Có bạn tên là Vinh Anh hỏi rằng: “Kính bạch Thầy!” “Con là sinh viên mới ra trường, ” “đi làm mới được 3 tháng.
” “Tháng đầu tiên đi làm, con cảm thấy rất hứng thú và tích cực.
” “Nhưng sang tháng thứ hai thì con cảm thấy mệt mỏi.
” “Có những công việc con cứ trễ nải và nghĩ:” “Thôi! Để ngày mai làm cũng được.
” “Cứ thế, công việc con càng trì trệ hơn, ” “khó thoát ra được.
” “Con không biết phải làm cách nào” “để con có thể thay đổi tư tưởng một cách dứt khoát?” “Kính mong Thầy chỉ dạy giúp con.
” “Con xin cảm ơn Thầy!” Kính thưa đại chúng! Lẽ thường, tâm lý của con người chúng ta, là người phàm phu thì thường sao? Thích cái mới, chán cái cũ.
Cái gì mới cũng thích, cái gì cũ rồi cũng chán.
Ta có cái áo mới thì lúc đầu ta mặc, ta nâng niu, giữ gìn lắm; nhưng mà mặc vài tháng, nó cũ rồi, bắt đầu thấy chán, nó lỗi mốt rồi, cũng bắt đầu chán.
Mua được cái xe mới, mới mua về thì nâng niu giữ gìn quý lắm, đi đâu là thích lắm, nhưng mà đi được nửa năm rồi, bắt đầu chán.
Cái gì cũng vậy đó, cái nghề, trong nghề nghiệp cũng thế.
Mới vào nghề thì hứng thú lắm, một thời gian thì bắt đầu chán.
Mà chẳng phải là chúng ta đâu, ngay người xuất gia như các Thầy cũng thế đấy.
Cho nên trong nhà Phật có câu là gì? “Nhất niên Phật tại tiền, ” “Nhị niên Phật ra hiên, ” “Tam niên Phật thăng thiên” là thế.
Mới đi xuất gia thì tu hành tinh tấn lắm, ham thích tu tập lắm, năm thứ nhất thế; năm thứ hai, bắt đầu thấy trễ nải; năm thứ ba, bắt đầu là hoàn toàn dễ duôi rồi.
Nghe không? Đấy là cái tâm thái thông thường của người chúng ta, mọi việc nó đều thế, chúng ta còn phàm nhân mà.
Vậy thì bạn này, bạn ấy cũng vào tình trạng này.
Đi làm 3 tháng thì tháng đầu rất hứng thú, tích cực; nhưng sang tháng thứ hai bắt đầu chán, mệt mỏi, có thể do công việc áp lực này khác.
Thế thì bây giờ làm sao đây thưa đại chúng? Nếu mà cứ như vậy, mà khi bạn ấy đã chọn cái nghề của bạn ấy để bạn làm cái nghề suốt đời mà làm việc chán nản thế này thì làm sao mà thành công được, làm sao mà mình giỏi giang được? Không thể thành công được thưa đại chúng.
Vậy thì bây giờ bạn làm sao? Theo Thầy thì bạn phải có cuộc cách mạng với bản thân mình.
Phải tư duy cho thật kỹ, nếu xác định sống chết với cái nghề này, không biết bạn ấy làm nghề gì.
Nếu chọn nghề này làm nghề suốt đời mình, thì bây giờ mình làm sao? Mình bắt buộc phải yêu thích cái nghề này, và phải tìm ra những cái gì của cái nghề này để mình yêu thích.
Ở đây Thầy nói như câu chuyện ngày xưa Bác Hồ của chúng ta đấy.
Bác phải đánh máy, mà đại chúng biết Bác là một lãnh tụ như thế, nhưng mà Bác đánh máy; và cuối cùng Bác tìm ra những cái thích thú trong việc đánh máy, và Bác trở thành người đánh máy rất là giỏi luôn, rất giỏi! Chúng ta thấy có nhiều việc nếu mà quan sát nó rất dễ chán.
Ví dụ như người ngồi ở cái bốt kiểm soát ô tô đấy, cái bốt ở đường đấy; suốt ngày đếm ô tô, hút bụi đại chúng thấy chán không? Có thể làm ngày đầu thì vui vẻ, nói chuyện với lại các tài xế đi qua là cảm ơn, rồi chào anh.
.
.
đến ngày thứ hai, thứ ba bắt đầu ngán.
Cô công nhân quét rác, ngày nào cũng quét rác như thế cũng ngán chứ.
Thế cho nên bây giờ nếu mà mình đã xác định là nghề của mình thì mình phải tìm ra một cái để mình yêu thích.
Giống như Bác Hồ cũng thế, tìm ra cái để mình thích trong cái nghề này, tức là mình phải đặt một cái quyết tâm.
Nhà Phật mình thì dạy người ta làm sao? Nhà Phật thì dạy phải tinh tấn.
Trong Tứ Chánh Cần, Phật dạy: Tinh tấn ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện.
Phải tinh tấn và yêu thích.
Mình phải tìm ra cái để mình thích.
Vì thực ra bản chất thì thưa đại chúng, việc nào cũng thế thôi, không phải dễ gì chúng ta có cái việc mà được thay đổi thường xuyên đâu, chỉ làm hướng dẫn viên du lịch thì thường được thay đổi đi chỗ này, chỗ kia.
Nghe không? Còn thì đa phần chúng ta thường ổn định một cái nghề, cái nghiệp.
Thợ may thì cũng thế, ngồi suốt ngày đạp máy, cạch, cạch, cạch, suốt ngày.
Nếu không tìm ra cái yêu thích ở trong cái nghề đấy thì chúng ta không bao giờ thành đạt được.
Cho nên bạn Vinh Anh này phải cách mạng chính mình, khi xác định cái này làm nghề của mình, mình sống bằng cái nghề này, thì mình phải tìm ra những cái gì trong nghề này để mình yêu, mình thích nó; và có yêu thích thì chúng ta mới có thể tiến bộ được nhé.
Thế thì mong rằng bạn, qua cái việc chia sẻ của Thầy thế này, bạn sẽ về làm cuộc cách mạng chính bản thân mình nhé.
Tự mình tìm ra những cái gì đó để mình phấn đấu, và mình phải đặt quyết tâm: Mình phải trở thành người giỏi, người thành công trong lĩnh vực này.
Phải có một chí hướng như vậy thì chúng ta mới tiến được.
Còn nếu không thì chúng ta cũng sẽ bị cái tâm lý thông thường sẽ chán và muốn bỏ nghề, và như vậy không bao giờ mình thành công được.
Nhớ cái câu ngạn ngữ là gì? “Trên đỉnh của thành công, ” “không có dấu chân của người lười biếng.
” Người lười biếng ở đây thì có thể chán nản mà lười biếng, cái người mà không có say mê, không có sự say mê, không bao giờ thành công.
Cho nên phải tìm ra nó nhé! Thầy chúc cho bạn Vinh Anh sớm cách mạng được mình và tìm được niềm vui trong công việc để thành công.
.