hanghoavacongluan.vn
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
No Result
View All Result
hanghoavacongluan.vn
No Result
View All Result
Home Chứng khoán

But how does bitcoin actually work?

3 years ago
in Chứng khoán
But how does bitcoin actually work?

* Có * được một Bitcoin có nghĩa là gì? Nhiều người đã nghe rằng Bitcoin là một đồng tiền kỹ thuật số mà không được phát hành bởi bất kì một chính phủ nào, và vì vậy không cần đến ngân hàng để quản lí tài khoản và xác minh các giao dịch; thế nên không ai thực sự biết người đã phát minh ra nó.

LIÊN QUAN

4 Tips đơn giản giúp giữ vững tâm lý khi chơi Forex

Supply And Demand Analysis Forex- Week Commencing 18th April 2020

3 Methods Of Using Fractals In Forex Trading (Improve Your Trading In 2020)

Cho đến bây giờ, có nhiều người không biết câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi này.

Để trả lời đầy đủ câu hỏi này, và để đảm bảo rằng các chi tiết liên quan đến chuyên môn của câu trả lời thực sự được làm rõ, những gì chúng ta sẽ làm là từng bước tìm hiểu cách bạn có thể đã phát minh ra phiên bản Bitcoin của riêng mình.

Ta sẽ bắt đầu với việc ban theo dõi các khoản thanh toán với bạn bè bằng một sổ cái chung.

Và sau đó, khi bạn bắt đầu mất niềm tin vào bạn bè và thế giới xung quanh mình.

và nếu bạn đủ thông minh để đưa ra một vài ý tưởng về viết mã (cryptography) để gạt bỏ đi sự cần thiết của niềm tin giữa người với người, thì bạn sẽ lập nên được một thứ gọi là “cryptocurrency” (đồng tiền mã hóa).

Bạn thấy đó, Bitcoin chỉ là ví dụ thực đầu tiên của một cryptocurrency.

Và bây giờ, có hơn ngàn những đồng tiền này, được trao đổi với các loại tiền tệ truyền thống.

Đi theo con đường sáng tạo của riêng bạn có thể giúp thiết lập nền móng để hiểu được một số đồng tiền mới gần đây trong cuộc chơi và nhận ra khi nào và tại sao lại có nhiều chỗ đứng cho các loại đồng tiền đến vậy Trên thực tế, một trong những lý do tôi chọn chủ đề này là vì trong năm qua, đã có rất nhiều sự chú ý và đầu tư và cả sự cuồng nhiệt cho các loại tiền tệ này.

Và tôi sẽ không bình luận hoặc suy đoán về tỷ giá hối đoái trong hiện tại hay tương lai, nhưng tôi nghĩ chúng tôi sẽ đồng ý rằng bất cứ ai tìm cách để mua một cryptocurrency nên thực sự hiểu nó là gì.

Và hiểu ở đây không chỉ là biết những thuật ngữ, liên hệ mơ hồ với việc khai thác vàng, Tôi muốn nói tới một mô tả trực tiếp của những gì các máy tính đang làm khi chúng ta gửi, nhận và tạo ra các Đồng tiền mã hóa.

Một điều cần nhấn mạnh nữa là mặc dù bạn và tôi sẽ đi sâu vào chi tiết, và nó sẽ mất kha khá thời gian thì thực sự, bạn không cần phải biết những chi tiết này nếu bạn chỉ muốn sử dụng cryptocurrency, giống như bạn không cần phải biết chi tiết về những gì diễn ra trước dùng bạn quẹt thẻ tín dụng.

Giống như bất kỳ loại thanh toán kỹ thuật số nào, có rất nhiều ứng dụng thân thiện với người dùng cho phép bạn chỉ gửi và nhận tiền tệ mà không cần suy nghĩ về những gì đang xảy ra.

Sự khác biệt nằm ở chỗ ngân hàng sẽ không ở đằng sau xác minh giao dịch.

Thay vào đó là một hệ thống thông minh đảm nhiệm việc xác minh phân cấp, không phụ thuộc vào niềm tin giữa người và người.

dựa trên cơ sở toán học sinh ra trong mật mã học.

Nhưng để bắt đầu, Tôi muốn để sang một bên các loại đồng tiền mã hóa và những thứ khác trong một vài phút.

Chúng ta sẽ bắt đầu câu chuyện với một cái gì đó gần gũi: sổ cái và chữ ký số.

Nếu bạn và bạn bè của bạn trao đổi tiền khá thường xuyên, ví dụ là để trả phần của bạn trong hóa đơn bữa tối, việc trao đổi tiền mặt mọi lúc có thể bất tiện.

Vì vậy, bạn có thể giữ sổ cái chung ghi lại tất cả các khoản thanh toán mà bạn định thực hiện trong tương lai.

Bạn biết đấy, Alice trả cho Bob $20, Bob trả Charlie $40, kiểu như thế.

Sổ cái này sẽ là cái gì đó công cộng và mọi người có thể tiếp cận được, giống như một trang web, nơi mọi người có thể truy cập và cần thêm vào những ghi chú mới.

Và hãy nói rằng vào cuối mỗi tháng, tất cả các bạn nhìn vào danh sách các giao dịch và giải quyết.

Nếu bạn dành nhiều hơn bạn nhận được, bạn đưa tiền vào khoản chung; và nếu bạn nhận được nhiều hơn bạn đã bỏ ra, bạn lấy tiền đó ra ngoài.

Vì vậy giao thức trong hệ thống đơn giản này có thể như sau: Bất cứ ai có thể thêm dòng vào sổ cái; Và vào cuối mỗi tháng tất cả các bạn đều tụ lại và thanh toán với nhau.

Bây giờ, một vấn đề với một sổ cái chung như thế này là bất cứ ai cũng có thể thêm ghi chú, vì vậy Bob có thể viết “Alice trả Bob $ 100” mà không có sự đồng ý của Alice? Làm thế nào chúng ta tin tưởng rằng tất cả các giao dịch này đúng như sự thật? Mật mã số được ứng dụng ở vấn đề này: chữ ký số.

Giống như chữ ký viết tay, ý tưởng ở đây là Alice sẽ có thể thêm một cái gì đó bên cạnh giao dịch đó để chứng tỏ rằng cô đã nhìn thấy nó và rằng cô ấy đã xác nhận nó.

Và mục tiêu là không ai có thể giả mạo chữ ký đó.

Lúc đầu, có vẻ như chữ ký số là bất khả thi.

Dù cái chữ ký đó ở dạng dữ liệu nào thì máy tính đều đọc và sao chép được, vậy làm thế nào để bạn ngăn ngừa giả mạo? Giải pháp là tất cả mọi người tạo ra một “cặp khóa công khai – cá nhân”, mỗi cái trông giống như một số chuỗi bit.

“Khóa cá nhân” đôi khi còn được gọi là “khoá bí mật” để chúng ta có thể viết tắt nó là “sk”, trong khi viết tắt của “khoá công khai” là “pk”.

Như tên cho thấy, “khóa bí mật” này là cái mà bạn không cho ai biết.

Trong thực tế, chữ ký viết tay của bạn sẽ giống nhau cho dù bạn đang ký tài liệu nào.

Nhưng một chữ ký số thực sự mạnh hơn, bởi vì nó thay đổi ở các tin nhắn khác nhau.

Nó nhìn như một số chuỗi 1 và 0, thường là 256 bit; và việc thay đổi thông điệp thậm chí một chút cũng hoàn toàn thay đổi hình dạng của chữ ký trên thông điệp đó.

Nói chính xác hơn một chút, việc tạo ra một chữ ký số đòi hỏi một phương trình có biến là (thông điệp, “khoá cá nhân”) của bạn.

“Khóa cá nhân” đảm bảo rằng chỉ có bạn mới có thể tạo ra chữ ký đó, và việc nó phụ thuộc vào thông điệp nghĩa là không ai có thể sao chép một trong những chữ ký của bạn và giả mạo nó trên một tin nhắn khác.

Cùng với đó là một phương trình thứ hai được sử dụng để xác minh rằng một chữ ký là hợp lệ.

Và đây là nơi mà “khoá công khai” phát huy tác dụng.

Tất cả những gì nó tạo ra kết quả “đúng” hoặc “sai” để cho biết đây có phải là một chữ ký được sản xuất bởi cái “khóa cá nhân” mà được liên kết với “khóa công khai” mà bạn đang sử dụng để xác minh hay không.

Tôi sẽ không đi vào chi tiết chính xác cách mà hai phương trình này hoạt động, nhưng ý tưởng là nó phải đảm bảo là không thể tìm được một chữ ký hợp lệ nếu bạn không biết “khóa bí mật”.

Cụ thể, không có chiến lược nào tốt hơn là chỉ ngẫu nhiên đoán và kiểm tra chữ ký, mà bạn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng “khóa công khai” mà mọi người đều biết.

Bây giờ suy nghĩ về có bao nhiêu chữ ký với chiều dài 256 bit, 2 ^ 256 đó! Đây là một con số lớn khủng khiếp.

Lớn đến không thể tưởng được luôn! Tôi đã làm một video bổ sung chỉ để minh họa con số này lớn như thế nào.

Còn bây giờ, có thể nói rằng khi bạn xác minh rằng một chữ ký cho một thông điệp nào đó là hợp lệ, bạn có thể cực kỳ tự tin là cách duy nhất để ai đó có thể tạo ra nó là nếu họ biết “khóa bí mật” liên kết với “khoá công khai” mà bạn đã sử dụng để xác minh.

Việc đảm bảo rằng mọi người ký xác nhận giao dịch trên sổ cái là khá tốt, nhưng có một lỗ hổng nhỏ: nếu Alice ký một giao dịch, như “Alice trả Bob $100” mặc dù Bob không thể giả mạo chữ ký của Alice trên một thông điệp mới, anh ta có thể sao chép cùng dòng thông điệp đó bao nhiều lần tùy thích.

Ý tôi là, cặp thông điệp-chữ ký đó vẫn còn giá trị.

Để giải quyết vấn đề này, mỗi khi bạn kí một giao dịch thông điệp cũng phải chứa một loại ID duy nhất liên kết đến giao dịch đó.

Bằng cách đó, nếu Alice trả cho Bob $ 100 nhiều lần, mỗi một dòng trên sổ cái đòi hỏi một chữ ký hoàn toàn mới.

Được rồi! Chữ ký số khiến chúng ta không phải lo lắng nhiều về vấn đề niềm tin nhưng kể cả thế, nếu bạn làm được điều này, bạn sẽ vẫn dựa vào một hệ thống trên nền tảng của sự trung thực Cụ thể, bạn tin tưởng rằng mọi người sẽ thực sự thực hiện theo sổ cái và thanh toán bằng tiền mặt vào cuối mỗi tháng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu, ví dụ, Charlie nợ hàng ngàn đô la và rồi lặn mất tăm Lý do thực sự duy nhất để giải quyết sau khi quy đổi lại nó về tiền mặt là nếu một số người (tôi đang nói đến anh đó, Charlie!) nợ rất nhiều tiền.

Vì vậy, có thể, bạn có ý tưởng thông minh rằng: bạn sẽ không phải giải quyết bằng tiền mặt, miễn là có một số cách để ngăn mọi người chi tiêu nhiều hơn nhiều lần so với lượng tiền họ đưa vào.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho mọi người trả $ 100 vào quỹ, và sau đó viết vài dòng đầu tiên của sổ cái: “Alice có được 100 đô la”, “Bob có được 100 đô la”, “Charlie có được 100 đô la”, v.

v .

.

.

Bây giờ, chỉ cần không chấp nhận bất kỳ giao dịch nào khi ai đó chuẩn bị chi tiêu nhiều hơn lượng họ đã có trên sổ cái đó.

Ví dụ: nếu hai giao dịch đầu tiên là “Charlie trả 50 đô la cho Alice” và “Charlie trả 50 đô la cho Bob” nếu anh ta cố thêm “Charlie trả bạn 20 đô”, điều đó sẽ không hợp lệ, không hợp lệ như thể anh ta chưa bao giờ ký nó.

Chú ý là điều này có nghĩa là việc xác minh một giao dịch đòi hỏi lịch sử các giao dịch đầy đủ cho tới thời điểm đó.

Và điều này ít nhiều cũng đúng trong tiền mã hóa, mặc dù chỉ có thêm một chút tối ưu hóa.

Điều thú vị ở đây là bước này sẽ loại bỏ mối liên hệ giữa sổ cái và đồng tiền thực tế Theo lý thuyết, nếu mọi người trên thế giới đang sử dụng sổ cái này, bạn có thể sống cả cuộc đời của bạn chỉ cần gửi và nhận tiền vào sổ cái này mà không bao giờ phải chuyển đổi sang đô la Mỹ thực.

Trong thực tế, để nhấn mạnh điểm này, chúng ta hãy bắt đầu đề cập đến giá trị tiền trên sổ cái là “đô la sổ cái”, hoặc “LD” cho ngắn.

Tất nhiên, bạn đang tự do trao đổi “đô la sổ cái” cho “đô la Mỹ thật”.

Ví dụ, có thể Alice đưa cho Bob một tờ $10 trong thế giới thực để đổi lấy anh ta thêm và ký kết giao dịch “Bob trả Alice 10 LD” vào sổ cái chung này.

Nhưng những trao đổi như vậy, chúng sẽ không được bảo đảm bởi các giao thức.

Nó dường như giống với cách bạn có thể đổi đô la cho Euro, hoặc bất kỳ loại tiền tệ khác trên thị trường mở, Nó như một “thứ” riêng.

Đây là điều quan trọng đầu tiên để hiểu về Bitcoin hoặc bất kỳ đồng tiền mã hóa nào khác: Nó là một sổ cái.

Lịch sử của giao dịch chính là loại tiền tệ này.

Tất nhiên, với Bitcoin, tiền không vào sổ cái khi mọi người mua bằng tiền mặt.

Lát nữa, tôi sẽ nói tới việc làm thế nào để tiền mới nhập vào sổ cái, nhưng trước đó, thực sự có một sự khác biệt đáng kể giữa hệ thống “đồng sổ cái” của ta và cách đồng tiền mã hóa vận hành.

Cho đến nay, tôi đã nói rằng sổ cái này là công cộng, giống như một trang web, nơi mọi người có thể thêm dòng mới.

Nhưng điều đó đòi hỏi sự tin tưởng vào vị trí trung tâm này, cụ thể là ” ai là chủ trang web”, “ai kiểm soát các quy tắc của việc thêm dòng mới”.

Để loại bỏ yếu tố niềm tin đó, chúng ta sẽ cho mọi người giữ bản sao riêng của sổ cái.

Sau đó, khi bạn muốn thực hiện giao dịch, như “Alice trả cho Bob 100 LD”, bạn phát thông tin ra cho thế giới để mọi người nghe và ghi lại vào sổ cái riêng của họ.

Nhưng, trừ khi bạn thêm vào yếu tố gì đó, hệ thống này rất tệ.

Làm thế nào bạn có thể làm cho mọi người đồng thuận về một sổ cái chính xác? Khi Bob nhận được một giao dịch, như “Alice trả cho Bob 10 LD”, làm thế nào anh ta có thể chắc rằng mọi người khác đã biết về và tin tưởng giao dịch đó rằng sau đó, anh ta sẽ có thể sử dụng cùng 10 LD đó để thực hiện giao dịch với Charlie? Thật vậy, hãy tưởng tượng chỉ nghe được các giao dịch đang được phát sóng, sao bạn có thể chắc rằng người khác đang ghi lại các giao dịch tương tự và theo cùng một thứ tự? Đây thực sự là tâm điểm của vấn đề.

Đây là một câu đố thú vị.

Sao bạn có thể đưa ra một giao thức cho việc chấp nhận hoặc từ chối giao dịch và theo thứ tự nào để bạn có thể cảm thấy tự tin rằng bất cứ ai trên thế giới đang tuân theo cùng một giao thức có một sổ cái cá nhân trông giống như của bạn? Đây là vấn đề được chỉ ra trong bản gốc của bài nghiên cứu Bitcoin.

Ở cấp độ cao, giải pháp mà Bitcoin cung cấp là: đặt niềm tin vào sổ cái nào có nhiều sự tính toán nhất trong đó.

Tôi sẽ dành một chút thời gian để giải thích chính xác điều đó có ý nghĩa gì, nó liên quan đến “hàm băm mật mã học” (hàm hash).

Ý tưởng chung của chúng ta là là nếu bạn sử dụng công tính toán làm cơ sở để đặt niềm tin, bạn có thể xây dựng nó sao cho các giao dịch gian lận và sổ cái xung đột do không thể tạo ra được một phép tính nào đáp ứng được.

Một lần nữa, tôi sẽ nhắc nhở bạn rằng đây là phần đi vào chi tiết, sâu hơn những gì mọi người cần biết để sử dụng một loại tiền tệ như thế này, nhưng nó là một ý tưởng thực sự thú vị! Và nếu bạn hiểu nó, bạn sẽ hiểu được cái cốt lõi của Bitcoin và tất cả các tiền mã hóa khác.

Vì vậy, đầu tiên, một hàm băm (hash function) là gì? Các đầu vào cho những hàm này có thể là bất kỳ loại thông điệp hoặc tập tin, nó thực sự không quan trọng.

Và đầu ra là một chuỗi các bit với một chiều dài nhất định, như 256 bit.

Đầu ra này được gọi là “băm” hoặc “sản phẩm tiêu hóa” của thông điệp.

Và mục đích là để cho nó nhìn rất ngẫu nhiên.

mặc dù nó không phải ngẫu nhiên – nó luôn cho kết quả tương ứng cho một đầu vào nhất định.

Nhưng ý tưởng là nếu bạn hơi thay đổi đầu vào, có thể chỉ chỉnh sửa một kí tự nào đó, các kết quả thay đổi hoàn toàn.

Trên thực tế, đối với hàm băm mà tôi đang trình bày ở đây, được gọi là SHA256, cách đầu ra thay đổi khi bạn thay đổi đầu vào một ít là hoàn toàn không thể đoán trước được.

Bạn thấy, đây không chỉ là bất kỳ hàm băm nào, đó là một hàm băm mật mã.

Điều đó có nghĩa là không thể tính theo chiều ngược lại.

Nếu tôi chỉ cho bạn một chuỗi những số 1 và 0, và yêu cầu bạn tìm một đầu vào để băm SHA256 cho ra chính cái chuỗi các bit đó, bạn sẽ không có phương pháp tốt hơn ngoài chỉ đoán và kiểm tra.

Và một lần nữa, nếu bạn muốn nắm được cần bao nhiêu công tính toán để đoán 2 ^ 256 lần, chỉ cần đi xem video bổ sung.

Viết cho video đó thực sự đã rất thú vị.

Bạn có thể nghĩ rằng nếu bạn thực sự đào sâu vào các chi tiết về cách hàm này hoạt động, bạn có thể lần ra được đầu vào thích hợp mà không cần phải đoán và kiểm tra.

Nhưng chưa ai từng tìm ra cách để làm điều đó.

Kì lạ là không có phép chứng minh nào nói rằng tính theo hướng ngược lại là rất khó.

Tuy nhiên, một lượng lớn hệ thống an ninh ngày nay phụ thuộc vào các hàm băm mật mã và tin tưởng rằng chúng có thuộc tính này.

Nếu bạn đã nhìn vào những thuật toán được dùng hỗ trợ kết nối an toàn mà trình duyệt của bạn đang thực hiện với YouTube ngay bây giờ, hoặc là cho kết nối mà nó thực hiện với ngân hàng của bạn, bạn có thể sẽ thấy cái tên SHA256 xuất hiện.

Bây giờ, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào làm thế nào hàm hash có thể chứng minh rằng một danh sách cụ thể các giao dịch được liên kết với một lượng lớn công tính toán.

Hãy tưởng tượng ai đó cho bạn xem một danh sách các giao dịch, và họ nói “Này! Tôi tìm thấy một số đặc biệt để khi bạn đặt số đó vào cuối danh sách các giao dịch này và áp dụng SHA256 cho tất cả các chi tiết này, cho đầu ra với 30 bit đầu tiên của nó là tất cả các số không! ” Bạn nghĩ tìm ra con số đó khó khăn đến thế nào? Đối với một thông điệp ngẫu nhiên, xác suất rằng một hash sẽ bắt đầu với 30 số 0 liên tiếp là 1 trong 2 ^ 30, đó là khoảng một trên một tỷ.

Và bởi vì SHA256 là một hàm băm mật mã, cách duy nhất để tìm ra một số đặc biệt như thế chỉ là đoán và kiểm tra.

Vì vậy, người này hầu như chắc chắn phải trải qua khoảng một tỷ số khác nhau trước khi tìm ra dãy số đặc biệt này.

Và một khi bạn biết được số đó, nó thực sự nhanh chóng để xác minh – bạn chỉ cần chạy qua hash và thấy rằng có 30 số 0 hay không.

Nói cách khác, bạn có thể biết chắc rằng rằng họ đã phải thực hiện một lượng lớn “công việc”, nhưng chính bạn không phải trải qua những nỗ lực tương tự.

Đây được gọi là “proof of work” (bằng chứng công việc) Và quan trọng là, tất cả “công việc” này gắn liền với danh sách giao dịch.

Nếu bạn thay đổi một trong những giao dịch, thậm chí một chút, nó sẽ hoàn toàn thay đổi mã băm, vì vậy bạn phải đoán hơn một tỷ lần để tìm một proof of work mới một dãy số mới làm cho “băm” của danh sách mới cùng với dãy số mới này bắt đầu với 30 số 0.

Vậy, giờ hãy suy nghĩ lại về vấn đề phân phối sổ cái của chúng ta: mọi người đều phát sóng các giao dịch, và ta muốn có một cách để họ đồng ý về sổ cái nào là chính xác.

Như tôi đã nói, ý tưởng cốt lõi đằng sau bài nghiên cứu Bitcoin đầu tiên là: làm cho mọi người tin vào bất cứ sổ cái nào chứa nhiều công tính toán nhất.

Việc này đòi hỏi việc đầu tiên: sắp xếp một sổ cái thành các khối, mỗi khối gồm một danh sách các giao dịch cùng với một proof of work, đó là một dãy số đặc biệt để “băm” của toàn bộ khối bắt đầu với một số lượng số 0 nhất định.

Bây giờ, giả sử rằng nó phải bắt đầu với .

.

.

60 số 0, nhưng sau đó chúng ta sẽ trở lại và nói về một cách chọn số số 0 có hệ thống hơn.

Tương tự như cách một giao dịch chỉ được coi là hợp lệ khi nó được ký bởi người gửi, một khối chỉ được coi là có giá trị chỉ khi nó có proof of work.

Thêm nữa, để đảm bảo rằng có một trình tự tiêu chuẩn cho các khối này, ta sẽ làm cho một khối phải chứa, ở tiêu đề của nó, các “băm” của khối trước đó.

Bằng cách đó, nếu bạn lùi về trước và thay đổi bất kỳ một trong các khối hoặc tráo đổi thứ tự của hai khối, nó sẽ thay đổi khối mà đi liền sau nó, dẫn đến thay đổi “băm” của cái khối đó, dẫn đến thay đổi cái “băm” sau đó, và liên tục như vậy.

Điều đó sẽ đòi hỏi phải làm lại tất cả “công việc”, để tìm ra một số đặc biệt mới cho mỗi khối đó, đảm bảo “băm” của chúng bắt đầu với 60 số 0.

Bởi vì các khối được xích lại với nhau như thế này, thay vì gọi nó là một sổ cái, nó thường được gọi là một “blockchain” Một phần của giao thức mới của chúng ta, chúng ta bây giờ sẽ cho phép bất kỳ ai trên thế giới trở thành “người tạo ra khối”.

Điều đó có nghĩa là họ sẽ nhận các giao dịch được phát ra, thu thập chúng vào một khối nào đó, và sau đó bỏ công ra để tìm một dãy số đặc biệt mà làm cho “băm” của khối đó bắt đầu với 60 số 0.

Và một khi họ tìm thấy nó, họ phát sóng khối của họ ra.

Để thưởng cho người tạo khối đã bỏ công, khi cô ấy hoàn thành một khối, chúng ta sẽ cho phép cô ấy viết vào khối đó một giao dịch rất đặc biệt ở trên cùng của nó, trong đó cô ấy nhận được, ví dụ 10 LD, chẳng từ ai cả.

Đây được gọi là “phần thưởng khối”, và đó là ngoại lệ đối với các quy tắc của chúng ta về việc chấp nhận giao dịch hay không.

Nó không đến từ bất cứ ai, vì vậy nó không cần phải được ký.

Và điều đó cũng có nghĩa là tổng số “đô la sổ cái” trong nền kinh tế của chúng ta gia tăng với mỗi khối mới.

Việc tạo khối thường được gọi là “đào”, vì nó đòi hỏi phải bỏ ra rất nhiều công và nó cho ra các bit tiền tệ mới vào nền kinh tế.

Nhưng khi bạn nghe hay đọc về thợ đào, hãy ghi nhớ rằng những gì họ đang thực sự làm là hóng các giao dịch, tạo ra khối, phát sóng các khối đó, và nhận thưởng với một lượng tiền mới.

Từ quan điểm của người thợ đào, mỗi khối giống như một xổ số thu nhỏ, nơi mọi người đoán được dãy số nhanh nhất có thể cho đến khi một cá nhân may mắn tìm thấy một dãy số đặc biệt mà làm cho “hash” của khối bắt đầu với một số số 0, và họ nhận được phần thưởng.

Đối với bất kỳ ai khác mà chỉ muốn sử dụng hệ thống để thanh toán, thay vì lắng nghe các giao dịch, tất cả đều chỉ lắng nghe các khối được phát sóng bởi các thợ đào, và cập nhật vào các bản sao blockchain của riêng mình.

Bây giờ một bổ sung mang tính quyết định cho giao thức của chúng ta là: Nếu bạn nghe được hai blockchain khác biệt với lịch sử giao dịch mâu thuẫn nhau, bạn nên tin vào blockchain dài nhất, cái mà chứa nhiều “công” tính toán nhất.

Nếu hòa nhau, chỉ cần đợi cho đến khi bạn nghe được một khối bổ sung mà làm cho một dãy dài hơn.

Vì vậy, dù không có cơ quan trung ương và mọi người đang duy trì một bản sao blockchain riêng, nếu mọi người đều ưu tiên cho bất kỳ blockchain nào chứa nhiều “công” nhất, chúng ta có một cách để đạt được sự đồng thuận trong hệ thống phân tán.

Để hiểu tại sao điều này làm cho một hệ thống đáng tin cậy, và để hiểu tại thời điểm nào bạn nên tin rằng một khoản thanh toán là đáng tin cậy, ta nên xem các bước để ai đó có thể lừa người khác trong cái hệ thống này.

Có lẽ Alice đang cố đánh lừa Bob bằng một khối chứa thông tin lệch, cụ thể là cô ấy cố gắng gửi cho anh ta một khối có ghi cô ấy “trả cho anh ta 100 LD” nhưng không phát sóng khối đó cho mọi ai khác trong mạng lưới.

Bằng cách đó, mọi người vẫn nghĩ rằng cô ấy vẫn có 100 LD.

Để làm điều này, cô sẽ phải tìm một proof of work hợp lệ trước tất cả các thợ mỏ khác, mà mỗi người thợ mỏ đều làm việc trên khối của họ.

Và điều này chắc chắn có thể xảy ra! Có lẽ Alice có thể giành chiến thắng mỗi vòng xổ số nhỏ này trước mọi người khác.

Nhưng Bob vẫn đang nghe các thợ mỏ khác phát sóng, vì vậy để giữ cho anh ta tin vào cái khối chứa thông tin lệch này, Alice sẽ phải tự bỏ ra tất cả “công” tính toán để tiếp tục thêm các khối trên cái dãy đặc biệt này trong blockchain của Bob.

Nó khác với những gì anh ta nghe được từ những thợ mỏ còn lại.

Hãy nhớ rằng, theo giao thức, Bob luôn tin tưởng vào chuỗi dài nhất mà anh ta biết.

Alice có thể kịp cho thêm một vài khối nếu, cô ấy may mắn tìm ra các khối nhanh hơn phần các thợ mỏ còn lại trên mạng hợp lại.

Nhưng trừ khi cô ấy có gần 50% tài nguyên tính toán của tất cả các thợ mỏ, thì xác suất chắc chắn sẽ nghiêng về bên blockchain mà tất cả các thợ mỏ khác đang đổ “công” tính toán vào phát triển nhanh hơn so với blockchain sai lệch duy nhất mà Alice đang đổ “công” vào cho Bob.

Nên sau một khoảng thời gian, Bob sẽ từ chối những gì anh ấy nghe từ Alice và thiên về chuỗi dài hơn mà mọi người khác đang đổ “công” vào.

Chú ý là điều này có nghĩa là bạn không nên tin ngay vào một khối mới mà bạn nghe được; Thay vào đó, bạn nên chờ một số khối mới được thêm vào sau nó.

Nếu bạn vẫn chưa nghe được chuỗi nào dài hơn, bạn có thể tin tưởng rằng khối này là thuộc cùng một chuỗi mà mọi người khác đang sử dụng.

Và với điều đó, chúng tôi đã đi qua được tất cả những ý tưởng chính.

Hệ thống sổ cái phân phối dựa trên proof of work này ít nhiều chính là cách các giao thức Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác hoạt động.

Chỉ còn một vài chi tiết để làm rõ.

Vừa rồi, tôi đã nói rằng proof of work có thể là việc tìm một số đặc biệt để “băm” của khối bắt đầu với 60 số không.

Vâng, cách mà giao thức Bitcoin thực tế hoạt động là định kỳ thay đổi số lượng số 0 để việc tìm một khối mới phải mất trung bình 10 phút.

Vì vậy, khi ngày càng có nhiều thợ mỏ được thêm vào mạng, việc tìm thực sự càng trở nên khó khăn hơn, theo cách mà mỗi vòng xổ số thu nhỏ này chỉ có một người chiến thắng mỗi 10 phút.

Nhiều đồng tiền mã hóa mới hơn có thời gian tạo khối ngắn hơn nhiều.

Và tất cả số tiền trong Bitcoin cuối cùng là bắt nguồn từ phần thưởng khối.

Ban đầu, những phần thưởng này là 50 Bitcoin mỗi khối.

Có một trang web thú vị mà bạn có thể ghé thăm, tên là “Block Explorer”, nó giúp ta xem xét các blockchain của Bitcoin một cách dễ dàng.

Và nếu bạn nhìn vào vài khối đầu tiên trên chuỗi, chúng không chứa các giao dịch nào ngoài phần thưởng 50 Bitcoin cho người khai thác mỏ.

Nhưng cứ mỗi 210000 khối, hay là khoảng mỗi 4 năm, phần thưởng đó bị cắt giảm một nửa.

Vì vậy, ngay bây giờ, phần thưởng là 12, 5 Bitcoin mỗi khối.

Và bởi vì phần thưởng này giảm dần theo cấp số nhân theo thời gian, sẽ không bao giờ có hơn 21000000 Bitcoin tồn tại.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thợ mỏ sẽ ngừng được thưởng tiền.

Ngoài phần thưởng từ việc làm khối, các thợ mỏ cũng có thể nhận các khoản phí giao dịch.

Nghĩa là bất cứ khi nào bạn thực hiện thanh toán, bạn hoàn toàn có thể chọn bao gồm một khoản phí giao dịch nhỏ với nó khoản đó sẽ đi vào các thợ mỏ của bất kỳ khối chứa thanh toán đó.

Lý do bạn có thể làm điều đó là để khuyến khích các thợ mỏ bao gồm các giao dịch (mà bạn phát sóng) vào khối kế tiếp.

Bạn thấy đó, trong Bitcoin, mỗi khối bị giới hạn trong khoảng 2400 giao dịch, mà nhiều nhà phê bình lập luận là không cần thiết.

Để so sánh, VISA xử lý trung bình khoảng 1700 giao dịch mỗi giây, và họ có khả năng xử lý hơn 24000 mỗi giây.

Việc xử lý tương đối chậm trên Bitcoin làm cho phí giao dịch cao hơn, vì đó sẽ quyết định những giao dịch nào sẽ được những người khai thác mỏ cho vào trong một khối mới.

Video này vẫn còn xa mới giúp bạn hiểu toàn bộ về đồng tiền mã hóa; vẫn còn nhiều những đặc tính và thể loại thiết kế mà tôi chưa đề cập.

Nhưng tôi hy vọng là video có thể cung cấp một nền móng ban đầu vững chắc cho việc hiểu sâu hơn cho bất cứ ai muốn đọc thêm và hiểu sâu hơn nữa.

Như tôi đã nói từ đầu, một trong những động cơ làm video này là đã có rất nhiều tiền bắt đầu đổ vào đồng tiền mã hóa.

Và mặc dù tôi không muốn đưa ra bất kỳ nhận xét nào, rằng đó là sự đầu tư tốt hay xấu, Tôi thực sự nghĩ rằng đối với mọi người tham gia vào trò chơi, nên ít nhất biết các nguyên tắc cơ bản của công nghệ đằng sau tiền mã hóa.

Như mọi khi, tôi chân thành cảm ơn những người ủng hộ kênh youtube này trên Patreon.

Tôi hiểu rằng không phải ai cũng có thể đóng góp, nhưng nếu bạn vẫn quan tâm đến việc giúp đỡ, một trong những cách tốt nhất để làm điều đó chỉ đơn giản là chia sẻ các video mà bạn nghĩ có thể thú vị hoặc hữu ích cho người khác.

Tôi biết bạn biết điều đó, nhưng nó thực sự có ích.

Tôi cũng muốn cảm ơn Protocol Labs cho sự hỗ trợ của họ đối với video này.

Đây là một tổ chức điều hành một số dự án nghiên cứu và phát triển khác nhau.

Và nếu bạn ghé thăm một số các liên kết tôi chia sẻ trong phần Description để đọc về các chi tiết của những dự án đó, bạn sẽ nhận ra một số điểm rất tương đồng với các khái niệm được đề cập trong video này.

Những thách thức và lợi ích của hệ thống phi tập trung không chỉ giới hạn trong tiền tệ và lịch sử giao dịch.

Và tính hữu ích của các công cụ từ khoa học mật mã, như các hàm băm và chữ ký số, cũng tương đối rộng hơn.

Ví dụ: một vài dự án của Protocol Labs, chẳng hạn như IPFS và Filecoin, xoay quanh ý tưởng lưu trữ tập tin trong cách tổ chức phi tập trung, mở ra những thách thức và khả năng thú vị.

Cho các kĩ sư tin học trong số các bạn, Protocol Labs rất đề cao mã nguồn mở.

Vì vậy, nếu bạn quan tâm, bạn có thể tham gia một cộng đồng cộng tác viên lớn mạnh.

Nhưng họ cũng đang tìm kiếm để thuê các nhà phát triển tiềm năng.

Vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể phù hợp ở đó, đăng kí thôi!.

Related Posts

4 Tips đơn giản giúp giữ vững tâm lý khi chơi Forex

4 Tips đơn giản giúp giữ vững tâm lý khi chơi Forex

by Hàng hoá và công luận
October 28, 2021
0
0

Chắc chắn bạn không thể phủ nhận rằng: nếu quá căng thẳng hoặc lo âu khi tham gia Forex trade...

Supply And Demand Analysis Forex- Week Commencing 18th April 2020

Supply And Demand Analysis Forex- Week Commencing 18th April 2020

by
August 25, 2020
0
0

if you want to become a profitable and consistent trader be sure to subscribe because I show you the same...

3 Methods Of Using Fractals In Forex Trading (Improve Your Trading In 2020)

3 Methods Of Using Fractals In Forex Trading (Improve Your Trading In 2020)

by
August 25, 2020
0
0

we can look at marking off a previoushigh in the market this is a fractal high when we're looking at...

Leverage and Margin in Forex Trading (Podcast Episode 8)

Leverage and Margin in Forex Trading (Podcast Episode 8)

by
August 25, 2020
0
0

This is the forex q&a podcast This is VP professional Forex prop trader answering your user submitted questions every Monday...

A Simple Forex Swing Trading Strategy

A Simple Forex Swing Trading Strategy

by
August 25, 2020
0
0

I'm gonna show you how to trade withless stress, less time, and be more profitable. Now, most of us, in...

Next Post
What is a Bitcoin hard fork? Simply Explained!

What is a Bitcoin hard fork? Simply Explained!

Buy Bitcoin With Paypal & Debit/Credit Card – No Verification/ No KYC – Buy EOS & Other Crypto Also!

Buy Bitcoin With Paypal & Debit/Credit Card - No Verification/ No KYC - Buy EOS & Other Crypto Also!

RECOMMENDED

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

January 4, 2022
0
Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

December 14, 2021
0

HIỆP HỘI CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VIỆT NAMTRUNG TÂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (GBC) Giấy phép số 131/GP - TTDT, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/9/2015 Văn phòng Hà Nội: số 930, đường Trương Định, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: Số 3 Lê Thánh Tông - Quận Ngô Quyền - Tp Hải Phòng. Điện thoại: 024.6260.1324 - 098 111 5848- 0904 658575Email: trungtamgbc@gmail.com Độc giả có thể gửi bài viết qua email: hanghoavacongluan.vn@gmail.com© Ghi rõ nguồn "Hàng hóa và Công luận" khi phát hành lại thông tin từ Website này. (Mọi thông tin lấy từ hanghoavacongluan.vn phải ghi rõ nguồn cấp)

CATEGORY

  • Ẩm thực
  • Chứng khoán
  • Công nghệ
  • Doanh nghiệp
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Hàng thật – hàng giả
  • Kinh doanh
  • Làm đẹp
  • Ngân hàng
  • Nhà đất
  • Nông sản
  • Ô tô – Xe máy
  • Sức khoẻ
  • Thị trường
  • Thời sự
  • Tiêu dùng
  • Vàng

Đối tác liên kết

Foot.vn - Review giày


Nhiet.vn - Đánh giá sản phẩm

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)

No Result
View All Result
  • Doanh nghiệp
  • Nguyên liệu
  • Chứng khoán
  • Đời sống
  • Ngân hàng
  • Vàng
  • Thị trường
  • Hàng thật – hàng giả
  • Công nghệ
  • Nông sản
  • Food

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)