Có bạn nick Huệ Nguyễn hỏi rằng: “Thưa Thầy, cho con được hỏi ạ!” “Công việc của con thường bị áp lực từ nhiều phía, ” “có khi muốn bỏ cuộc mà không có ai chia sẻ.
” “Vậy trong đạo Phật có cách nào” “để giải tỏa căng thẳng đó không ạ?” Bạn này muốn hỏi về căng thẳng trong công việc.
Kính thưa đại chúng, đúng là thời đại công nghiệp mà nhất là công nghiệp 4.
0 bây giờ thì con người ta rất nhiều áp lực, rất căng thẳng.
Thông tin rất nhiều, rất nhiễu nữa.
Cho nên chúng ta rất mệt mỏi, căng thẳng, stress rất nhiều.
Cho nên công nhân, công chức bây giờ stress rất nhiều, căng thẳng.
Thế thì làm thế nào để giải tỏa được căng thẳng này? Nhà Phật mình thì tất nhiên có phương pháp đấy.
Phương pháp thiền định, tĩnh tâm.
Cách thư giãn tĩnh tâm để chúng ta giải tỏa căng thẳng.
Thực ra thế này này, đại chúng nhớ này; chúng ta phải biết nếu nhiều việc thì không ai nhiều việc bằng Phật.
Đúng không? Không ai nhiều việc bằng Phật.
Ở Việt Nam Thầy nói, không ai nhiều việc bằng ông vua Trần Nhân Tông.
Ông ấy là vua một nước mà đang trong lúc giặc dã chiến tranh như thế, đại chúng thấy nhiều việc không? Vua mà, nhiều việc lắm chứ.
Thế mà ông ấy lại vẫn tu được.
Ông có bị căng thẳng, áp lực không? Tất nhiên là ông có áp lực nhưng mà ông không bị căng thẳng.
Thế là do ông biết tu.
Cho nên nếu biết tu Phật Pháp thì nó bớt căng thẳng.
Cho nên bạn này có thể về, nếu học Pháp của Phật, Pháp Phật cũng giúp cho chúng ta hóa giải, trị liệu rất nhiều.
Thứ hai nữa học thiền định nhé.
Học tu thiền định cũng giúp bớt căng thẳng.
Cho nên, ở ngoài đời có quyển sách là “Quẳng gánh lo đi mà vui sống” đấy.
Quẳng gánh lo đi mà vui sống, Thầy có xem qua quyển sách này rồi.
Tức là chúng ta vẫn tính toán mà không bị lo.
Người mà lo lắng nhiều thì lại không tính toán được.
Cứ nơm nớp, nơm nớp lo lắng thì lại không tính ra được, không sáng trí ra được.
Còn người không bị lo thì người ta lại tính rất là sáng suốt.
Cho nên chúng ta nhớ này, suy nghĩ và lo lắng khác nhau, đại chúng hiểu không? Có những lúc đầu óc ta sáng suốt ta nghĩ vô số việc.
Ví dụ giải một bài toán, nó rất nhiều các thứ phải tính toán nhưng ta không thấy mệt, ta không thấy lo lắng.
Đúng không? Ta ngồi làm một bài tập ở nhà, các em học sinh về làm bài tập nhà đầu tư suy nghĩ.
Ngày xưa Thầy học rồi Thầy biết mà.
Có khi học đến 2- 3h sáng, nghĩ cả đêm nhưng mà không bị lo lắng, chả có gì phải lo cả.
Thì cái nghĩ không, nó lại không bị mệt, còn cái lo lắng mới là cái làm cho ta mệt.
Thế thì chúng ta làm sao bỏ được cái lo.
Vấn đề là trị cái lo này.
Thì chúng ta tư duy cho chín chắn thì nó cũng bớt được cái lo rất nhiều.
Có nhiều cái lo mình không nghĩ kĩ là nó cứ làm cho mình rất khổ.
Nhưng mình suy nghĩ cho đến cùng thì lại không thấy nó phải lo nữa.
Cho nên đại chúng, có nhiều cái khi chúng ta rơi vào tình trạng lo thì ta nghĩ là sự việc xảy ra đến cùng đi.
Ví dụ, cho việc này xảy ra tệ nhất là thế nào? Ta tính luôn lúc nó tệ nhất.
Tệ nhất đi thì mình thế nào? Thế là xong! Tệ nhất thì cũng đến thế này thôi, ví dụ thế.
Ví dụ bảo tệ nhất là mình bị cụt chân, ví dụ thế; thế là cùng thì ta đi bằng nạng, có vấn đề gì.
Ví dụ sự việc xảy ra tệ nhất là mình cụt chân, ví dụ thế.
Đẩy đến cùng đi, nặng nhất là mình cụt chân, Thầy ví dụ một trường hợp nào đó.
Ờ đấy cụt chân.
Cụt chân thì ta đi bằng nạng có vấn đề gì.
Mà Thầy Thái Minh cũng thế, nhiều lúc cũng thế đều phải tư duy sự việc đẩy cho đến tột cùng, xảy ra vấn đề xấu nhất, cái gì xảy ra.
Ta thấy trước đi thì ta bớt lo.
Đấy là một cách tư duy, cách tư duy đấy cũng là chính tư duy để chúng ta giải quyết cái lo, nghe không? Còn nếu không thì ta cứ nơm nớp, ta cứ nơm nớp, ta sợ hãi.
Và nơm nớp thế không làm được cái gì cả.
Còn cái nữa hay hơn và sâu hơn, đó là học Pháp Phật và thực hành thiền định thì tâm ta được an định thì nó ít bị lo lắng, ít dao động.
.