Mình nhẫn nại trong mối quan hệ.
Tính cách họ như thế nào? Cách hành xử của họ ra sao? Mình đừng có đòi hỏi họ thay đổi tính cách.
Mình phải tự suy nghĩ cách mình giao tiếp sao cho thích ứng.
Cho nên muốn thực hành pháp nhẫn nại, thì phải cộng thêm yếu tố là: Bao dung và tha thứ Người ta thường nói là trong đời sống hôn nhân và gia đình, nếu như mà sự bao dung tình thương, và sự nhẫn nại không đủ thì rất dễ dẫn đến sự đổ vỡ.
Như vậy thì Hòa thượng có thể chia sẻ để giúp chúng con có thể thấy và hiểu rõ hơn về vấn đề này được không ạ? Xin mời Thầy.
Về hôn nhân-gia đình, chắc Thầy Quân phải tiếp tục xử lý thôi Thầy đâu xử lý được.
Vậy con xin mời thầy Quân Chúng ta thực hành chữ “nhẫn” thì chúng ta để ý là cái “nhẫn” đầu tiên mà các bạn để ý là cái “nhẫn” trong quan sát Mình nhẫn nại trong quan sát trẻ nó chơi Mình nhẫn nại trong quan sát hành vi của một mối quan hệ Tính cách họ như thế nào? Cách hành xử của họ ra sao? Mình giao tiếp với họ có thích ứng được không? Mình đừng có đòi hỏi họ thay đổi tính cách Mình phải tự suy nghĩ cách mình giao tiếp sao cho thích ứng.
Tức là hiểu tính cách để mà tương tác cho nó đúng.
thì cái quan sát này rất tốt.
Quan sát kĩ một đứa con, thì biết cách dạy con.
Quan sát kĩ một con người nào đó, thì biết cách hàn gắn, gìn giữ mối quan hệ.
Quan sát kĩ một công việc, thì biết cách phát triển công việc.
Quan sát kĩ thiên nhiên này Xã hội này thì mình biết cách gìn giữ thiên nhiên.
Quan sát kỹ cuộc đời của các vĩ nhân cuộc đời của Đức Phật thì chúng ta biết con đường nào nên đi, và con đường nào nên bỏ.
Còn cả cuộc đời chúng ta chẳng quan sát cái gì cả thì chúng ta vô tình chúng ta sống bị cảm xúc chi phối cao hứng lên là làm.
thì cuộc đời thành một canh bạc mà đã đánh bạc thì 99% là thua Lâu lâu có thằng hên thắng Mình đừng nhìn vô cái thằng hên đó rồi mình bảo Nó đánh bạc thắng mà Nên phải để ý mấy cái này.
Và có một cái loại quan sát rất đặc biệt: đó là quan sát để đánh giá lại bản thân mình.
Chúng ta nhẫn để làm gì? Để chúng ta quan sát có chiều sâu, sâu vào bản thân mình, để đánh giá lại bản thân xem năm nay mình có tiến bộ hơn năm rồi hay không? Trong cái hành vi này trong cái thái độ này, mình tốt thực chưa? Cái quan sát này buộc các bạn phải có năng lực của chánh niệm, không có cách nào khác.
Năng lực của sự tu tập Lọc bỏ những tâm bất thiện.
Và nếu người nào mà giỏi quan sát theo tiến trình quá khứ cho đến hiện tại Quá khứ xảy ra những điều đấy Hiện tại đã xảy ra những điều đấy Thì chúng ta dự đoán được tương lai sẽ xảy ra điều gì? Đây là chúng ta quan sát được tiến trình của Nhân – Duyên – Quả thì vô tình chúng ta sẽ định lượng được tương lai.
Để rồi từ đó chúng ta điều chỉnh lại cách mà chúng ta gieo nhân trong hiện tại cách chúng ta sống Nên nhẫn để quan sát sâu sắc là yếu tố rất quan trọng Chúng ta quan sát xoay vào đâu, thì cái đó nó phát triển Xoay vào bên trong mình, thì bên trong mình phát triển Cả một tiến trình để mình hiểu nhân quả của nó Xoay vào công việc, công việc phát triển Xoay vào gia đình, gia đình phát triển.
Xoay vào đứa con thì biết cách dạy con Đấy là cái nhẫn đầu tiên Cái nhẫn này xử lý chung chứ không phải riêng gì cho mối quan hệ gia đình đâu Và cái nhẫn thứ hai mà chúng ta phải làm Chúng ta có nhẫn nại bền bỉ đeo đuổi một cái việc gì đó để chúng ta vượt ngưỡng không? Tức là ngày hôm nay có tiến bộ hơn ngày hôm qua một tí không? Hoặc tháng này có tiến bộ hơn tháng trước một tí không? Trong mối quan hệ Chúng ta nhìn nhận lại mối quan hệ của chúng ta là ở ngưỡng trung bình Hai người gắn kết ở ngưỡng trung bình Mình chơi với con ở mức 5 điểm thì mình có đặt vấn đề là tháng sau lên thành 6 điểm không? Mình có tự đặt vấn đề khó lên một chút để mình vượt qua chính mình không? và mình làm cho mối quan hệ đó tốt đẹp lên không? Như vậy là nguyên tắc là a = a + 1.
Nguyên tắc “vượt ngưỡng” Cứ mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm Tăng lên một tí.
Nỗ lực thêm một tí, để điều tốt đẹp mới đổ về.
Tức là mình gieo nhân nhiều lên một tí.
Gieo nhân gì? Chúng ta gieo nhân về sự hiểu biết Có học hành nhiều hơn không? Có tu tập nhiều hơn không? Có đi tìm tòi những cái mới không? Hay là mình cứ bám vào những cái cũ? Thế giới đổi thay, mình phải hiểu nó chứ.
Nên sự học hỏi, sự tìm hiểu là cái đầu tiên chúng ta phải đặt vấn đề để mình tiến bộ.
Vấn đề thứ hai là nhân cách đạo đức của mình có tiến bộ không? Cũng cần chữ “nhẫn” Cách chúng ta đối nhân xử thế Cách chúng ta sửa tâm mình Và cuối cùng là gì? Sức khỏe Sự nỗ lực Trong những hành vi thông thường, công việc thông thường, mình có nỗ lực hơn không? cố gắng hơn không? sức mạnh có tăng hơn không? Người nào mà làm được ba yếu tố duy trì bền bỉ Để hiểu biết tăng Đạo đức tăng Và nghị lực sống của chúng ta tăng Tự nhiên cuộc sống tốt đẹp dần lên.
Các bạn mang cái đó vào trong gia đình cũng y như thế thôi Gia đình là một hoàn cảnh đặc biệt hơn mà thôi Còn bản chất rất giống với xã hội, rất giống với doanh nghiệp Rất giống với các mối quan hệ khác Nếu mà hiểu Tăng hiểu biết Tăng đạo đức Và tăng nghị lực các bạn mang ba yếu tố này vào trong gia đình thì gia đình gắn kết Mang ba yếu tố này vào trong xã hội Thì chúng ta trở thành những người rất hòa thuận với xã hội Mang vào trong công việc thì công việc phát triển Thầy có đọc một câu chuyện có liên quan tới gia đình Thầy xin kể Chứ không cần giải thích nhiều Có hai vợ chồng thương nhau rất sâu đậm Đồng thời theo thời gian năm tháng người chồng lớn tuổi, người vợ cũng lớn tuổi, người vợ bệnh Cho nên là người vợ bảo người chồng: bên cạnh cái giường, có 1 cái hộp lấy cái hộp ra, mở ra xem Người chồng nghe lời Mở ra trong đó có con búp bê và một số tiền cũng khá lớn Người chồng mới thắc mắc hỏi tại sao lại xuất hiện con búp bê ở đây và số tiền ở đây? Người vợ bị bệnh và sắp ra đi bảo là Lúc tôi về Theo chồng thì người mẹ ruột của tôi có dạy là Mỗi lần mà giận chồng thì lấy đồ nghề ra đan thành một con búp bê, búp bê vải Thì mở cái hộp ra chỉ có một con búp bê Ông chồng mừng quá Như vậy thì bà vợ này bả chỉ giận mình có 1 lần thôi Mừng quá Nhưng bên cạnh con búp bê đó thì có số tiền rất lớn Ông mới hỏi tại sao tiền nhiều vậy? Người vợ trả lời Tôi đan búp bê nhiều lắm tôi bán đi, thì còn một số tiền như thế này Đây là con búp bê cuối cùng Vậy ông chồng mới hiểu được là người vợ mình giận mình nhiều lắm Nhưng mà tại sao là người vợ này và người chồng này vẫn tồn tại được? Vì trong tâm của người vợ này Có sự tha thứ Có sự bao dung Có sự quảng đại Cho nên muốn thực hành pháp nhẫn nại Thì phải cộng thêm yếu tố là bao dung Tha thứ Nếu quý vị muốn được cuộc sống gia đình Ngay cả cuộc sống trong chùa cũng vậy, chứ không phải chuyện gia đình thôi Thì cũng phải bao dung.
Ông sư phụ cũng phải bao dung người đệ tử, thì người đệ tử mới tồn tại được.
Còn nếu ông sư phụ không bao dung được người đệ tử thì người đệ tử này sẽ đội nón ra đi ngay.
Và muốn có cái sự bao dung này phải kèm theo trí tuệ nữa Hiểu biết Phải hiểu biết, Người con của đạo hữu ở Bắc kia Tại sao nó cự mình, cãi mình? Tại sao chống đối mình? Mình phải có trí tuệ để mình biết rằng: kiếp trước mình đã gieo oan trái cho nó Kiếp này nó lên để nó đòi nợ Mình nghĩ nó là một chúng sanh độc lập Mình nghĩ nó là một con người – bạn của mình hoặc là con người – bên cạnh mình thôi, chứ đừng nghĩ nó là con của mình nếu nghĩ chính đứa con của mình là mình bị kẹt Mà Phật giáo có cái giáo lý “vô thường” Khổ não Vô ngã, mà giáo lý “vô ngã” là khó giải thích nhất Trong định nghĩa của giáo lý, của Pháp “vô ngã”, “vô” là “không”, “ngã” là “tôi, ta” Trong định nghĩa của “ngã” là gì? “Cái này không phải của tôi” “Cái này không phải là tôi” “Cái này không phải linh hồn tự ngã của tôi” bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu mà chúng tôi được học từ bản Kinh Pali và bản Kinh tiếng Việt Vô ngã là gì? “Cái này không phải của tôi” Con này không phải của tôi Chồng này không phải của tôi Vợ này không phải của tôi Tài sản này không phải của tôi Thì mình nhẫn nại được “Cái này không phải là tôi” cho nên người ta chửi mắng mình, người ta nói nặng nói nhẹ mình, thì “mình” đâu phải là mình đâu cho nên mình xả được, buông được Có hiểu biết vậy mình nhẫn nại được Cái gì là chiếc xe? Cái căm xe là chiếc xe? Không! Cái khung xe là chiếc xe? Cũng không! Cái bánh xe là chiếc xe? Không! Gom tất cả những cái này lại gọi là chiếc xe.
Nhưng mà Mình hiểu lầm nó Nó là nhiều thành phần Gom lại gọi là chiếc xe Trong con người mình cũng vậy.
Không có ta, tôi ở đây, mà nó có thành phần là “năm uẩn”.
“Năm uẩn” tức là “sắc uẩn”, “thọ uẩn”, “tưởng uẩn”, “hành uẩn”, “thức uẩn” Bài học này chúng tôi học từ ngài viện trưởng Viện Đại học Nanda ở Ấn Độ Viện Đại học Nanda cũ.
Chúng tôi học trên tài liệu thôi.
chớ ngày tịch lâu rồi Thầy của Hòa Thượng Thích Minh Châu nữa kìa Ngài tên là Kasapas Viện trưởng đầu tiên của Đại học Nanda mới Ví dụ như tôi ngồi ở đây, tôi ngồi đằng kia, là ai ngồi? Đất, nước, lửa, gió đang ngồi ở đây và đất, nước, lửa, gió đang ngồi đằng kia Rồi nói tôi Tôi biết cái này, tôi biết cái kia, đó là cái tâm, thức, “thức uẩn” còn kia là “sắc uẩn” Tôi buồn Không hiểu vì sao tôi buồn.
Đó là “thọ uẩn” Tôi nhớ nhà tôi, tôi nhớ quê hương tôi, tôi nhớ nhà tôi, tôi nhớ cha mẹ tôi.
Đó là “tưởng uẩn” Tôi thông minh, tôi trí tuệ tôi ngu si.
Đó là “hành uẩn” Năm cái này gom lại gọi là “ngũ uẩn” Mà “ngũ uẩn” thì giai không Hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách mới vượt qua được cái nhất thiết của tất cả, khổ ách là đau khổ, là ách vượt Khi hiểu được ngũ uẩn giai không thì mình mới nhẫn nại được Mình mới nhẫn được, còn nếu không thì mình sẽ gọi là hiện nguyên hình là Quỷ dữ vậy thôi Đòi người tu Phật này phải có kiến thức về Phật pháp Phải có sự rèn luyện, phải có sự tu tập Như Thầy Quân nói, mỗi ngày phải nghe 1 bài Nghe 2 bài, nghe 3 bài bảo đảm quý vị, quý vị sẽ nhẫn được ngay Một lần chúng tôi ra Phan Thiết Có một công việc đi chung với một người Phật tử khác Công việc của họ mà chúng tôi cũng có nhân duyên đi chung thôi Ra đó đi gặp Ông chồng là người chủ, cuối cùng gặp người vợ Gặp cả hai Người vợ này chúng tôi không quen, nhưng mà chị ấy gặp chúng tôi chị mừng, vui lắm chị chào hỏi, chị vui lắm.
Chúng tôi hỏi chị: “Chị sao biết Thầy mà vui vậy?” Ngày nào con cũng gặp Thầy Tối nào con cũng gặp Thầy.
Tối nào con cũng lên YouTube con cũng nghe Thầy giảng Nói câu đó thì chúng tôi nghe nhiều rồi Chúng tôi cũng nghe nhiều người nói như chị, Chị mới nghe bài “Bao dung hay Bung dao”.
Nhưng câu thứ hai, tôi không bao giờ quên chị này “Thầy ơi Những lời pháp của Thầy Cứu được nhiều người lắm nha Thầy” Đó là niềm khích lệ rất lớn Cho chúng tôi sau này về chuẩn bị bài, soạn bài để thuyết những bài mới Có nghe thì nghe thường rồi, nhưng mà Những lời dạy pháp của Thầy Cứu được nhiều người Tức là những người đau khổ Nghe cái thì buông bỏ, thì họ khỏe Cho nên muốn nhẫn nại thì phải có trí tuệ Muốn bao dung thì phải có trí tuệ Trí tuệ, như Thầy Quân nói, phải học Học nữa, học mãi Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.