Hôm nay, Yến sẽ nói về chủ đề: “Kinh doanh thành công”.
Phật Pháp thì có nhân quả.
Tức là gieo nhân thì sẽ có quả, nhất là những người đứng trên lãnh đạo.
Thường là một dân tộc thì được ăn theo phúc của người lãnh đạo.
Một cơ quan thì ăn theo phúc của người cũng là người lãnh đạo.
Nếu như người lãnh đạo này, cái phúc của người này, người ta có phước, có của cải thì ở bên dưới, tự nhiên người ta tuyển được những người nhân viên rất là lành.
Đấy là nhân quả nhé.
Nhân, duyên và quả.
Nhân của người trưởng này rất là quan trọng đấy.
Ví dụ như trưởng phòng hay là giám đốc, cái này rất là quan trọng.
Nếu anh giám đốc này mà anh có duyên từ trong tiền kiếp, anh có phước báo thì những người có nghiệp thất thoát tài sản không thể nào về để làm nhân viên của anh này lãnh đạo được.
Rất là quan trọng! Và những người trưởng phòng này, nếu như họ có phước báo thì không ai lừa đảo được.
Không ai có thể lừa được.
Ví dụ như những người lừa này thì vì một nhân duyên gì đó sẽ bị bại lộ ngay.
Đấy là do phước của người trưởng.
Cũng như trong một gia đình, cái phước của cha mẹ; nếu như con cái có nhân duyên của nó là được hưởng tài sản thì nó sẽ sinh ngay vào gia đình mà cha mẹ nó có phước báo.
Nó về đấy để nó hưởng phước.
Ở cơ quan mình cũng thế! Nếu như mình thực sự từ trước đã có phước thì mình sẽ vào đây, mình làm được ở chỗ tốt ngay.
Nhưng mà chỗ này có duy trì được hay không, có lâu dài được hay không, lại chính là phước của người mới vào làm.
Họ sẽ quyết định là nơi đây sẽ duy trì được dài hay ngắn.
Đấy, thì được gọi là phước của từng người nhưng lại phụ thuộc hoàn toàn vào phước của người lãnh đạo.
Thế thì, nếu như người lãnh đạo không có phước thì không lên làm lãnh đạo được.
Đại chúng có thấy đúng không? Tất cả những người lãnh đạo, khởi đầu tiên đều là những người có phước nhưng để duy trì phước này như thế nào thôi.
Phải duy trì nó thì bên dưới sẽ được hưởng.
Người lãnh đạo này phải duy trì phước báo của mình.
Người lãnh đạo chỉ cần lo mỗi phước báo của mình thôi, mà bên dưới đã được hưởng rất nhiều và công việc cũng được hanh thông rất là nhiều.
Đấy là một kinh nghiệm của những người thực hành theo đạo Phật, theo lời Phật dạy.
Thì Phật dạy thế này: “Nếu một người nào, ” “mà sau khi đã hứa cúng dường” “cho Sa-môn, Bà-la-môn.
” Tức là cho Tăng đoàn.
“Mà cúng đúng như là mình đã hứa” “thì người này có phước báo, ” “là tính việc gì thì đều thành công.
” Tức là, phước báo này khiến cho họ tính toán, chứ không phải là tự nhiên mà người nào cũng tính giống người nào đâu.
Phước báo khiến cho con người này có những tính toán và có những đối tác đến liên hệ với họ, thì quyết định ở phước báo của người lãnh đạo.
Còn nữa: “Người nào khi đã hứa cúng cho Sa-môn, Bà-la-môn” “mà sau khi đó cúng hơn phần mình đã hứa” “thì việc kinh doanh của người này” “khi tính một thì được hơn cả một.
” Đấy là nhân quả.
Thế còn: “Người nào mà hứa cúng cho Sa-môn, Bà-la-môn” “nhưng sau khi hứa không cúng” “thì người này đi đến làm ăn thất thoát, ” “và người nào không cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn” “thì không thể có của cải và tài sản được.
” Đấy là lời Phật dạy.
Thì bây giờ Yến sẽ phân tích tại sao lại nói làcúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn? Tức là cúng dườngcho các vị xuất gia tu đạo đấy mà lại có phước.
Ví dụ như là Bác Hồ của mình là người mà hi sinh tất cả cho chúng sinh.
Chúng ta thấy không? Những người mà hi sinh tất cả cho chúng sinh, dù là người ở đâu cũng sẽ vì người khác.
Đại chúng có thấy đúng không ạ? Vì người khác hết và không có tư lợi một chút nào.
Vì thế cho nên Phật dạy là: “Những người xuất gia tu đạo, theo đạo Phật” “là những người không có tài sản.
” Tức là họ không có tham thì mình cúng cho người không tham thì họ sẽ có phước lành lớn hơn là mình cho những người có tham.
Ví dụ, một vị lãnh đạo mà không có tham, nếu như mình có đến nhờ họ thì đương nhiên là việc của mình sẽ thành công hơn là những người tham.
Đại chúng thấy đúng không ạ? Thế thì, ở đây cũng thế.
Những người xuất gia tu đạo là những người không có tham.
Người ta chỉ sống một cuộc đời Tăng sĩ.
Xả tất cả; không vợ, không con, không người thừa kế.
Luôn luôn học lời Phật dạy và mang những cái gì tốt nhất đến để dạy lại cho mình.
Đó là những người không có tham.
Vì không có tham, cho nên số tiền mình cúng dường cho họ, ví dụ như cúng dường về chùa Ba Vàng thì chư Tăng chỉ ăn có một ngày một bữa thôi, ăn chay một ngày một bữa.
Còn lại sức lao động của các Thầy và sự học tập của các Thầy thì lại cống hiến hết cho chúng sinh, nhé.
Vì sự cống hiến đấycho nên gọi là đức lớn.
Tức là cái đức rất là lớn.
Thì Phật có dạy như thế này: “Nhất thiết pháp giới duy tâm tạo.
” Tức là pháp giới của mình này là do tâm của mỗi chúng sinh tạo nên.
Đấy, ví dụ như là tâm của chúng ta là kinh doanh tiền, cho nên ngành ngân hàng nó sinh ra.
Tâm của chúng ta muốn có loài hoa tốt thì tự nhiên có ngành nghề chuyên trồng hoa.
Đại chúng xem có phải câu nói của Phật là đúng không nhé: “Tâm của tất cả chúng sinh, ” “nếu hướng đến muốn cái gì” “thì tự nó biến ra cái đấy.
” Đại chúng có thấy nó biến ra không? Ví dụ, tâm của những vị lãnh đạo là muốn có con đường cao tốc chạy từ Hà Nội lên đến Móng Cái chẳng hạn.
Nếu như thế người ta nghĩ đến đấy, thì tự nhiên trước sau cũng thành hiện thực.
Vì người ta sẽ dồn vào làm cái đó.
Ở tâm của người thanh tịnh thì sức biến đấy lại lớn hơn đại chúng ạ.
Thế cho nên là ở một đất nước, mà có một người tâm rất là lớn thì tất cả các tâm khác đều dồn vào.
Đều dồn vào, phụ thuộc vào cái tâm của người quảng đại vì chúng sinh này.
Cho nên Phật dạy thế này: “Ở đâu có một vị A-la-hán ra đời.
” Tức là một vị tu hành đắc đạo đấy.
“Thì ở đó là tất cả chúng sinh đều được nhờ.
” Tức là từ chư Thiên, người ta cũng cảm đức vị đấy, ở đấy mưa thuận gió hòa.
Vì là chư Thiên, chư Thần cảm đức của vị A-la-hán đấy thì tà ma không quấy nhiễu.
Vì tà ma không quấy nhiễu; cho nên, con người trở nên lành thiện với nhau hơn, chân thật hơn và các ác nạn ít xảy ra hơn.
Thế thì, Yến lại quay về chủ đề ở ngân hàng.
Thì vì cái này, cho nên đại chúng chúng ta khi làm việc thì chúng ta nên sử dụng cái tâm thế nào sẽ được việc của mình? Tức là sử dụng cái tâm thế nào thì thực sự được việc của mình.
Tức là mình học theo các nhà Sư nhé.
Yến cũng chia sẻ với đại chúng là: Mình học các nhà Sư, khi mà mình đi làm việc hoặc đối tác, công việc của mình thành công hơn.
Đại chúng thấy là nó rất ngược lại với ở ngoài.
Ở ngoài, chúng ta phải tìm cách ứng xử thế nào thật khôn khéo và khôn ngoan.
Ở bên ngoài nhưng trong tâm chúng ta thì lại bỏ quên.
Ví dụ như là ở bên trong có thù mấy, thù lắm nhưng bên ngoài vẫn ra vẻ nói cười.
Mình cứ nghĩ cái đấy lại thành công, nhưng thực sự cái đấy lại làm tổn phước của chính mình.
Vừa nãy, Yến đã giải thích cho mọi người là tất cả mọi người làm từ trưởng phòng trở lên đã có phước sẵn rồi.
Thì bây giờ chúng ta xoay tâm làm sao lại giữ được cái phước đấy, mà lại tăng phước trong lúc mình làm việc, bằng cách sử dụng Phật Pháp.
Còn cách ứng xử bên ngoài, chúng ta cứ việc ứng xử theo công việc hiện tại.
Nhưng tâm chúng ta làm sao để giữ tròn được cái phúc cho mình và mình sẽ đi lên, chứ không bao giờ đi xuống.
Thì đây là tham khảo trong Phật Pháp.
Tâm của mình phải học các bậc tu hành.
Tức là mình phải học được các bậc tu hành, để mình có tâm lớn.
Ví dụ: “Như thế nào gọi là có sự nương tựa các tâm?” Yêu thương thì có sự nương tựa của các tâm khác.
Đại chúng có thấy đúng không? Ví dụ, tâm mình có yêu thương, thì lập tức là người khác người ta muốn đến gần mình, đấy là tâm có yêu thương.
Thứ hai là tâm có tha thứ thì người khác cũng muốn đến gần mình, tức là bớt thù đấy ạ.
Yêu thương tức là thêm bạn, còn tha thứ thì sẽ bớt thù.
Còn thêm được hay chưa thì mình chưa quyết định.
Vì mình có tha thứ cho họ, nhưng ngay lập tức có thể họ chưa đến nhưng dần dần rồi họ sẽ đến.
Tức là mình phải tư duy thật sâu ở tâm này để mình thực tập cho thuần thục.
Thực tập cho thuần thục.
Bây giờ ở gia đình là các bạn tập thử ở trên con cái của mình, chồng của mình, xong sau đó đến đồng nghiệp của mình.
Cái này làm lợi ích cho rất nhiều người.
Ví dụ như là, các bạn không gặp được một người lừa đảo thì xã hội này cũng tốt lắm rồi.
Đúng không? Có những vụ thấy lừa đảo ngân hàng hàng bao nhiêu tỉ đấy, cũng làm cho xã hội loạn lên đấy.
Ta thấy đúng không? Mình vừa làm, vừa khổ rồi; xã hội cũng loạn lên.
Thì mỗi thành phần, Phật gọi là mỗi chúng sinh đều có lợi ích cho pháp giới này, nếu như mình biết cách sử dụng Pháp.
Thế thì thế này : Nếu mà các bạn đã có gia đình rồi, có con cái; tất nhiên các bạn bây giờ là thành phần trí thức, cho nên là các bạn ứng xử với con cái rất là tốt để khéo léo dạy con mình.
Rất là tốt! Cái đấy thì không phải bổ trợ về việc dạy con cái nhưng mà Yến cũng muốn chia sẻ để cho mình thấy là: Không phải riêng con cái mình mà là mình đang thành tựu cái tâm mình, chứ không phải là riêng đối với con mình đâu.
Mình chỉ có là: Từ con mình để mình áp dụng rộng ra đối với công việc, đối với cuộc sống của mình thôi, đối với tất cả các lĩnh vực của mình; khi mình biết áp dụng.
Khi mà các bạn chỉ bảo cho con mình, các bạn có thấy ân cần không? Rất là ân cần để cho nó hiểu.
Thì các bạn hãy ghi nhận tâm ân cần ấy và khi đó các bạn mang đến cơ quan.
Khi trong công việc, các bạn cũng so sánh hai cái tâm ấy; xem là mình chỉ bảo cho các bạn đồng nghiệp của mình hay cấp dưới của mình có bằng như thế không? Khi mà các bạn chỉ cần khởi cái tâm đo và để cho nó bằng như thế thì các bạn cứ yên tâm là các bạn sẽ có một đội ngũ ở bên dưới: Nếu người nào không tốt sẽ bị đào thải và người tốt sẽ tự đến với mình.
Đấy là nhân quả.
Bởi vì người khác sẽ nương tựa vào tâm của mình.
Tức là mình đang bồi dưỡng cho mình một nguồn tâm khiến người khác phải nương tựa vào mình.
Khác hẳn với sự tư duy ở bên ngoài rằng: “Tôi phải giấu đi, không dạy ai nữa, ” “sợ người ta bằng mình” “người ta sẽ chiếm chỗ của mình.
” Đấy là một cách tư duy sai lầm, không trong nhân quả.
Khi người càng dạy cho nhiều người thì phước của người này tăng lên.
Chỗ này mà không đủ chứa đức của người ta thì người ta sẽ phải rời lên chỗ cao hơn.
Đại chúng có thấy chỗ này tư duy có thấy đúng không ạ? Nếu như một người sân giận mà không biết chia sẻ thì cái người sân giận không biết chia sẻ và không dạy dỗ thì phước của người ta không bao giờ làm lãnh đạo được.
Có thấy đúng không? Càng lãnh đạo cao thì càng dạy cho nhiều người.
Vì thế cho nên, mình muốn gieo cho mình một cái nhân làm lãnh đạo cao và lâu dài thì mình phải biết bảo vệ cho đại chúng của mình.
Tức là những cái gì xấu của đại chúng của mình thì mình phải biết dạy cho người ta cho thật tốt và đừng nghĩ người ta là người mà mình sai xử, quát nạt.
Vì sai xử, quát nạt thì phước của mình giảm và không có ai nương tâm vào mình thì mình không lên chỗ tốt được.
Đấy, đôi khi mình cứ mải mê nghĩ rằng là: “Mình có thể chạy tiền để lên chỗ này, lên chỗ kia.
” Nhưng do phước của mình không đủ mình có chạy thế, chạy nữa cũng không lên được.
Đại chúng có thấy đúng không ạ? Còn người, người ta chạy tiền mà lên được là người ta cũng có phước đấy.
Tuy rằng, người ấy đầu óc chưa phải là giỏi nhưng cái phước người ta lớn người ta vẫn lên được chỗ đấy và người ta sẽ chọn được người trợ lí giỏi.
Đôi khi người trợ lí giỏi và người lãnh đạo không giỏi nhưng lại rất là phát, nhưng mà đôi khi người lãnh đạo giỏi mà nó lại cứ đi xuống, đấy là mình không hiểu được nhân quả như thế này.
Tức là mình không nuôi dưỡng cho mình, là có người khác phải nương tựa vào mình.
Mà lãnh đạo lại rất cần cái nhân duyên là người khác quy phục mình, nương tựa mình và cần có mình.
Thế thì, cần có mình thì mình phải là người tha thứ, mình phải là người chia sẻ, mình phải là người dạy dỗ, mình phải là người nâng đỡ.
Ngần đấy thứ tâm thì khiến cho các bạn có thể phát triển được công danh, cũng như là kinh doanh, phát triển rất là tốt.
Từ việc gia đình cho tới việc cơ quan, các bạn phải theo dõi hai cái nguồn tâm là: con mình với đồng nghiệp của mình, xem mình đối xử với họ có giống nhau chưa? Cái này lại thêm một phần thế này: Phật dạy: “Tâm gì là tâm lớn?” “Tâm bình đẳng là tâm lớn.
” Đại chúng có thấy, ở đâu có bình đẳng thì ở đấy có an vui hơn là có áp đặt; áp đặt thì ở đâu không phát triển được.
Cho nên nếu như mình lãnh đạo với tâm áp đặt thì mình không phát triển được.
Tức là mình không phát triển được, phước của mình giảm nên mình không phát triển được.
Cho nên mình phải khởi ra những cái bình đẳng ở ngay phía sâu trong tâm mình.
Tuy rằng có thể là nhân viên của mình chưa tiếp nhận điều đó nhưng mình phải lên một kế hoạch.
Ví dụ như em này, em cũng dốt về mặt này chẳng hạn.
Tạo điều kiện cho em ấy làm, tức là mình tạo điều kiện, chứ mình đừng nghĩ ngay rằng là: “Vì nó dốt thế, ” “mình mang nó đi, mình nói xấu nó chỗ này một tí, ” “nói xấu chỗ kia một tí, nói xấu chỗ kia một tí, ” “hay kê kích nó một tí.
” Thì lập tức mình sẽ mất phước.
Thì những người giỏi hơn khác cũng không về chỗ mình.
Khi mà có một nhân viên nào đó không tốt, không giỏi thì mình khởi một tâm là: mình hãy dạy cho em, hãy chia sẻ cho em nó rồi nhắc những đồng nghiệp là hãy chia sẻ cho bạn ấy, giúp cho bạn ấy.
Mình đừng nghĩ đến cái lợi ngay trước mắt là người đấy phải tốt với mình, mình đừng nghĩ như thế.
Nếu như mà mình càng ngày, mình gieo nhân quả của mình tốt lành thì người nào mà người ta chưa đủ phước thì người ta sẽ bị đào thải.
Tức là tự người ta sẽ bị đào thải.
Đấy là, trong quá trình vận chuyển của tâm là người ta sẽ bị đào thải, không thể làm người trợ lí cho mình, không thể là quân mình được nữa.
Mà mình sẽ theo tâm của mình chiêu cảm lên những người rất giỏi và trung thành đến với mình.
Tâm yêu thương, thì tất nhiên là quả phải yêu thương.
Đại chúng thấy đúng không? Nhưng nó có một phần như thế này, mà người đời, người ta sợ, người ta bảo: Mình tốt với người ta, nhưng người ta lại phản mình.
Không phải đâu.
Cái người tốt này chuyên tốt với người nhưng mà trong tâm coi thường người ta thì cái nhân coi thường mới bị người ta phản.
Đấy, đại chúng nhé! Đó là Yến nói sâu trong tâm.
Chỗ này đại chúng có hiểu không? Tức là luôn ở trong tâm mình trân trọng, thì tâm trân trọng người không bao giờ bị phản hết.
Dù là ở đâu người ta phản người khác nhưng lại không phản mình.
Rất là trân trọng! Giống như Bác Hồ mình có Tạ Đình Đề đấy.
Đến nơi để giết Bác thì đến nơi lại được quy thuận, lại chính là quy thuận ở cái tâm của Bác đấy.
Tức là ở cái tâm của người ta quảng đại, bình đẳng, yêu thương, tha thứ thì người ta sẽ biến tất cả những khó khăn thành những cái dễ dàng.
Vậy thì lại một phần nữa, để làm sao cho mình với cấp trên, vừa nãy với cấp dưới rồi, phải không đại chúng? Giờ với cấp trên nhé.
Cấp trên mình sẽ tìm cách ứng xử như mình ứng xử với chồng mình.
Tìm cách ứng xử như ứng xử với chồng, với vợ mình thôi.
Tức là sao? Với chồng, với vợ mình thì mình thường nhẫn nhục và nhẫn nại.
Đại chúng có thấy đúng không? Không oán trách và muốn người ta luôn được vui.
Đấy, mình về với chồng mình dù chồng mình có không tốt nhưng mình đôi khi rất muốn chồng mình vui, chứ có ai muốn chửi chồng cho bẽ mặt ra đâu.
Đại chúng thấy đúng không? Thế thì, tốt nhất là với cấp trên, mình đừng bao giờ nói xấu.
Đừng bao giờ nói xấu và đừng khởi tâm nói xấu.
Tức là mình đừng khởi tâm nói xấu người ta.
Trong nhà Phật có nói: Có nói xấu thì cũng không giải quyết được cái gì cơ mà.
Đại chúng có thấy đúng không? Và quán thế này này: Mình với người này là có nhân duyên với nhau.
Có nhân duyên với nhau, cho nên mình mới về làm cấp dưới người ta.
Đại chúng thấy đúng không? Có nhân duyên với nhau thì mình mới làm cấp dưới của người ta.
Thế nếu như mình mà.
.
.
Đây là, Yến chỉ nói cho những người chưa phải là giám đốc nhé, tức là cấp dưới của giám đốc đi.
Thế còn giám đốc thì vừa nói đối xử như mẹ với con rồi.
Với nhân viên của mình, mình phải biết nâng đỡ, yêu thương, tha thứ và bồi dưỡng thì sẽ tốt cho tất cả.
Tức là mình chăm cội phúc của mình, tâm thật là tốt thì phước cao lên.
Ví dụ như là, giám đốc thỉnh thoảng tổ chức chị em đi phóng sinh một chút; dù nhiều, dù ít cũng là tâm yêu thương.
Khi đấy thì, tất cả cùng chung một nguồn tâm giải thoát thì các công việc của mình cũng sẽ hanh thông lên.
Nó cũng hanh thông rất tốt.
Tại vì người ta đang chết mà mình cứu người ta thoát, tất cả cùng nhau như thế thì nhân duyên ấy, nó thoát.
Yến kể cho đại chúng nghe là: Yến xin kể từ giám đốc xuống đã nhé, rồi tí nữa từ dưới lên sau nhé, để cho hết ý đã nhé.
Có anh là giám đốc của công ty cơ khí xăng dầu Sài Gòn.
Công ty của anh là đứng bên bờ vực thẳm của phá sản.
Năm ấy, Yến vào trong miền Nam cùng quý Thầy hộ cho anh ấy là năm 2012, 2012 hay 2013 gì đó? Tức là anh ấy gọi là phá sản rồi đấy.
Khi vào đến nơi, mà công ty anh ấy vay có mấy chục triệu cúng dường.
Bốn chục triệu hay năm chục triệu gì đấy, anh cúng dường mà anh phải đi vay toàn phần đấy.
Thế mà hướng dẫn cho anh ấy, xong là anh ấy để cho cả công ty anh ấy quy y Tam Bảo, cả công ty luôn.
Thế là tất cả mọi việc gì cùng tổ chức nhau, cùng đi phóng sinh, xong tổ chức cùng nhau tụng kinh, tức là cứ thế nó vực dần, vực dần lên.
Cho đến hai năm sau thì anh ấy bảo là: “26 năm làm giám đốc, ” “chưa bao giờ công việc nó lại nhiều đến mức độ” “tăng cả ba ca mà không hết việc.
” Năm vừa rồi vào đến nơi, thì công ty của anh đã mua sang một công ty mới là hơn 1000 tỷ, sang một công ty mới.
Và năm ngoái, vào tháng sau mới đến rằm tháng bảy thế mà anh đã bảo là vượt quá 100% kế hoạch.
Vượt quá 100% kế hoạch.
Tức là anh ấy rất kiên trì tu theo Phật Pháp.
Rất kiên trì! Khi mà có nhân viên bên dưới làm sao, anh qua một thời kì mà để cho anh lên, rất là khổ, tức là bên dưới nó phản.
Thì từng chút, từng chút, anh gọi điện để giúp anh chỉnh tâm, biết tha thứ cho bên dưới.
Thế rồi mà, anh có một đội ngũ lãnh đạo, bây giờ gọi là trung thành gần như là tuyệt đối rồi đấy.
Thì cái đấy là gieo nhân là tâm anh ấy hết, chứ không phải là vất vả làm cái gì đâu, chỉ ở tâm mỗi của anh ấy thôi.
Còn phần anh phát tâm cúng dường thì anh ấy cứ tùy ý thôi, thế còn đâu là anh ấy chỉnh sửa từ cái tâm của anh ấy mà chuyển hóa công việc rất là nhanh.
Đấy, cho nên tâm của người giám đốc rất là quan trọng.
Nếu bên dưới có người không trung thành thì mình sẽ nói với người ta bằng tất cả cái tình của mình.
Anh ấy có một cậu, cậu này người miền Bắc vào, anh xin cho một cậu này, tức là anh kéo cậu ấy vào làm.
Cậu ấy làm bên phó phòng kế hoạch gì đó, tới khi mà cậu này bán thông tin, với bán các thứ cho các công ty bên ngoài, xong về sau lại lật cả anh ấy thế mà rồi, anh vẫn cho cậu ấy 300 triệu đấy.
Anh ấy cứ bảo cậu ấy ở lại làm mãi, làm mãi.
Tức là anh ấy bảo là cuộc đời anh chưa bao giờ biết nhẫn nại thế này.
Tự nhiên giám đốc lại đi nhẫn nhân viên thế này.
Đấy, chẳng bao giờ lại đi nhẫn như thế đâu.
Thế rồi nó còn đe dọa anh ấy là: Nếu mà anh không xin việc cho vợ nó đi nơi khác làm, thì nó sẽ mang hết những giấy tờ gì ra đấy, để nó mang ra pháp luật.
Bảo anh cứ yên tâm.
Đây là cái nghiệp của anh rồi.
Anh cứ lấy tâm yêu thương, đừng bao giờ anh khởi lên niệm giận nó, hay là nghĩ là nó phản bội.
Đây là nghiệp của anh rồi, anh cứ lấy tâm yêu thương, anh sám hối Phật.
Thế mà rồi mọi việc qua rồi, mà mọi việc lại càng tốt đẹp lên so với lúc cũ càng tốt đẹp lên đấy, đại chúng ạ! Chứ nếu như không gặp Phật Pháp, anh ấy bảo:“Nếu anh không gặp em, không gặp Phật Pháp” “thì anh cho xã hội đen khử thằng này lâu rồi.
” Yến bảo: “Nếu mà anh khử người ta” “thì nghiệp này của anh, nó chỉ tăng lên thôi.
” “Sau này trong tất cả các công việc của anh, ” “thì sẽ bị người này hại, người khác hại.
” “Tại vì cái nghiệp đấy đã tu cho nó hết đâu, nó chưa hết.
” “Thì lấy yêu thương hóa giải hận thù, ” “thì anh sẽ được tốt đẹp.
” Đúng là anh ấy kiên trì, rất là tốt đẹp.
Cho nên ở phần lãnh đạo cũng vậy.
Yến đã tiếp xúc với rất nhiều lãnh đạo, gặp phải những nhân viên quả thật là phải dùng từ vô ơn, rất vô ơn và vô đạo đức.
Thế mà người lãnh đạo người ta biết kiên trì dụng Phật Pháp mà người ta chuyển hóa được hoàn toàn công việc.
Rất là lợi ích! Là bởi vì là mình còn sống ở môi trường này, cho nên mình phải tu dưỡng môi trường này cho thật tốt thì mới được.
Thế thì, ngay từ lúc mình chưa có nạn mà mình biết tu tâm như thế thì cái nạn nó không đến, tự nó tiêu mất ngay.
Cái nạn nếu có thì nó sẽ tiêu.
Nếu trong tiền kiếp trước mình có làm những việc gì mà đến bây giờ mình làm lãnh đạo, mình phải gặp nạn không trung thành, vô ơn, bị lừa đảo thì nó sẽ tiêu ngay đi vì gieo cái nhân tâm đấy thì nó không phát triển ra và mình làm những điều thật là tốt, thật là thiện lành.
Ví dụ, Yến bảo đại chúng là tổ chức cho nhân viên mình biết quy y Tam Bảo, biết nương tựa vào Tam Bảo.
Cho người ta những bài nhân quả thì tự nhiên người ta chuyển tâm người ta.
Chuyển tâm người ta thì đương nhiên việc ác khó đến với mình.
Đấy là lợi ích của Phật Pháp đối với tất cả những người làm lãnh đạo trong kinh doanh.
Rất là lợi ích.
Giờ thì Yến chuyển sang phần cấp dưới với cấp trên nhé.
Thì Yến cũng vừa nói là mình dùng cái tâm của mình đối với cấp trên như là người chồng của mình, như là một người trụ cột trong gia đình mình.
Đôi khi chỉ nói là: “Tôi chỉ nhịn được chồng tôi, ” “chứ bên ngoài thì tôi không ai nhịn được.
” Đại chúng có thấy đúng không? “Về tôi chỉ là chồng tôi thôi, ” “chứ còn ở ngoài thì tôi không nhịn ai được đâu, ” “tôi không chịu được.
” “Cấp trên thì cấp trên, ” “tôi chỉ quan hệ với nhau vì tiền thôi.
” Nhưng mà không phải là như thế đâu ạ.
Dù người ta không tốt với mình, nhưng mình đừng bao giờ nghĩ với cấp trên là: “Tôi tốt với anh, ” “tôi mong rằng anh sẽ đặt tôi vào chỗ này, ” “vị trí này, vị trí kia.
” Mình đừng khởi tâm như thế là tâm tham, vì cái tham cho nên mình tổn phước.
Đại chúng có hiểu được chỗ này không? Đừng tham, mình hãy tự tại tất cả với cái phước báo của mình, mình không cần lợi dụng.
Ví dụ như này này, Phật dạy như này này: “Người trên đối với kẻ dưới ra sao, ” “người dưới đối với kẻ trên thế nào?” Đây là Phật dạy vợ đối với chồng nhé, đây là vợ đối với chồng Yến áp dụng sang phần kinh doanh.
Chủ đối với người làm, người làm đối với chủ là Phật dạy hết.
Ví dụ chủ đối với người làm là phải chăm lo cho họ.
Ví dụ như mỗi khi họ ốm đau phải hỏi han nhưng thường thường mình làm lãnh đạo bên trên.
thì phần ấy mình ít đi, mình hời hợt không để tâm đến.
Đã gọi là đối như đối với con mình, trên đối với dưới đấy.
Xem đã khỏi chưa, đã khỏe chưa, gia đình có cái gì khó khăn, bất cập lắm không.
Chị em có thể giúp được cái gì không? Tức là mình thật tâm.
Thì cái nhân duyên, nhân quả ấy khiến cho mình luôn luôn được người khác quan tâm đến mình.
Tức là mình có thể thăng chức được đấy.
Đại chúng thấy đúng không? Nhưng nó phải là thật tâm nhé, nó phải là thật tâm.
Tức là điều kiện của mình, khi người ta ốm, thì mình phải nghĩ là thế này: “Nếu mà mình ốm thế này” “giá mà chị em đồng nghiệp hỏi thăm mình” “hay tổ chức đến giúp đỡ mình thì mình rất vui.
” Thế thì người ốm kia, mình đặt địa vị mình vào đấy và mình cũng làm như thế với thật tâm.
Mình đừng sợ người ta nói là mình giả tạo.
Đây là mình đang tu ai hiểu thì hiểu, không hiểu thì thôi, miễn là việc của mình đang tu là được.
Đại chúng thấy đúng không? Mình biết gieo nhân này, ra cái quả đấy mình cứ thế mà gieo nhân thôi.
Ngay đó thì con mình đã được hưởng phúc là nó sẽ chơi được với người tốt rồi.
Tại phúc đức ở mình mà ra mà.
Đại chúng thấy đúng không? Những người tốt sẽ đến chơi với nó, cho nên không vứt đi cái nhân quả gì cả đâu.
Đã gieo nhân là thể nào cũng có quả, không vứt đi được mà sợ.
Đôi khi mình bị chướng ngại là sợ người khác đánh giá nhưng mình gạt qua cái đấy đi, mình cứ thấy thiện là mình làm thôi.
Đại chúng có nhất trí không? Cứ thiện là làm thôi, không cần phải người nào đánh giá, không sợ gì.
Tức là mình thiết lập cho mình cái nhân đầu tiên và nó sẽ đi theo là như thế.
Tức là trong cuộc đời của mình, nó sẽ là như thế mình cứ thiết lập như thếvà thành tựu như thế.
Những người nổi tiếng ở trên thế giới này, người ta có ngại gì ai đâu.
Đại chúng thấy đúng không? Tự thiết lập cho mình một tư tưởng và tự phục vụ tư tưởng đó đến cùng, cho nên trở thành người nổi tiếng.
Đại chúng có thấy chỗ này đúng không? Nhưng mà mình thường bị chướng ngại vì những người xung quanh.
Ví dụ người xung quanh nói cái gì, mình làm việc thiện cái là mình ngại.
Nếu như mình thiết lập cho mình một tư tưởng, một phong cách làm việc đúng nhân quả, mình cứ thế mà làm.
Vì mình đã là lãnh đạo rồi mà, cho nên bên dưới người ta sẽ theo mình sống theo đúng như thế thì rất là tốt.
Thế còn bên dưới thiết lập cho mình một quan điểm với cấp trên cũng vậy.
Ví dụ như làngười ta là cấp trên của mình, người ta lo việc sống chếtcho toàn công ty mình thì mình cũng ở trong đấy.
Đừng sợ thiệt thòi.
Cho nên Phật dạy người vợ thế này.
“Người vợ khi dậy thì dậy sớm, dậy thì dậy sớm hơn chồng” “đi ngủ thì đi ngủ sau chồng” “dậy sớm để xem công việc được lo toan thế nào.
” “Và đi ngủ sau” “để xem công việc đã hoàn tất hay chưa.
” Đó là người vợ đấy.
Thì ở công ty mình, nếu như sếp của mình dù là nam hay nữ, mình đừng quan trọng.
mà mình cũng phải giống như người lo cho chồng mình đấy.
Người này ở ngoài đời người ta gọi là “ích tử vượng phu” đấy.
Tức là cánh tay phải của chồng, nơi mà chồng mình rất yêu quý mình và giao tất cả tài sản cho mình.
Đấy là mình đang học nhân quả nhé, mình đang học nhân quả.
Thế thì tất cả những công việc gì mà của sếp mình phải lo.
Mình biết được, mình sẽ chung tay mình lo.
Đừng nghĩ rằng là: “Tôi lo cái này để anh để ý đến tôi.
” Mình bỏ cái đấy ra ngoài đi để mình tu cái nhân quả cho mình đi.
Mình có tu được cái nhân quả này thì mình mới lên làm sếp được.
Đại chúng có thấy đúng không? Phải tu được cái nhân quả này mới lên làm sếp.
Tức là biết lo toan công việc, biết làm người phụ tá giỏi thì nhân quả đấy là mình sẽ có người phụ tá.
Phải làm sếp thì mới có người phụ tá.
Đại chúng thấy đúng không? Nếu không gieo nhân làm người phụ tá thì lấy đâu ra người phụ tá.
Đại chúng thấy đúng không ạ? Cho nên Phật dạy mình rất là kĩ càng trong tất cả mọi việc.
Rồi đại chúng chúng ta có một phần Phật dạy nữa là thế này: Trong mười phần tài sản của các ông làm ra thì một phần tài sản để phụng sự cha mẹ.
Tức là phần nhỏ hay phần lớn là mình tùy nhé.
Chứ không phải là cứ chia ra, ví dụ 100.
000 nghìn thì chia ra làm 10 phần đều nhau đâu, không phải là nó đều nhau, nhưng mình phải chia trong đó đủ 10 phần, đại chúng ạ, đủ 10 phần.
Phật dạy: Thì tài sản sẽ được lâu bền, một phần là để phụng dưỡng cha mẹ.
Thế cho nên là: Bất kể ai cũng thế, dù giàu dù nghèo, trong một tháng đều phải hỏi thăm cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ.
Mình có phụng dưỡng cha mẹ mình, tức là người sinh ra mình, nuôi dưỡng mình, mình có ơn thì tất cả những người mà mình giúp họ, họ sẽ ơn mình.
Đại chúng thấy đúng không? Chứ đừng nói là bắt phải ơn tôi, anh không có nhân để ơnthì làm sao được? Đại chúng thấy đúng không? Anh không gieo nhân ơn thì không bao giờ có ai biết ơn anh cả.
Người sinh thành dưỡng dục ra mình mà mình không ơn nổi.
Cha mẹ gọi là cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, mà mình không ơn nổi thì ngoài đời không có ai người ta ơn mình cả.
Dù mình có làm gì đi chăng nữa cũng không có ai ơn.
Cho nên Phật dạy: Một phần tài sản phải để phụng dưỡng cha mẹ.
Cho nên ví dụ đây là người nam hay người nữ.
Vợ chồng có cãi nhau là việc của vợ chồng, không liên quan gì đến cha mẹ.
Đại chúng có đồng ý không ạ? Chồng có đánh cho một trận lên bờ xuống ruộng thì việc thăm bố mẹ chồng vẫn là việc thăm bố mẹ chồng.
Tình cảm không hề sứt mẻ.
Bởi vì chẳng ai dạy con cái mình thế hết.
Đại chúng có thấy đúng không ạ? Đây là do duyên nghiệp của hai vợ chồng chứ, liên quan gì đến bố mẹ chồng đâu.
Nhưng mà bố mẹ chồng, bố mẹ vợ lại rất quan trọng ở cái phần này.
Mình có hạnh phúc hay không, có lên được hay không lại do mình, cái tâm hiếu này với tổ tiên nhà chồng.
Thì một phần là các bạn đi cúng dường cho gia tiên nhà chồng.
Một phần là phụng dưỡng bố mẹ còn sống này, một phần là cúng dường cho gia tiên tiền tổ hai bên.
Nhớ ơn công sinh thành dưỡng dục thì khiến mình có cái phúc.
Đấy nhé, cái phúc đấy.
Có nhiều những người mà người ta, luôn luôn đi về cúng mộ của các cụ thôi, mà người ta cũng làm ăn được đấy.
Đấy là do người ta nhớ đến cái ân của những người sinh thành dưỡng dục, chứ chưa phải các cụ ấy phù hộ cho đâu.
Không phải các cụ phù hộ, mà do tâm biết ơn này này.
Người ta nghĩ là có ông, có cha, có bà, có các cụ, mới có mình, người ta có cái tâm đấy.
Thì tự nhiên cái phúc người ta sẽ được sinh ra, đại chúng nhé.
Thế thì mình phải hiếu dưỡng, một phần tiền để ra hiếu dưỡng cha mẹ tổ tiên.
Cái việc đấy hàng tháng là mình phải có đấy, dù nhiều dù ít.
Mình bận, không về được, thì hai ba tháng mình về, có đồng quà tấm bánh.
Dù cha mẹ có giàu nứt đố đổ vách ra, nhưng mình cho các cụ một đồng, hai đồng, các cụ vẫn quý.
Bảo là:“À, đấy là nó có tâm với tôi đấy!” “Chứ không phải là tôi thiếu.
” Tuy rằng bố mẹ mình vẫn cho mình tiền.
Đại chúng có thấy đúng không ạ? Cho tiền là việc cho tiền nhưng về mua quà và mua đồ thắp hương, các cụ vẫn quý lắm.
Thì chính cái tâm các cụ quý mình là tâm mà thể hiện mình biết ơn, nên các cụ mới quý mình.
Thì cái tâm đấy giúp cho mình dễ dàng trong công việc làm ăn hơn, giúp cho mình dễ dàng hơn.
Thế nữa, một phần tiền để phục vụ cho cuộc sống gia đình, chăm lo cho con cái.
Cái đấy thì bao giờ mình cũng có rồi.
Một phần tiền nữa là để lúc ốm đau bệnh tật, cái đấy là mình vẫn có rồi.
Một phần tiền để tái sản xuất lao động là mình cũng đã có rồi.
Là bao giờ cũng để đấy để làm ăn kinh doanh đủ thứ, các thứ là mình vẫn có.
Đại chúng thấy đúng không? Còn một phần tiền là để thăm họ hàng, bạn bè.
Tức là thật tâm những lúc người ta ốm đau hay là bạn bè như thế nào là mình đều thăm nom được.
Đấy là một phần tiền.
Còn một phần tiền là để cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn.
Tức là mình phải biết cúng dường tạo phúc cho mình hàng tháng.
Là mình không để cho cái phúc của mình, nó hao mòn đi, đại chúng ạ.
Hàng tháng chúng ta đều sắp ra một khoản tiền dù nhiều dù ít, tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh của gia đình.
Yến đi về các vùng quê đấy, Yến cũng bảo các cụ thế này này.
Các cụ cứ tuần rằm, mùng một các cụ cứ cúng dường Tam Bảo cho con 500, 1000 đồng.
Ai cho các cụ, các cụ bớt đi cái bánh rán, các cụ cúng dường để cho các cụ là: con có gieo vào hạt giống phước.
Tại vì chúng ta đi làm là toàn hái phước từ kiếp trước cả đấy chứ, có phải tự nhiên đâu.
Đây là kiếp trước mình gieo trồng rồi, kiếp này mình hái quả.
Đại chúng thấy đúng không ạ? Có những người kiếp này sinh ra đời, do cái nhân của kiếp trước phải sinh ra đã nghèo khổ, ngu si đần độn rồi, cũng chẳng làm ăn gì được.
Đại chúng thấy đúng không? Còn có những người sinh ra đời thì làm đâu hỏng đấy, có những người thì rất giỏi giang nhưng làm đâu thì bị lừa đấy.
Có phải là kiếp trước nó sinh ra không đại chúng? Thế thì kiếp này mình lại bồi phước vào.
Nếu như kiếp trước nghiệp nó nặng thì nó sẽ chuyển đi.
Còn nếu như mà phước kiếp trước có thì mình lại tiếp tục bồi lên cho nó sung mãn, để cho mình không bị mòn đi cái phước.
Cho nên các cụ mới nói thế này: “Sông thì có lúc cạn lúc đầy, ” “người thì có lúc thành đạt và cũng có lúc phá sản.
” Thế thì chúng ta phải theo Phật Pháp để lấy thành đạt, đừng đi với phá sản.
Đấy, con ngoan thì đừng để cháu hư.
Đại chúng có thấy đúng không? Tức là nó không lúc lên lúc xuống.
Thì mình biết khi mà mình chăm bồi vào cái cây này rồi thì đến vụ mùa, ví dụ như cây vải chẳng hạn.
Thì đến cái mùa năm nay mình chỉ biết đi hái thôi.
Chỉ có thấy nó ra quả rồi thì hái.
Tức là kiếp trước đã chăm rồi đến năm nay chỉ có hái thôi, không bồi thêm nó thì đến vụ dần dần thì nó phải làm sao? Quả nó sẽ ít đi, ít dần, ít dần.
Vì mình không chăm vào nó thì hái nó phải hết.
Cho nên một phần tiền để cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn chính là phần để tạo phúc cho mình.
Thì đấy là phần phúc báo của mình mà mình phải chăm lo.
Thì đối với cấp trênmình cũng phải có tâm như vậy: lo đằng trước, lo đằng sau.
Yến kể cho đại chúng nghe, đối với cấp trên, mình có những cái là đừng nghĩ rằng thế này: “Một người nào đó” “mà đến thăm bố mẹ cấp trên ốm đau.
” “Đừng nghĩ là vì người khác đi cho nên tôi cũng đi.
” Cùng là đến thăm nhưng mình xoay cái tâm đi thì cái phúc sẽ khác đi đấy, đại chúng ạ.
Mình khởi một cái niệm thế này rồi mình đi thăm: “Dù là vợ của sếp ốm, chồng của sếp ốm” “hay là bố mẹ của sếp ốm.
” Tức là ai mà chẳng phải đi thăm rồi.
Đại chúng thấy đúng không? Thế nhưng mà thường thường khởi ở trong tâm thì nó thường hay có cái như thế này.
“Sếp mà không đi thăm thì chết.
” Đại chúng có thấy đúng không ạ? Thường thì nó hay có suy nghĩ thế.
Đây Yến thì cứ nói đúng cái tâm lý thôi.
Không đi thăm hay là đi thăm chậm trễ, sếp mà quở thì mình cũng phiền lắm.
Rồi sếp sẽ đì đấy, lo ngại phần đấy.
Không biết là ở đây các sếp thì có cái tâm lý như thế không thì không biết nhưng mà thường thì nó là như vậy.
Mình chỉ cần xoay tâm đi một cái thì phúc của mình tự sinh, xoay cái tâm thôi: “Con cám ơn bà hay là con cám ơn ông” “đã sinh ra một ngườimà có duyên lãnh đạo con.
” “Con mang quà này đến để tri ân công đức của ông bà.
” Tự nhiên phúc của mình tăng.
Đại chúng thấy cũng là một cân cam thôi nhưng mà hai tâm thì sinh ra hai phúc.
Tức là một cái thì phỉ báng người ta, bực mình với người ta.
Còn một cái thì quả thật là bây giờ là người ta đang lãnh đạo mình đây.
Dù dốt hay giỏi người ta cũng đang lãnh đạo mình.
Đại chúng thấy đúng không? Dù là người ta có dốt hay có giỏi nhưng lương của mình thì vẫn cứ phải dưới sự lãnh đạo của người ta, mình mới được đồng lương.
Đại chúng thấy đúng không? Vẫn cứ phải thế, vẫn cứ phải dưới sự lãnh đạo.
Vì thế cho nên cha mẹ ốm thì mình phải đến thăm với tâm tri ân ông cụ, bà cụ đã sinh ra một người con mà quả thật là có duyên để cho con làm phó hay là con làm cấp dưới.
Dù sao cấp trên người ta vẫn lo cho cấp dưới đấy, đại chúng ạ.
Đúng không? Xét theo cái phước là người ta lo cho 10 người thì mình chỉ lo cho chín người, nếu mình là phó.
Đại chúng thấy đúng không? Tại còn một người trên mình không lo, cho nên cái phước của mình không thể cân bằng bằng người ta được.
Cho nên mình tri ân thì mình sẽ được ân.
Tức là khi mình tri ân đến ông bà cụ này, thì bố mẹ mình cũng được phước là sẽ có duyên.
Đời mình không thành tựu thì đến đời con mình sẽ lên cao để cho mình có được cái ân mà người ta sẽ đến tri ân mình như vậy.
Không gieo nhân thì lấy đâu ra quả.
Đại chúng thấy đúng không ạ? Cũng là một cái tâm khi mà mình xuất phát, mình làm việc thôi nhưng mà cái nghiệp của mình sẽ chuyển và cái quả của mình sẽ khác đi, nó chỉ là tâm mình thôi.
Thế thì khi mình đến đấy thì mình sẽ bỏ qua được.
Ví dụ người ta có trịnh thượng hay có như thế nào đấy, thì mình đến bảo: “Đúng rồi, ai cũng thế thôi”.
Ở thế gian nếu chưa biết tu.
Đại chúng có thấy có đúng không ạ? Chưa biết tu thì người ta phải hãnh diện với những gì mà người ta được chứ.
Người ta cũng vất vả bao nhiêu lâu rồi.
Mình đến đấy, mình có hai nguồn tâm như thế này: “Con đến đây, con học được của cụ là” “nếu như mà con cháu con mà làm như thế này, ” “con sẽ yêu thương những người đến” “và con sẽ biết ơn những người đến.
” Nếu về gieo nhânthì mình đã hơn người ta rồi.
Đại chúng có thấy đúng không? Mình sẽ hơn và như thế rồi đến đời con, đời cháu mình sẽ tốt.
Đấy là Yến cũng nói qua về nhân quả biết tu tâm trong đạo Phật đối với đời sống hàng ngày của tất cả mọi người, chứ không phải nói là riêng gì một ai đâu.
Cấp dưới, mình cũng biết cách tu tâm để chuyển nghiệp; cấp trên, mình cũng biết tu tâm để chuyển nghiệp.
Nếu như lãnh đạo biết tu tâm như thế thì bên dưới rất là tốt.
Những cái thất thoát tài sản, hay lừa đảo không xảy ra đến với chỗ mình, đến chỗ khác.
Bởi vì chỗ mình không dung thứ những tâm bất thiện như thế thì nó sẽ không có, đại chúng ạ.
Thì Yến cũng chỉ biết chia sẻmột phần như thế thôi, vì là cũng không biết đặc trưng công việc của chị em lãnh đạo là thế nào, chỉ biết theo sự suy nghĩ của Yến thôi.
.