Các quý vị trước hết hãy nghe quý Thầy giản trạch về nghĩa quy y Tam Bảo.
Sau khi chúng ta hiểu biết rõ ràng rồi, chúng ta mới phát nguyện quy y.
Vì đối với Phật giáo không phải là một sự bắt buộc, khiên cưỡng.
Cái gì chúng ta cũng phải hiểu, rồi chúng ta mới thực hành.
Như vậy không gọi là mê tín.
Chúng ta hiểu, chúng ta thấy lợi ích rồi, chúng ta làm thì cái đó là đúng tinh thần của đạo Phật, không phải là bắt buộc chúng ta phải thực hành, phải tin ngay.
Trước hết, Thầy xin giải nghĩa về quy y Tam Bảo để cho toàn thể quý đạo hữu chúng ta hiểu rõ quy y Tam Bảo là gì? Quy y Tam Bảo là cụm từ tiếng Hán.
“Quy” tức là quay về, hướng về; gọi là quy.
Giống như các quý đạo hữu ở đây hướng mặt, hướng mắt về phía Thầy cũng đang gọi là quy về Thầy.
Nghe không? “Quy” tức là hướng về, là quay về.
“Y” có nghĩa là nương tựa, là cậy nhờ.
Nghe không? “Y” là nương tựa, là cậy nhờ; nhờ cậy là nương tựa.
Đấy, Thầy lấy ví dụ: giống như là cái dùi chuông của Thầy đây, nếu Thầy để nó một mình thế này là nó sẽ đổ; nhưng Thầy cho nó tựa vào đây thì nó không có đổ.
Đấy, nó có chỗ tựa, có chỗ nương.
Nghe không? Thì chữ “y” có nghĩa là nương tựa.
Vậy hai từ “quy y” có nghĩa là quay về, hướng về nương tựa.
Nghe không? Chúng ta hiểu rõ chưa? Quy y là quay về, hướng về nương tựa.
Mà hôm nay, chúng ta sẽ quay về nương tựa vào Tam Bảo.
Tất cả con người chúng ta có một mong mỏi, đó là luôn luôn có chỗ để nương tựa.
Phải không? Hồi bé chúng ta ở nhà, chúng ta nương tựa vào cha, vào mẹ; con thì cậy nhờ vào cha, vào mẹ, lúc chúng ta còn bé thơ.
Lớn lên một chút, đi học ở trường thì chúng ta nương tựa vào thầy giáo, cô giáo; nhờ sự chỉ dạy của các thầy, các cô.
Rồi lớn lên nữa, trưởng thành, chúng ta xây dựng gia đình.
Phải không? Con trai thì lấy vợ, con gái thì lấy chồng; thì chúng ta nương tựa vào vợ, vào chồng của mình.
Nghe không? Lấy vợ, lấy chồng rồi sinh con đẻ cái, nuôi dưỡng con cái trưởng thành, đến lúc ấy chúng ta già rồi, chúng ta nương tựa vào con.
Đúng không? Như vậy chúng ta thấy cả cuộc đời chúng ta gần như ai cũng thế thường xuyên phải đi tìm chỗ để nương tựa.
Phải không? Vì chúng ta cũng mệt mỏi mà.
Giống như Thầy ngồi đây, cái ghế này phải có cái tựa để cho đỡ mỏi, có chỗ dựa là mình đỡ mỏi mệt, mình thấy an lành hơn, khỏe người hơn, mình yên tâm hơn.
Cho nên cuộc đời chúng ta là tìm chỗ nương tựa.
Phải không? Hôm nay tại sao mà Thầy lại hướng dẫn cho các Phật tử nương tựa Tam Bảo? Nghe không? Đấy, thế thì Tam Bảo là gì? Thầy giải thích cụm từ Tam Bảo để cho quý đạo hữu chúng ta hiểu.
“Tam” là ba.
“Nhất” là một, “nhị” là hai, “tam” là ba.
“Tam” là ba, “Bảo” là quý báu.
Cái gì quý báu người ta gọi là bảo.
Phải không? Ví dụ cái chuông này quý, nó bằng vàng thì gọi là bảo chung, tức là quả chuông quý.
Nghe không? Hay vật gì quý người ta gọi là bảo bối.
Nghe không? Cái gì mà quý báu, người ta gọi là bảo bối nhé.
Đấy! Như vậy “bảo” có nghĩa là quý báu.
Chùa Ba Vàng chúng ta có tên Bảo Quang Tự, là tên tự.
Nghe không? Thì “Bảo Quang” là ánh sáng quý báu.
Ánh sáng quý báu là ánh sáng của trí tuệ.
Vậy thì “Tam Bảo”, “Tam” là ba, “Bảo” là quý báu.
Vậy “Tam Bảo” là ba ngôi vị quý báu.
Ba ngôi vị ấy là gì? Ngôi thứ nhất là ngôi Phật, hay còn gọi là Phật Bảo.
Các quý đạo hữu thấy Đức Phật có quý không? Có.
Đúng không? Đức Phật là tối tôn, tối quý; không ai bằng Phật.
Phật có nghĩa là giác ngộ, tiếng Phạn người ta gọi là Buddha, nghĩa là giác ngộ, là người giác ngộ.
Mà Đức Phật là bậc toàn giác, nghĩa là giác ngộ thấu triệt tất cả mọi sự, mọi vật trên thế gian này.
Không gì là Phật không biết, không gì là Phật không thấy.
Nghe không? Đấy! Cho nên gọi là toàn giác.
Đức Phật lại đầy đủ tính quý báu, đức hạnh tròn đầy, lòng từ bi thì bao la, không có ai bằng Phật cả.
Đức Phật có lòng từ bi bao la với tất cả chúng sinh.
Ngài thương xót và cứu giúp tất cả muôn loài chúng sinh.
Không chỉ riêng có loài người chúng ta, mà tất cả chúng sinh Đức Phật đều thương xót.
Đức Phật là người đã tu A- tăng- kỳ kiếp, rèn luyện thân tâm mình, trau dồi đức hạnh, tất cả các công đức đầy đủ, viên mãn và trở thành Phật.
Tức là đầy đủ.
Hay Phật còn gọi là bậc Lưỡng Túc Tôn, nghĩa là phúc đức, trí tuệ đầy đủ.
Đó! Đức Phật là bậc toàn giác.
Phải không? Tất cả mọi cái đều viên mãn ở Phật.
Và cũng có thể gọi Đức Phật là cha lành của tất cả muôn loài chúng sinh.
Đấy! Đức Phật là cha lành của tất cả muôn loài chúng sinh.
Lòng từ của Phật là vô biên, không có giới hạn, không chỉ thương ai riêng cả, mà thương tất cả muôn loài chúng sinh.
Vậy cho nên, Đức Phật là bậc tối tôn, tối quý mà tất cả chúng ta rất cần, rất nên nương tựa vào Phật.
Đức Phật là như vậy đấy, rất là tôn quý, tất cả thế gian tôn quý.
Đức Phật có 10 danh hiệu mà thế gian tôn xưng cho Ngài.
Đó là Như Lai, là Ứng Cúng, là Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, là Thiện Thệ, Thế Gian Giải, là Vô Thượng Sĩ, là Điều Ngự Trượng Phu, là Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.
Đấy! Mười danh hiệu rất cao quý để tôn xưng cho Phật.
Chúng ta thấy, chúng ta rất may mắn là chúng ta được biết đến Phật và chúng ta lại quy kính Ngài.
Đây là diễm phúc rất là lớn đối với cuộc đời của mỗi chúng sinh chúng ta.
Đó là ngôi vị Phật nhé.
Ngôi vị thứ hai trong Tam Bảo đó là ngôi vị Pháp.
Pháp là gì? Pháp chính là những lời dạy của Đức Phật mà cụ thể ở đây là Đức Phật Thích Ca.
thế giới Sa Bà hiện nay của chúng ta.
Đức Phật Thích Ca của chúng ta, Ngài ra đời ở đất nước Ấn Độ, Ấn Độ cổ ngày xưa đấy, cách chúng ta đến nay cũng là hơn 2500 năm rồi.
Và Ngài sinh ra là con vua, lớn lên xuất gia tu hành và chứng thành quả vị Phật.
Và Ngài đã giao giảng những lời dạy đến với chúng sinh.
Những lời dạy đó được gọi là Pháp, hay còn gọi là giáo Pháp.
Đấy! Và giáo Pháp của Phật, hiện nay thì được lưu truyền trong Tam Tạng Kinh Điển nhé.
Đấy! Tam Tạng Kinh Điển, cái này gọi là Pháp.
Tam Tạng Kinh Điển của Phật thì gồm có Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận.
Ba cái này gọi là Tam Tạng Kinh Điển.
Đấy! Thì là giáo Pháp hay gọi là Pháp – ngôi vị Pháp.
Trong đó, chứa đầy tất cả những lời dạy quý báu để giúp cho chúng ta biết sống, tu dưỡng như thế nào để chúng ta hết đau khổ, đạt được giác ngộ giải thoát, an vui vĩnh viễn.
Đó là giáo Pháp của Đức Phật, hay gọi là Pháp, tức là ngôi thứ hai là ngôi Pháp.
Ngôi thứ ba gọi là ngôi Tăng.
Tăng là gì? Tăng là đoàn thể những người xuất gia.
Đệ tử của Phật mà xuất gia, cạo tóc, mặc áo của nhà Phật như các Thầy đây thì gọi là Tăng.
Là những người mà lấy lý tưởng của Phật làm lý tưởng của mình: “Trên cầu thành Phật, dưới nguyện độ chúng sinh”; giữ gìn giới Pháp của Phật, tu tập theo lời Phật dạy và hoằng truyền giáo Pháp đến chúng sinh; đấy gọi là Tăng và gọi là Tăng đoàn.
Chữ “Tăng” nghĩa là một đoàn thể những người xuất gia tu hành hòa hợp, thanh tịnh.
Thì trong luật có thể chia chi tiết một chút.
Ví dụ bốn vị Tỳ-kheo thì gọi là một Tăng.
Nhưng cái đấy là cái phần chi tiết.
Nhưng Thầy nói chung ở đây là những người xuất gia, đệ tử của Phật giữ giới của Phật, thực hành lời dạy của Phật với lý tưởng như Đức Phật: “Trên cầu thành Phật, dưới nguyện độ chúng sinh”; đó gọi là Tăng.
Thì chư Tăng cũng là những người rất cao quý, những bậc chân tu thật sự là cao quý! Thưa với các quý đạo hữu! Có thể nói chư Tăng giống như là những bông sen ở trong đầm sen giữa mùa hè oi ả.
Chúng ta thấy những bông sen ấy tỏa hương thơm rất là mát dịu cho chúng ta, làm thanh khiết tâm hồn chúng ta.
Cuộc đời ngũ trược, ác thế này, chúng sinh đầy rẫy tất cả những bụi nhơ, tâm hồn lấm lem, tham, sân, si, ganh ghét đầy rẫy.
Nhưng những vị tu sĩ xuất gia – chư Tăng, đệ tử của Phật thì đi trên con đường ly tham, ly sân, ly si; từ bỏ tham, sân, si.
Phải không? Đấy đúng thật sự là những cái rất cao quý.
Cho nên Thầy nói là chư Tăng là những người bỏ được những cái khó bỏ, làm những việc khó làm.
Đi xuất gia phải bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ anh em.
Ai đã có gia đình thì phải bỏ vợ, bỏ con; bỏ chồng, bỏ con mới đi xuất gia được.
Những cái đó là những cái rất khó bỏ.
Bỏ nhà cửa, tài sản, bỏ công danh sự nghiệp ở đời mới đi xuất gia được.
Đại chúng thấy không? Rất là khó.
Người tại gia chúng ta, Thầy nói là chỉ cần bỏ điếu thuốc thôi cũng khó rồi.
Có phải không? Đấy! Thầy vẫn nói vui đấy.
Có câu rằng là: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào” “đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
” Người tại gia chúng ta bỏ điếu thuốc cũng đã rất khó.
Cái làn khói thuốc mỏng như vậy nhưng nó vẫn trói chân chúng ta, chúng ta cũng chưa bỏ được, không dứt ra được.
Thế mà đây, người đi xuất gia thì bắt buộc phải bỏ tất cả những thú vui của người tại gia; là người xuất gia phải bỏ.
Đấy là bỏ những cái khó bỏ.
Đúng không? Rồi vào chùa, theo Thầy học đạo thì phải sao? Phải thức khuya, phải dậy sớm.
Ăn cơm thì tương chao chay lạt, chứ cũng không có mùi vị mặn mà gì.
Thế rồi phải học kinh, học kệ, thực hành giới luật.
Đấy! Phật tử tại gia thì chỉ giữ 5 giới.
Nhưng đi xuất gia mà làm Sa di, bây giờ là phải thọ 10 giới.
Rồi đến Tỳ-kheo phải thọ 250 giới, Tỳ-kheo Ni phải thọ 348 giới.
Phải giữ gìn rất là nghiêm túc.
Như vậy chúng ta thấy khó không?Rất là khó.
Thế rồi đi xuất gia tu hành thì cũng không có lương bổng gì cả.
Nghe không? Sống nhờ bằng sự chu cấp của quý Phật tử, của các đạo hữu; chứ không có lương, không ai cho lương cả.
Nghe không? Mà sống thì ăn rất là đơn giản thôi.
Như chư Tăng, Tỳ-kheo ở chùa mình thì ngày ăn một bữa thôi, chứ không có nhiều.
Y áo thì cũng thế, gọi là ba cái y áo thôi, không có gì nhiều, rách thì mới được thay.
Không nhiều, tài sản của người xuất gia không có gì.
Ba y và bình bát là tài sản chính và lớn nhất đấy, không có gì cả.
Đó! Cho nên các đạo hữu thấy, người xuất gia chân thật như vậy thì có cao quý không, các quý đạo hữu? Rất cao quý! Cho nên xứng đáng gọi là Tăng Bảo.
Đúng không? Đấy! Gọi là “Bảo” là chỗ đấy đấy.
Chư Tăng nếu chân thật; chư Tăng mà chân tu như vậy rất là quý.
Chư Tăng một đời tu hành, phụng sự chúng sinh; đi làm thì không có lương; lấy sự tu hành, lấy công đức để mà làm lương.
Lấy công đức phước báu làm lương, chứ không có lương như chúng ta.
Đấy! Một đời mà lại hy sinh, lấy phụng sự là chính.
Chư Tăng phải phụng sự chúng sinh, tu hành cho mình và phải phụng sự chúng sinh.
Thì chúng ta thấy những con người như thế thật là cao quý, rất là vô tư.
Lấy tất cả chúng sinh là cha mẹ, là anh em, quyến thuộc của mình.
Không còn cái gì là riêng tư cho mình nữa.
Cái đó mới đúng nghĩa của chư Tăng đấy.
Cho nên chư Tăng cũng được gọi là Tăng Bảo.
Như vậy chúng ta đã thấy Đức Phật thật là cao quý; giáo Pháp, những lời dạy của Đức Phật thật là cao quý; và chư Tăng, những đệ tử xuất gia chân chính của Phật thật là cao quý! Ba ngôi vị này cao quý như thế cho nên gọi là Tam Bảo.
Nghe không? Vậy thì Tam Bảo có những công năng gì mà hôm nay chúng ta lại quay về nương tựa? Thưa quý đạo hữu, chính Tam Bảo, Thầy nói Tam Bảo cũng giống như kiềng ba chân rất vững chãi.
Chúng ta nương tựa Tam Bảo, chúng ta không có sợ đổ vỡ.
Nghe không? Tam Bảo là vững chãi.
Tam Bảo cũng là hải đảocho tất cả chúng sinh nương về.
Vì trong Tam Bảo có đầy đủ tất cả những giá trị để giúp chúng sinh được giác ngộ, đi đến giải thoát luân hồi sinh tử, muôn đời vĩnh kiếp được an lạc.
Đó là giá trị của Tam Bảo.
Tam Bảo có công năng bảo hộ cho chúng sinh, là ruộng phước điền bậc nhất cho tất cả chúng sinh, là chỗ cứu độ cho tất cả chúng sinh.
Không có một ai có thể thay thế được Tam Bảo.
Cho nên Tam Bảo vô cùng cao quý.
Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo.
Vậy thì hôm nay chúng ta sẽquay về nương tựa vào Tam Bảo, một chỗ nương tựa vững chắc nhất.
Nghe không? Chứ còn chúng ta thấy những cái nương tựa mà chúng ta chọn trong đời đâu có chắc.
Nương tựa cha mẹ thì cha mẹ không sống đời với mình, cũng có ngày cha mẹ phải ra đi.
Nương tựa thầy cô thì thầy cô cũng đâu có dõi theo mình suốt cả cuộc đời được.
Nương tựa vào vợ, vào chồng; vợ chồng cũng không chắc đã là người cho mình nương tựa được ổn thỏa.
Có phải không? Có khi người ta thay lòng đổi dạ.
Rồi nương tựa vào con cũng đã chắc đâu.
Chắc gì con mình đã hiếu thảo, chắc gì con mình đã thương mình khi mình già yếu, mình bệnh tật.
Đều là không chắc, các quý đạo hữu ạ.
Duy chỉ có Tam Bảo là thật sự từ cái đức của Phật buông xuống thương xót tất cả muôn loài chúng sinh.
Lòng từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát là vĩnh hằng, là không bao giờ dứt, không bao giờ dừng, là vô biên.
Chư Tăng là những người học theo hạnh của Phật cũng vậy, đang ngày ngày trưởng dưỡng tâm đức của mình cho rộng lớn như vậy.
Cho nên Tam Bảo chính thực là chỗ dựa vững chắc nhất cho tất cả chúng sinh.
Các quý đạo hữu có nhất trí như thế không? Đấy! Khi ta thấy Tam Bảo cao quý như vậy rồi thì chúng ta nên quay về xin được nương tựa vào Tam Bảo.
Từ ngày hôm nay, con xin được quay về nương tựa vào Tam Bảo.
Đó chính là ý nghĩa của lễ quy y.
Các Phật tử rõ chưa? Các đạo hữu rõ chưa? Thế thì kính thưa đại chúng, Tam Bảo, Thầy đã giải thích cho đại chúng hiểu sơ qua.
Nhưng về mặt lý, sâu sắc hơn thì ngay trong tâm của mỗi chúng ta cũng có Tam Bảo.
Ngay trong tâm của chúng ta cũng có Tam Bảo.
Cho nên chúng ta, bên ngoài quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng như vậy.
Mà chúng ta cũng có thể quay về quy y ở ngay tự tâm mình.
Gọi là tự quy y, các quý đạo hữu nhé! Ở nơi tâm chúng ta có Tam Bảo là thế nào? Ở nơi tâm chúng ta, có tính giác biết, sáng suốt đó.
Cái tính giác biết, sáng suốt này thì tất cả chúng sinh, không kể chỉ có loài người đâu, đều có tính giác biết, sáng suốt này.
Cái tính giác biết, sáng suốt này nó như gương, nó rất sáng.
Cái đó gọi là Phật Bảo nhé.
Con kiến, con sâu cũng có tính giác biết này.
Phải không? Nó cũng biết đói, biết khát, biết sợ; nó cũng biết chạy nhảy; biết vui buồn chứ.
Biết đấy.
Phải không? Cái biết đó đó, cái tính giác đó là Phật đấy.
Cái ấy thì tất cả loài chúng sinh hữu tình đều có như nhau, không khác đâu.
Cái tính đó như vậy đấy! Đấy! Cái tính đó gọi là Phật trong tâm chúng ta.
Thứ hai, ở trong tâm chúng ta, bản chất trong tâm chúng ta có tính công bằng, chính trực, mình gọi là lương tâm đó.
Thầy gọi dễ hiểu: Ông quan tòa trong tâm mình, ông lương tâm đấy là cái tính ngay chính trong tâm mình đấy nhé.
Đó gọi là Pháp Bảo, là Pháp trong tâm chúng ta đấy.
Khi chúng ta làm một điều gì sai quấy, lỗi lầm thì tự ông quan tòa, ông ngay chính trong này, ông lên án mình.
Chúng ta làm điều tội lỗilà tối về ông quan tòa này, ông ở trong đây, ông xét mình, ông phán mình.
Thì đó, cái ông ấy là Pháp đấy.
Đức Phật cũng thế, cũng từ ngay tâm ngay chính này mà thuyết ra Tam Tạng Kinh Điển đấy, thưa đại chúng.
Đó! Cho nên chúng ta nếu biết quay về cái tính bình đẳng, tính chính trực của mình, ngay chính của mình thì đấy là chúng ta đang quay về giáo Pháp của Phật, nương tựa vào Pháp đấy, Pháp của Phật tự tâm đấy.
Và trong tâm chúng ta, bản thể của tâm chúng ta là trong sạch, là thanh tịnh, thưa đại chúng.
Là thanh tịnh.
Bản chất của tâm chúng ta là trong sạch nhưng vì chúng ta vô minh, khởi các tâm tham, sân, si, khuấy đục tâm mình lên.
Cho nên nó ô nhiễm thế thôi, chứ còn bản chất của chúng ta là trong sạch.
Cũng giống như thế, nước cũng vậy, nước bản chất là trong sạch nhưng vì chúng ta bỏ bùn, bỏ đất vào cho nên trở thành gọi là nước bẩn, chứ còn nước thực chất là sạch, là trong sạch.
Thì tâm chúng ta cũng thế, tâm bản thể của chúng ta là trong sạch, là thanh tịnh thì chất thanh tịnh ấy gọi là Tăng trong tâm chúng ta; là Tăng Bảo trong tâm của chúng ta.
Cho nên chư Tăng cũng thế, chư Tăng mà không tu tập hướng tới sự thanh tịnh thì chưa đúng nghĩa của chư Tăng.
Đó, chưa đúng nghĩa chư Tăng.
Vậy thì chúng ta thấy Tam Bảo bên ngoài là các Đức Phật, các Bồ Tát; là giáo Pháp của chư Phật và các vị Tăng.
Nghe không? Tam Bảo trong tự tâm của chúng ta là tính giác biết sáng suốt của chúng ta, là tính ngay thẳng, chính trực của chúng ta, là tính thanh tịnh ở trong tâm chúng ta.
Đại chúng rõ chưa? Đó gọi là Tam Bảo tự tâm.
Thế thì chúng ta không những quy y, nương tựa Tam Bảo bên ngoài mà phải biết quay về nương tựa Tam Bảo ở tự tâm chúng ta nữa và Tam Bảo ở tự tâm chúng ta thì chúng ta đi đâu, Tam Bảo cũng có mặt hết.
Nghe không? Nếu chúng ta biết lấy Tam Bảo tự tâm ra để chứng minh công đức cho mình thì cũng thế rất là quý báu! Thì Thầy giải thích rõ thêm để các quý đạo hữu hiểu thế nào là Tam Bảo bên ngoài và thế nào là Tam Bảo ở trong tâm của chúng ta.
.