Rối loạn do ảnh hưởng của thần kinh đến Bàng-quang còn được biết đến là bệnh bàng-quang do thần kinh (neurogenic bladder) thường là gây ra một số khó khăn làm trống bàng-quang trong lúc đi tiểu đây có thể là kết quả do dây thần kinh ngoại-vị bị thiệt hại (peripheral nerves) hay tại não (brain) hoặc tại tủy-sống (spinal cord) bị thiệt hai.
Thông thường, nước tiểu từ thận đi xuống hai niệu-quản (ureters) được lưu trữ tại bàng-quang và sau đó nước tiểu rời bàng-quang đi qua niệu-đạo (urethra) ra ngoài.
Khi nước tiểu chảy từ thận, xuống hai niệu-quản và vào bàng quang, thì bàng-quang bắt đầu nở phồng sang phía ổ bụng.
Bàng quang có khả năng mở rộng và co lại bởi vì, nó được bọc trong một lớp cơ gọi là cơ bức-niệu (hay cơ-chóp: detrusor muscle) và lớp lót bên trong bàng quang chính nó là một lớp biểu-mô chuyển-tiếp có chứa “các tế bào hình ô” (dù: umbrella cells).
Những tế bào ô hay dù có tên gọi như vậy là vì chúng có thể căng ra như cái ô che nắng khi bàng-quang được rót đầy niệu giống như đang mở ô một cách từ từ.
Ở người trưởng thành, bàng-quang có thể mở rộng để giữ khoảng 750ml niệu ở phụ nữ thì ít hơn đàn ông bởi vì tử cung chiếm một không gian chèn vào không gian bàng-quang một chút.
Được rồi, vì vậy khi nước tiểu được thu thập trong bàng quang, về cơ bản có hai “cửa” đóng chặt, giữ nước tiểu lại.
Cánh cửa thứ nhất là cơ-thắt (còn gọi là cơ-vòng) niệu-đạo trong (internal sphincter muscle) được làm bằng cơ-trơn (smooth muscle) dưới sự kiểm soát không tự-ý, nghĩa là nó mở và đóng cách tự động.
Thường thì, cơ-thắt niệu-đạo trong mở ra khi bàng quang được rót đầy niệu khoảng một nửa.
Cánh cửa thứ hai là cơ-thắt (hay cơ vòng) niệu-đạo ngoài (external sphincter muscle) và nó được làm cơ từ khung-xương dưới sự kiểm soát tự-ý nghĩa là nó mở và đóng theo ý muốn của người đó.
Đây là lý do mà bạn ngăn tiểu giữa dòng bằng cách chủ động thắt chặt cơ-thắt niệu-đạo ngoài đó được gọi là Bài tập Kegel.
Khi nước tiểu đã đi qua cơ-thắt niệu-đạo ngoài, nó thoát ra ngoài cơ thể người phụ nữ ngay lập tức và ở nam giới nước tiểu chảy qua dương vật trước khi nó thoát ra ngoài.
Vậy thì, khi các thụ thể thần-kinh đặc hiệu gọi là thụ thể cảm-nhận căng (stretch receptors) trong thành bàng quang cảm nhận rằng bàng-quang đã đầy khoảng một nửa niệu chúng sẽ gửi tín hiệu đến tủy-sống đặc biệt là tủy-sống cùng ở S2 và S3 được biết là trung-tâm tiểu-tiện (micturition center) và ở não bộ (brain) đặc biệt hai địa điểm trong cầu-não.
Đó là trung tâm lưu-trữ niệu cầu-não (pontine storage center) và trung tâm tiểu-tiện cầu-não (pontine micturition center).
Đáp ứng từ tủy-sống là một phần của phản-xạ tiểu-tiện (micturition reflex).
Và nó gia tăng kích thích thần-kinh đối giao cảm và giảm kích thích thần-kinh giao-cảm làm cho cơ bức-niệu (detrusor muscle) co lại và cơ-thắt niệu-đạo trong (internal sphincter) giãn ra.
Nó cũng làm giảm kích thích thần-kinh vận động tạo điều kiện cho cơ-thắt niệu-đạo ngoài thư giãn theo.
Tại thời điểm này, việc đi tiểu có thể xảy ra, nếu không bị ức-chế từ cầu-não (pons).
Cầu-não của não bộ là khu vực mà chúng ta đào-luyện để kiểm soát việc đi tiểu theo ý muốn.
Nếu chúng ta muốn trì hoãn việc đi tiểu (nhịn tiểu) trung-tâm lưu-trữ niệu cầu-não ức chế phản xạ tiểu-tiện và khi chúng ta muốn đi tiểu, thì trung tâm tiểu tiện cầu não cho phép phản xạ tiểu-tiện xảy ra.
Bây giờ về bệnh bàng quang do thần kinh thì các dạng mẫu chính xác về các triệu chứng tùy thuộc vào nơi nào của thần kinh bị hư hại.
Người mắc bệnh tiểu-đường thì nồng độ glucose dư thừa trong máu gắn với protein khác trong máu.
Đó là một quá trình gọi là glycation-hóa.
Quá trình này có thể làm hỏng các sợi thần kinh cảm giác (sensory nerve fibers) nằm trong thành bàng-quang hay tại các dây thần kinh vùng chậu (pelvic nerve) hoặc tại thần kinh rễ-lưng (dorsal nerve roots) trước khi tín-hiệu đi vào tủy sống.
Như vậy tín hiệu căng khởi đầu từ bàng quang khi đầy bị rối loạn.
Một nguyên nhân tiềm tàng khác là do nhiễm vi-khuẩn gây bệnh Giang-mai (syphilis) giai đoạn cuối có thể dẫn đến chứng Hoại thần-kinh do Giang mai (tabes dorsalis).
đó là tình trạng viêm tạo sẹo ở những dây thần kinh rễ-lưng.
Ngoài ra, với virus Herpes thì cũng có thể nhiễm vào các dây thần-kinh rễ-lưng nhiều tháng đến nhiều năm và virus Herpes cũng có thể cản trở các tín hiệu từ các sợi cảm giác mà chúng lây nhiễm.
Tất cả điều này có nghĩa là khi bàng quang rót đầy sức chứa của nó và căng ra thì những thông tin cảm-giác không được cảm-nhận và bàng quang bắt đầu tràn-niệu, rò-rỉ từng giọt ra khỏi niệu đạo.
Đây gọi là tình trạng Tràn-niệu không tự-chủ hay không chủ-ý (Overflow incontinence) Bây giờ, các thông tin cảm giác (sensory information) đi qua trung-tâm tiểu-tiện (micturition center) tại khu vực đốt sống cùng S2-S3 của tủy sống.
Vì vậy nếu có một chấn thương tủy sống tại khu vực này Ví dụ nếu ai đó té từ trên cây hoặc bậc thang và đập mông xuống đất hậu quả là con đường phản-xạ tiểu tiện bị gián đoạn có thể gây tình trạng Tràn-niệu không tự-chủ.
Bây giờ, nếu bị chấn thương ngang tủy sống trên vùng xương cùng hậu quả lập tức sau đó, tất cả các phản xạ bên dưới nơi tổn thương bị ức chế.
Hiện tượng này gọi là sốc tủy-sống (spinal shock) và có thể kéo dài vài giờ đến vài tuần.
Cơ chế chính xác về sốc tủy-sống chưa rõ.
Tuy nhiên, trong giai đoạn sốc tủy-sống, phản-xạ tiểu-tiện cũng bị ức-chế.
Tình trạng phản-xạ bức-niệu giảm (detrusor hyporeflexia) dẫn đến tình-trạng Tràn-niệu không tự chủ (overflow incontinence).
Đến khi ảnh hưởng của sốc cột-sống mất dần thì các phản xạ tiểu tiện trở lại bình thường bởi vì thần kinh tại vùng xương cùng còn nguyên vẹn, nhưng các tín hiệu tiểu-tiện lại không thể gửi đến hoặc nhận từ trung tâm tiểu-tiện từ cầu não có nghĩa là không có đường gửi tín hiệu ức chế từ não.
Như vậy, bàng-quang đi vào một chế độ vượt-đè tức là bàng quang co-thắt không tự-ý vì không bị ức chế bởi não dẫn đến bức niệu tăng phản xạ (hyperreflexia).
Tại thời điểm này, ngay cả một lượng nhỏ nước tiểu sẽ bắt đầu khởi động phản-xạ tiểu-tiện thường xuyên thôi thúc đi tiểu gọi là tình trạng thôi thúc tiểu-tiện hay Tiểu-gấp không tự chủ (Urge Incontinence).
Bây giờ, trong bệnh ngạch-hóa đa-phát (multiple sclerosis) tức là xơ hóa nhiều chỗ.
Các dạng tương tự xảy ra, ngoại trừ trong trường hợp này hệ thống miễn dịch tấn công vào các vỏ bao myelin của các dây thần kinh trong não và tại tủy sống.
Một lần nữa, điều này có thể làm cản trở các tín-hiệu ức-chế gửi đi từ não đến các con đường phản-xạ tiểu tiện gây cơ bức niệu tăng phản xạ (detrusor hyperreflexia) dẫn đến tình trạng Tiểu-gấp không tự chủ Nếu có những chấn thương cấp tính ở trên cao hơn như một cơn đột quỵ gây chấn thương tại não.
Sau đó sẽ có các biểu hiện có dạng tương tự như khi bị tổn thương cột-sống.
Bắt đầu là “giai đoạn sốc” gây giảm phản-xạ bức-niệu lúc ban đầu, Sau đó, là giai đoạn tăng phản-xạ bức-niệu và tình trạng thôi thúc tiểu-tiện hay tiểu-gấp không tự chủ (Urge incontinence).
Trong tình trạng tổn-thương mãn tính (chronic injury) như khi có một khối u tại não hoặc do bệnh Parkinson, thường có không giai đoạn sốc nhưng sẽ dẫn đến tình trạng tăng phản xạ bức-niệu (hyperreflexia) cũng như thôi thúc tiểu-tiện hay tiểu-gấp không tự-chủ xảy ra.
Chẩn đoán có thể bằng đo lượng nước tiểu tồn đọng trong bàng quang sau khi đi tiểu (post-void residuals) cũng như xem áp lực và dòng chảy của nước tiểu.
Tràn-niệu không tự chủ (overflow incontinence) có thể được thuyên giảm bằng cách đặt một ống thông qua niệu đạo để thoát nước tiểu.
Tiểu-gấp không tự chủ có thể giảm bớt bằng cách dùng thuốc kháng-vận acetylcholine giúp làm thư giãn các cơ bức-niệu (detrusor muscle).
Xin được tóm tắt.
Bệnh rối loạn bàng-quang do thần kinh(neurogenic bladder) do vài dạng tổn thương thần kinh làm Bàng-quang rối loạn chức năng và rối loạn chức năng có thể gây tình trạng Tràn-niệu không tự-chủ (overflow incontinence) Đó là khi bàng quang chứa đầy nước tiểu và rò rỉ ra khỏi niệu-đạo hoặc gây ra tình trạng tiểu-gấp không tự chủ (urge incontinence) Đó là khi bị thôi thúc đi tiểu thường xuyên.
Cảm ơn đã theo dõi.
Xin hẹn gặp các bạn trong chương trình sắp tới.
.