơi hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc rồi chuyển đến một quốc gia khác, sau đó xuất khẩu chính thức đến Mỹ để lách thuế.
Ý chị nói người ta thật sự sẽ tìm mánh lới để lách thuế? Dù sao, tôi đoán chúng ta phải chờ xem chuyện gì sẽ đến.
Vâng, thực ra chúng ta đã có một thí nghiệm mẫu trước đây rồi.
Tôi thích gọi nó là Cuộc Chạm trán Gà Cao Su năm 2009.
Khi tổng thống Obama áp mức thuế quan 35% lên lốp xe Trung Quốc.
Giúp giữ được 1.
200 đầu việc ngành lốp xe Mỹ và gia tăng sản xuất ngành này.
Nhưng giá lốp xe trở nên quá đắt đối với người tiêu dùng Mỹ.
Và Trung Quốc cũng đã trả đũa bằng cách tăng thuế với thịt gà từ Mỹ, khiến các nhà sản xuất thịt gà thiệt hại khoảng 1 tỷ đô la.
Tôi mừng vì chuyện không thật sự nói về gà cao su.
Tôi bắt đầu lo lắng về chị đấy.
Nếu tôi nói đêm qua tôi thức trắng cậu có thấy đỡ hơn không? Không? Được rồi, có một điều phải chú ý ở đây Chris ạ, đó là tôi đang nói rất chung chung về việc đánh thuế vì Trump chưa từng cụ thể về kế hoạch của ông.
Tuy nhiên, nhà kinh tế Peter Navarro, giám đốc Hội đồng Thương Mại Quốc gia mới của Trump, đã biện hộ hành động áp thuế.
Nói rằng thuế sẽ không áp dụng lên mọi loại hàng, mà sẽ được “tiếp cận linh hoạt theo từng trường hợp.
” Và rằng thuế quan sẽ được dùng một cách chiến lược để đàm phán với Trung Quốc.
Hãy nhớ, chính quyền Trung Quốc rất sợ mất đầu việc ngành sản xuất— vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến ổn định chính trị Trung Quốc.
Đồng nghĩa nguy cơ chiến tranh thương mại có thể là quân bài mặc cả đầy uy lực của Mỹ.
Vậy, nếu việc áp thuế nhằm để Hoa Kỳ có lợi thế chính trị lớn hơn lên Trung Quốc và giúp vạch trần phương thức Đảng Cộng sản Trung Quốc điều khiển hệ thống, chúng có thể khiến Đảng sửa đổi một vài hành vi thương mại.
Như thế cũng tính là việc áp thuế đã thành công, dù nó không mang về hàng triệu đầu việc ngành sản xuất đi nữa.
Vậy ý chị là, Hoa Kỳ sẽ thắng.
Thương mại không có nghĩa một trò chơi có tổng bằng 0 Chris ạ, và.
.
.
được rồi, cậu biết không, đúng, Hoa Kỳ sẽ thắng.
Cảm ơn Shelley.
Đó là điều mà tôi muốn nghe.
Hãy đi ngủ chút đi nhé.
Và cảm ơn các bạn đã theo dõi tập này của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt.
Các bạn nghĩ sao về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung? Hãy để lại bình luận bên dưới.
Một lần nữa tôi là Chris Chappell.
Hẹn gặp lại.
.