Bệnh thần-kinh Parkinson đôi khi còn được gọi tắt là Parkinson hay PD là một rối loạn thần kinh vận-động (movement disorder) do sự thoái-hóa các tế bào thần kinh sản xuất và tiết dopamine tại vùng vùng nhân chất-đen (substantia nigra) tại não-giữa (mid-brain).
Sở dĩ có tên gọi là vùng chất-đen hay chất-đen là vì tại đây các thân các tế bào thần kinh có màu đen thay vì trắng hay xám.
Parkinson là một trong những bệnh rối loạn thần kinh (neurological disorders) phổ biến nhất.
Đây là một loại bệnh tiến triển nặng dần, và bộc-phát khi có tuổi (progressive, late onset) và càng phổ biến hơn theo độ tuổi, gây ảnh hưởng đến khoảng 1% những người trên 60 tuổi.
Phần lớn thì nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ .
Nhưng trong một vài trường hợp, nguyên nhân có thể do di truyền, như đột biến gene parkin, PINK1, hoặc đột biết gene alpha-synuclein, và trong vài trường hợp hiếm gặp hơn, Parkinson có thể bị gây ra bởi độc chất hóa học MPTP gọi tắt cho (1-methyl-4-phenyl-1, 2, 3, 6-tetrahydropyridine) là một tạp-chất độc-hại tìm thấy trong các chế phẩm thuốc phiện tổng hợp MPPP hoặc desmethylprodine, là chất opiod tổng hợp Trong những trường khác, đây có thể là tổng hợp nhiều yếu tố nguy cơ thay vì chỉ do một yếu tố chính hay một yếu tố nhất định như tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoặc do các dạng biến thể DNA (DNA variants) như dạng biến thể của gene LRRK2 viết tắt cho “Leucine-rich repeat kinase-2” , .
.
.
v.
v.
Bất cứ là do nguyên nhân nào gây bệnh Parkison kết quả là tế bào TK sản xuất và tiết dopamine gọi tắt là tế bào thần-kinh tiết dopamine (dopaminergic neurons) chết tại vùng chất-đen (substantia) xin nhắc lại là có tên là substantia nigra, Latin có nghĩa là “chất đen”, vì khi xét nghệm một lát não của tử thi ở vùng não-giữa này, tế bào thần-kinh ở đó vì có chứa sắc-tố melanin nên có màu đen sẫm thay vì trắng hay xám Lưu ý là chúng tôi thường gọi là vùng chất-đen nhưng thực tế là bao gộp cả hai khu vực, nằm hai bên não giữa (midbrain).
Các vùng chất-đen là một phần của hạch-nền (basal ganglia), đó một nhóm các vùng nhân (nuclei) các tế bào thần-kinh nằm dưới vỏ-não, điều khiển vận-động thông qua các đường giao tiếp với vùng vận-động vỏ-não (motor cortex).
Trong bệnh Parkinson, các nhân chất-đen (substantia nigra) dần dần biến mất.
Dưới kính hiển vi, người ta thường tìm thấy thể-Lewy (Lewy bodies), đó là các thể-vùi hình tròn ưu phẩm nhuộm acid eosin (eosinophilic inclusions) làm bằng protein alpha-synuclein, có mặt trong tế bào thần kinh nhân chất-đen bị ảnh hưởng trước khi tế bào thần-kinh đó chết dần.
Chức năng của alpha-synuclein vẫn chưa được xác định rõ, cũng như tầm quan trọng của thể-Lewy, nhưng chúng cũng được tìm thấy trong các bệnh thần kinh khác như bệnh suy giảm trí-tuệ với thể-Lewy (Lewy-body dementia) và bệnh suy-giảm não-bộ đa-hệ còn gọi là thoái-hoá (teo) não đa hệ (multiple system atrophy) Các vùng chất-đen thực ra còn được chia thành hai phần (subregions).
đó là phần lưới chất-đen (pars reticulata), nhận tín hiệu từ một nơi khác của hạch nền (basal ganglia) gọi là vùng nhân thể-vân (striatum hay neostriatum), đó thuật ngữ gọi chung cho hai cụm nhân (nuclei) tế bào thần kinh tại hạch nền là nhân thần-kinh đuôi (caudate) và cụm (nhân) thần-kinh dạng bèo-sẫm hay vỏ-hến (putamen).
rồi sau đó chuyển tiếp tin nhắn đến phần đồi-thị (thalamus) thông qua các tế bào thần kinh tiết chất dẫn truyền thần kinh GABA gọi tắt cho Gamma-aminobutyric acid.
Thứ hai, là phần đặc chất đen (pars compacta), của nhân chất-đen (substantia nigra).
Đây là phần bị ảnh hưởng bởi bệnh Parkinson.
Các vùng phần đặc chất đen gửi tín hiệu đến vùng não thể-vân thông qua các tế bào thần kinh tiết chất dẫn truyền thần kinh dopamine, hình thành thông-lộ (con đường) nối vùng chất đen-thể vân (nigrostriatal pathway) kích thích vỏ não khởi động sự cử-động (initiate movements) Vì vậy, một khi các tế bào thần kinh tại phần đặc của chất-đen (pars compacta) chết gây ra cử động chậm chạp (hypokinetic) thường thấy ở bệnh nhân Parkinson.
Ngoài việc khởi xướng cử động, nhân chất-đen (vùng chất đen) giúp điều kiển các mẫu cử động trơn tru khéo léo khi bị rối loạn thì đây cũng là đặc điểm lâm sàng của bệnh Parkinson.
Trước tiên là run rẩy không tự ý đáng chú ý nhất là ở tay-đặc trưng là cử động “vo-thuốc” (pill-rolling) gọi như thế là vì cử động tợ như đang vo hay lăn một viên thuốc giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ.
Đây là tình trạng “run-rẩy khi nghỉ ngơi” (resting tremor) và tình trạng run rẩy giảm khi bắt đầu cử động có chủ-ý (intentional movement) như khi cầm đũa, hay ly tách.
Tiếp theo là tình trạng cứng-cơ (rigidity) mô tả cử động “răng cưa” (cog-wheel rigidity) đó là khi có một loạt các chuyển động ngập-ngừng khi chân hay tay của bệnh nhân được di chuyển bởi người khác.
Cứng-cơ cũng có thể làm một số bệnh nhân có tư thế cúi xuống (stoop posture) dáng đi bất thường và một khuôn mặt gần như vô cảm (expressionless face) Sau đó là là chứng cử động chậm (bradykinesia), và giảm vận-động (hypokinesia) sau cùng là mất vận-động (akinesia) cả ba chứng rối loạn vận-động này là kết quả của sự khó khăn trong việc khởi động cử động (initiating movements).
Ví dụ, là chân như bị đóng băng khi cố gắng đi bộ hoặc đi từng bước dáng đi xáo trộn, hoặc các bước nhỏ.
Cuối cùng, một biểu hiện muộn (late feature) của căn bệnh này là tư thế không ổn định, mất thăng bằng và dẫn đến dễ té ngã.
Mặc dù có nhiều ảnh hưởng đến vấn đề vận-động, Bệnh Parkinson không làm yếu cơ.
Điều này giúp ta phân biệt bệnh Parkinson với các bệnh thần kinh khác có ảnh hưởng đến vỏ-não hay thông-lộ vận-động tủy sống-vỏ-não (corticospinal pathway) Bên cạnh đó, bệnh Parkinson gây run-rẩy không chủ ý khi nghỉ (resting tremors) giúp phân biệt với bệnh thần-kinh liên quan đến tiểu não (cerebellar disease) đó là run rẩy khi chủ ý vận-hành (intention or action tremors) về cơ bản thì đối nghich run rẩy khi nghỉ ngơi thực sự ở đây run rẩy sẽ trở nên tồi tệ hơn với khi cố gắng cử động.
Ngoài ra, cả hai tình trạng cử-động chậm (bradykinesia) và tư thế không ổn định giúp phân biệt Parkinson với bệnh run-rẩy chính khác (essential tremor) là một tình trạng-rẩy khi vận-hành (action tremor) là một biểu hiện nổi bật.
Parkinson cũng gây ảnh hưởng đến những chức năng không liên quan đến vận-động ngoài những triệu chứng phổ biến như trầm-cảm, mất trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, và không ngửi đuợc mùi hay là khó ngửi được mùi Parkison còn gây rối loạn chức năng truyền tín hiệu dopamine của các vùng thần-kinh khác ngoài vùng chất-đen (substantia nigra) ví dụ như trong vùng vỏ-não (trước) trán (prefrontal cortex) dẫn đến các triệu chứng về nhận thức (cognitive symptoms) và cũng có thể dẫn đến các vấn đề về chất dẫn truyền thần kinh khác như acetylcholine.
Rất may, là có những phương pháp điều trị trợ giúp bớt ảnh hưởng các triệu chứng Parkinson mặc dù không thể ngăn chặn được sự thoái hóa thần kinh liên tục.
Chiến lược điều trị chính ở đây là làm tăng lượng dopamine truyền tín hiệu trong não.
Chất dopamine không thể vượt qua hàng rào máu-não (blood-brain barrier) nhưng chất tiền thân levodopa thì có thể.
Một khi lọt vào trong não, levodopa được chuyển thành dopamine bởi enzyme dopa decarboxylase quan trọng nhất là tại các tế bào thần kinh vùng thông lộ chất đen và thể vân (nigrostriatal cells).
Enzyme dopa decarboxylase cũng tồn tại tại vùng ngoại-vi và cũng có thể chuyển hóa levodopa thành dopamine trước khi nó lọt qua hàng-rào máu-não, và vì thế enzyme chuyển hóa khác- chuyển hóa dopamine ở ngoại vi thành catecholamine khác như epinephrine có thể gây ra tác-dụng phụ, không mong muốn như loạn nhịp tim (arrhythmias).
Đây chính là lý do tại sao levodopa cần được dùng chung với môt chất không thấm qua hàng rào máu-não là chất carbidopa, đó là một chất ức chế enzyme dopa decarboxylase.
Một chiến lược khác là sử dụng amantadine, đó cũng là một loại thuốc kháng virus làm tăng sản xuất dopamine nội sinh (endogenous dopamine) mặc dù cơ chế này vẫn chưa được hiểu rõ.
Một chiến lược khác là sử dụng chất chủ-vận dopamine (dopamine agonist) kích thích các thụ thể dopamine về cơ bản có chức năng vận hành giống như dopamine cho nên đánh lừa tế bào thần kinh như là có dopamine nhiều hơn đó là bromocriptine, chiết xuất từ loại nấm thực vật (ergot) hay là chất chuyển-hóa từ nấm đó, hoặc những thuốc pramipexole và ropinirole, mà không dẫn-xuất hoặc chuyển-hoá từ nấm (not ergot derivatives).
Hơn nữa, một phương pháp điều trị theo định-hướng dopamine (dopamine-directed therapy) kế tiếp là ức chế hoạt động của enzyme COMT viết tắt cho catecholamine-O-methyltransferase đó là một enzyme phân-giải dopamine.
Các chất ức chế enzyme COMT như entacapone và tolcapone ngăn chặn enzyme làm giảm hay phân-giải dopamine do đó giữ lại thêm dopamine sẵn có trong não.
Tương tự như vậy, những loại thuốc như selegilene ức chế monoamine oxidase B gọi tắt là MAO-B, đó là một enzyme chuyển hóa dopamine.
Vì luôn có sự cân bằng của tín hiệu giữa ảnh hưởng của dopamine và acetylcholine, một sự thiếu hụt dopamine đi vào vùng não thể-vân (striatum) sẽ làm tăng tín hiệu của acetylcholine đi vào đó.
Do đó thuốc kháng-choline (anticlolinergics) có thể được dùng để khôi phục lại sự cân bằng của các tín hiệu giữa choline và dopamine như benztropine giúp cải thiện chứng run-rẩy do bệnh Parkinson.
Một phương pháp đặc biệt sẵn có để giúp điều trị PD hay là Parkinson là kích thích (vùng) sâu não (deep-brain stimulation).
Ở đó một thiết-bị cắm vào cơ thể và trực tiếp gửi tín hiệu điện đến vùng hạch nền (basal ganglia) chống lại tác dụng phát tín hiệu bất thường phát ra khi bị Parkinson.
Thuật ngữ dạng-Parkinson “Parkinsonism” đôi khi được dùng để mô tả các triệu chứng của Parkinson cũng được quan sát ở một vài bệnh thần-kinh khác như suy giảm trí-tuệ với thể-Lewy (Lewy-body dementia) bệnh Wilson (Wilson disease), và bệnh Pick (Pick disease) cũng như tác dụng phụ của một vài loại thuốc, như thuốc chống loạn thần-kinh (antipsychosis) như haloperidol, chặn các thụ thể dopamine, và metoclopramide một chất đối-vận dopamine (dopamine antagonist) đôi khi được dùng để điều trị ói mửa.
Xin được tóm tắt bệnh Parkinson hay PD là bệnh rối loạn vận-động tiến-triển liên tục gây ra bởi sự thoái-hóa của các tế bào thần kinh sản xuất và tiết dopamine tại vùng não chất-đen (substantia nigra) đặc biệt là tại phần đặc chất-đen-(pars compacta), dẫn đến run-rẩy khi nghỉ (resting tremors), cứng-cơ (rigidity) các vấn đề khởi-động sự cử động (initiating movement), và có tư thế không ổn định.
Các cách điều trị chủ yếu tập trung vào việc tăng dopamin tại não.
.