hanghoavacongluan.vn
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
No Result
View All Result
hanghoavacongluan.vn
No Result
View All Result
Home Đời sống Sức khoẻ

Bệnh loét dạ dày-tá tràng – nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, bệnh lý

9 months ago
in Sức khoẻ
Bệnh loét dạ dày-tá tràng – nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, bệnh lý

Peptic ulcer là tính từ chỉ các phần thuộc về dạ dày và ulcer là một chỗ lở loét hay vết rách vì vậy peptic ulcer chỉ bệnh khi có một hay nhiều chỗ lở loét ở dạ-dày.

LIÊN QUAN

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

gọi là loét dạ dày (gastric ulcers).

hoặc ở tá tràng thì gọi là loét tá tràng (duodenal ulcers) mà trên thực tế thì loét tá-tràng thì phổ biến hơn là loét dạ-dày.

Thông thường, lớp trong cùng của toàn bộ dạ dày-ruột (gastrointestinal tract) được lót bằng lớp niêm-mạc (mucosa), bao gồm ba lớp tế bào.

Lớp trong cùng là lớp biểu mô (epithelial layer), có chức năng hấp thụ và tiết ra chất nhầy (mucus) cũng như các men tiêu hóa (digestive enzymes).

Lớp giữa là lớp đệm (lamina propria) có mạch máu và mạch bạch huyết (lymph vessels).

Lớp ngoài cùng của lớp niêm mạc là cơ niêm-mạc (muscularis mucosa) là một lớp cơ trơn co-bóp và nghiền nhỏ thức ăn.

Bây giờ, hãy bàn về “vị” ở đây tiếng Hán-Việt là dạ-dày/bao-tử có thể chia dạ-dày thành bốn phần: đó là tâm vị (cardia: tâm điểm nơi vào dạ-dày) đáy vị (fundus), thân vị (body), và hang môn-vị (pyloric antrum).

Ngoài ra còn có một cơ thắt môn-vị (pyloric sphincter) hay còn gọi là van môn-vị ở phần tận cùng dạ dày, đóng lại trong khi ăn, giữ cho thức ăn bên trong để dạ-dày thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa.

Lớp biểu mô tại các vị trí khác nhau của dạ-dày có chứa tỷ lệ tuyến dạ-dày (gastric glands) không đồng đều, các tuyến dạ-dày tiết ra nhiều chất khác nhau.

Mặt khác, tại tâm-vị tức tại khu vực mối-nối thực quản và dạ-dày, chủ yếu là các tế bào tiết nhầy hố-lõm (foveolar cells), chúng tiết ra một loại chất nhầy gồm một hỗn hợp của nước và glycoproteins.

Tại khu vực đáy-vị và thân-vị hầu hết là tế bào mặt vách (parietal cells) tại các khe lõm tiết ra hydrochloric acid và tế bào chính của dạ-dày tiết tiền-men (chief cells) tiết pepsinogen, Pepsinogen là một tiền-men khi được kích họat sẽ tiêu hóa protein.

Cuối cùng, hang môn-vị với chủ yếu là các tế bào G (G cells) tiết ra gastrin để đáp ứng với thức ăn đi vào dạ-dày.

Những tế bào G tiết gastrin cũng được tìm thấy trong tá-tràng (duodenum) và tụy (pancreas) – đó là một tuyến phụ trợ (accessory gland) của đường ống dạ-dày ruột (gastrointestinal tract).

Gastrin kích thích các tế bào vách (parietal cells) tiết ra hydrochloric acid và cũng kích thích sự phát triển của các tuyến tại lớp biểu mô.

Thêm vào đó, tá-tràng có tuyến Brunner (Brunner glands) tiết chất nhầy giàu bicarbonate ions.

Trong thực tế, lượng men tiêu hóa và hydrochloric acid được tiết ra trôi nổi khắp nơi trong dạ-dày, chúng đủ để phá hủy lớp niêm-mạc dạ-dày, hay tá-tràng nếu không có lớp chất nhầy này bao phủ ở bề mặt và bicarbonate ions do tá-tràng tiết ra giúp trung hòa acid.

Do thành dạ-dày luôn luôn tiếp xúc với acid, nó cần một lớp chất nhầy dày hơn so với tá-tràng- chỉ tiếp xúc với acid trong giây lát mà thôi.

Thêm vào đó, mạch máu đi qua dạ-dày và tá-tràng còn mang thêm bicarbonate ions giúp trung hòa hydrochloric acid.

Cuối cùng, các phân-tử tín-hiệu nhỏ (small signalling molecules) gọi là prostaglandins được tiết ra trong dạ-dày và tá-tràng.

Và chúng kích thích sự tiết chất nhầy, bicarbonate ions, cũng như làm giãn mạch máu kề cận, như vậy sẽ thêm nhiều máu đi đến khu vực này, điều này thúc đẩy phát triển tế bào biểu mô mới, và nó cũng ức chế tiết ra acid.

Nguyên nhân chính của bệnh loét dạ-dày – tá tràng là do nhiễm vi khuẩn gram-âm kị khí Helicobacter pylori (H.

pylori), đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập thấp và vệ sinh môi trường kém.

H.

pylori là vi khuẩn kị khí, gram-âm có thể sống tại niêm-mạc dạ-dày và tiết ra protein bám dính (adhesins) giúp chúng bám chặt vào các tế bào tiết nhầy ở hố-lõm (foveolar cells) cũng như tiết ra men phân hủy protein (proteases), men này phá hủy các tế bào niêm-mạc.

Phần lớn các trường hợp có H.

pylori không biểu hiện bất cứ bất thường gì, nhưng đôi khi nó gây ra dạng mô tổn thương từng mảng thường bắt đầu trong hang môn-vị, và sau đó lây lan sang phần còn lại của dạ-dày và cuối cùng đến tá tràng.

Theo thời gian tổn thương ăn mòn sâu hơn, cuối cùng gây loét (ulcer).

Một nguyên nhân khác của loét dạ-dày, ít gặp hơn ở tá-tràng, là do thuốc kháng viêm Non-Steroid Anti-Inflammatory Drugs , gọi tắt là NSAIDS, như ibuprofen.

NSAIDs ức chế men chuyển hóa cyclooxygenase liên quan đến quá trình tổng hợp prostaglandins gây viêm.

Ức chế làm giảm mức prostaglandins trong một thời gian dài thì sẽ dẫn đến làm niêm-mạc dạ-dày dễ bị tổn thương, và theo thời gian dẫn đến loét dạ-dày.

Một nguyên nhân hiếm gặp hơn của bệnh loét dạ dày-tá tràng là hội chứng Zollinger Ellison do một khối u gọi là u tiết gastrin (gastrinoma).

Gastrinoma là một khối u thần-kinh nội-tiết (neuroendocrine tumor) thường nằm ở thành tá-tràng hoặc tụy, và tiết ra một lượng gastrin nhiều bất thường.

Gastrin dư thừa kích thích tế bào vách hố-lõm tiết ra quá mức hydrochloric acid, lấn át cơ chế bảo vệ bình thường và dẫn đến loét phần đầu tá-tràng hoặc thậm chí đến phần xa tá-tràng gần đến hỗng tràng (jejunum).

Loét dạ dày-tá tràng là kết quả của bất kỳ cơ chế phá hủy niêm mạc nào, thường là các “lỗ thủng” nhỏ tròn ở niêm mạc.

Đáy loét thường trơn láng vì các chất tiết hydrochloric acid và sự khuấy động liên tục giống như máy rửa chén (bát) đánh sạch những mảnh vụn khỏi vết loét! Thông thường, bên dưới đáy vết loét là một lớp mô sẹo (scar tissue) và mạch máu, và đôi khi loét có thể gây chảy máu nếu vết loét ăn mòn sâu hơn.

Loét dạ-dày thường xảy ra ở bờ cong nhỏ (lesser curvature) của hang môn-vị.

Loét tá tràng thì lại thường hiện diện ở chỗ nối tiếp với cơ thắt môn-vị và thường có hiện tượng phì-đại tuyến Brunner (Brunner gland hypertrophy) – đó là hậu quả khi cơ thể phản hồi bù trừ tạo ra nhiều chất nhầy để bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương.

Vết loét rất sâu có thể ăn mòn đến mạch máu, gây chảy máu và sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu có một động mạch gần đó.

Đó là bởi vì khả năng xuất huyết (hemorrhage) cao vào ống dạ dày-ruột và quá trình mất máu nhanh chóng cuối cùng sẽ dẫn đến sốc (shock) do mất máu.

Hai vị trí loét nguy hiểm đã được biết là loét bờ cong nhỏ dạ-dày (lesser curvature) lan đến động-mạch-vị trái (left gastric artery) và loét thành sau tá tràng lan đến động mạch vị-tá tràng (gastroduodenal artery).

Biến chứng khác là thủng dạ dày-tá tràng (perforation) xảy ra khi vết loét ăn mòn toàn bộ thành dạ dày hoặc tá tràng làm rò rỉ các chất trong đường ống dạ dày-ruột như thức ăn chưa được tiêu hóa và dịch tiết dạ dày đi vào khoang phúc-mạc (peritoneal space) thường khoang này thường thì vô trùng tức là không có vi-trùng (sterile).

Thủng là một biến chứng hay gặp của loét thành trước tá tràng.

Khi thủng, không khí ứ đọng dưới cơ-hoành (diaphragm), kích thích các dây thần kinh cơ-hoành (phrenic nerve), dẫn đến gây đau quy-chiếu (referred pain) lan tỏa đến vai.

Cuối cùng, và rất hiếm gặp, là loét tá tràng gần cơ-thắt môn-vị trong một thời gian dài đôi khi có thể dẫn đến phù hoặc tạo sẹo gây tắc đường vận chuyển nhũ-trấp hay các chất từ dạ dày xuống tá-tràng, gây ra hiện tượng tắc đường thoát dạ dày (gastric outlet obstruction) có thể nhanh chóng dẫn đến buồn nôn (nausea) hoặc nôn (vomiting) vì thức ăn không thể đi xuống được.

Các triệu chứng chính của loét dạ dày – tá tràng là đau vùng thượng-vị (epigastric pain), kiểu âm ỉ hoặc bỏng rát ở vùng bụng trên.

Các triệu chứng khác là đầy hơi (bloating), ợ hơi (belching) và nôn (vomiting).

Thông thường, đau do loét dạ dày sẽ tăng lên khi ăn vào thức ăn cũng như việc sản xuất hydrochloric acid được kích thích khi ăn uống Mặt khác, cơn đau do loét tá tràng lại giảm khi ăn.

Đây có thể là lý do tại sao loét dạ dày có liên quan đến sụt cân (weight loss), trong khi loét tá tràng lại liên quan đến tăng cân (weight gain).

Loét dạ dày-tá tràng có thể được chẩn đoán nhờ nội-soi (đường) tiêu hóa trên (upper endoscopy).

một ống thông thông qua thực quản, vào dạ dày và sau đó đến đoạn tá-tràng gần (proximal duoenum) để xem có vết loét hay không? Thông thường, trong quá trình này, người ta kết hợp với sinh thiết (biopsy) để tìm chỉ dấu tế bào ác tính (malignant cells) và chỉ dấu nếu có nhiễm H.

pylori hay là không? Điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.

Nếu đó là nhiễm H.

pylori, bệnh thường chữa khỏi với sự kết hợp của thuốc kháng sinh (antibiotics) và thuốc giảm acid (acid-lowering medications) đặc biệt là thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitors), viết tắt là PPIs.

Chất có thể làm trầm trọng thêm loét dạ dày tá tràng bao gồm NSAIDs, cũng như rượu, thuốc lá và caffeine.

Vì vậy, tốt nhất nên ngừng sử dụng tất cả những chất này sớm nhất có thể.

Và trong những trường hợp thực sự nguy hiểm, có thể cân nhắc việc phẫu thuật.

Tóm tại, loét dạ dày-tá tràng là bệnh tạo ra các vết tổn thương tại màng nhầy của dạ dày hoặc tá tràng, gây đau vùng thượng-vị.

Thỉnh thoảng bệnh có thể gây ra các biến chứng như chảy máu, thủng lỗ dạ dày hay ruột, và tắc nghẽn.

Trong rất nhiều trường hợp, nguyên nhân là nhiễm khuẩn gram-âm, kị khí H.

pylori hoặc sử dụng thuốc giảm đau không-steroid NSAIDs.

[âm nhạc].

Related Posts

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

Rau Ngổ – Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp Khỏi Tịt Đến Già Không Tái Phát

by
August 18, 2020
0
0

Giới thiệu với bạn đây là cây rau ngổ Người ta thường dùng cây này làm rau gia vị cho...

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

BÀI THUỐC QUÝ CỨU NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH XƯƠNG KHỚP ĐƯỢC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG TRỌN ĐỜI

by
August 18, 2020
0
0

Rượu tỏi: Bài thuốc tuyệt vời được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng trọn đời Tỏi là gia...

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

Top 8 cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ mọc quanh nhà bạn | Chữa Bệnh Gan

by
August 18, 2020
0
0

TOP 8 CÂY THUỐC CHỮA GAN NHIỄM MỠ MỌC QUANH NHÀ BẠN Do thói quen ăn uống thời hiện đại,...

Cafe, thuốc lá & những ngày vui (hợp âm + cảm âm) – Thế Bảo – Piano Cover wizardrypro

Cafe, thuốc lá & những ngày vui (hợp âm + cảm âm) – Thế Bảo – Piano Cover wizardrypro

by
August 18, 2020
0
0

mib lab xib reb do do xib do xib lab sol xib xib xib do lab ...

Bài thuốc trị sưng đau các khớp

Bài thuốc trị sưng đau các khớp

by
August 18, 2020
0
0

 Tý có nghĩa là không thông của kinh lạc, khí huyết gây ra bệnh lý ở các phần kể trên...

Next Post
Công dụng chữa trị nhiều bệnh của cây dâu tằm rất ít người biết đến || Phong Nguyễn Vlogs

Công dụng chữa trị nhiều bệnh của cây dâu tằm rất ít người biết đến || Phong Nguyễn Vlogs

Bệnh Crohn (viêm đường tiêu hóa)

Bệnh Crohn (viêm đường tiêu hóa)

RECOMMENDED

7 kỹ thuật SEO siêu mạnh mẽ cần áp dụng

7 kỹ thuật SEO siêu mạnh mẽ cần áp dụng

April 7, 2021
0

Hướng dẫn cách chơi Poker tại 12Bet

November 12, 2020
0

HIỆP HỘI CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VIỆT NAMTRUNG TÂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (GBC) Giấy phép số 131/GP - TTDT, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/9/2015 Văn phòng Hà Nội: số 930, đường Trương Định, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: Số 3 Lê Thánh Tông - Quận Ngô Quyền - Tp Hải Phòng. Điện thoại: 024.6260.1324 - 098 111 5848- 0904 658575Email: trungtamgbc@gmail.com Độc giả có thể gửi bài viết qua email: hanghoavacongluan.vn@gmail.com© Ghi rõ nguồn "Hàng hóa và Công luận" khi phát hành lại thông tin từ Website này. (Mọi thông tin lấy từ hanghoavacongluan.vn phải ghi rõ nguồn cấp)

CATEGORY

  • Ẩm thực
  • Chứng khoán
  • Công nghệ
  • Doanh nghiệp
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Hàng thật – hàng giả
  • Kinh doanh
  • Làm đẹp
  • Ngân hàng
  • Nhà đất
  • Nông sản
  • Ô tô – Xe máy
  • Sức khoẻ
  • Thị trường
  • Thời sự
  • Tiêu dùng
  • Vàng

Đối tác liên kết

Foot.vn - Review giày


Nhiet.vn - Đánh giá sản phẩm

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)

No Result
View All Result
  • Doanh nghiệp
  • Nguyên liệu
  • Chứng khoán
  • Đời sống
  • Ngân hàng
  • Vàng
  • Thị trường
  • Hàng thật – hàng giả
  • Công nghệ
  • Nông sản
  • Food

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)