Xin chào tất cả mọi người!!! Mình là Trang, chuyên viên tư vấn của Công Ty CP Đầu Tư & Xây Dựng VTS.
Trong quá trình thiết kế, bên mình có nhận được một số câu hỏi của khách hàng đang phân vân rằng là có nên làm tầng hầm hay không? Và hôm nay mình xin đưa ra một số vấn đề lưu ý nếu các bạn muốn xây tầng hầm cho ngôi nhà của mình nhé.
Các bạn có câu hỏi nào về thiết kế, xây dựng hãy để lại bình luận bên dưới.
Và đừng quên nhấn nút Đăng Ký để cập nhật các video mới nhất của mình nhé.
Đa phần các khách hàng muốn xây nhà để kinh doanh khách sạn, căn hộ hay nhà hàng thì thường muốn tận dụng tầng hầm để có không gian để xe, làm kho chứa đồ … Chúng ta hiểu là tầng hầm là phần diện tích nằm hoàn toàn bên trong lòng đất hoặc có một phần nằm dưới lòng đất.
Thì thường có 2 loại: Tầng hầm và Tầng bán hầm.
Đầu tiên tầng hầm: Hơn một nửa chiều cao của tầng nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
Tầng bán hầm: Một nửa chiều cao của tầng nằm trên hoặc nằm ngang với cốt mặt đất.
Thì mình xin lưu ý một số lợi ích của việc xây nhà có tầng hầm như là: Giải quyết nhu cầu để xe: Ở những nơi có mật độ dân số cao như là trung tâm thành phố thì nhu cầu chỗ đậu xe rất nan giải.
Thiết kế nhà có tầng hầm, bán hầm là giải pháp được lựa chọn để giải quyết vấn đề này.
Mặc dù chi phí xây nhà có tầng hầm cao hơn nhiều so với việc xây nhà thông thường nhưng nhiều gia chủ vẫn lựa chọn vì không còn cách nào khác cho sự đi lại thuận tiện và an toàn tài sản.
Tiếp theo đó chính là chúng ta có thể giải quyết nhu cầu giải trí, thư giãn: Các phòng lưu trữ rượu thường ở tầng hầm.
Ở dưới lòng đất là điều kiện tự nhiên tuyệt vời cho một số loại rượu đảm bảo hương vị tuyệt vời thơm ngon nhất.
Ngoài ra, ở tầng hầm, bạn có thể bố trí phòng karaoke, giải trí, phòng xông hơi… Để xây tầng hầm thì chúng ta nên lưu ý một số vấn đề sau đây: Đầu tiên Lưu ý về hồ sơ thiết kế: Trước khi tiến hành xây nhà có tầng hầm, tầng bán hầm thì hồ sơ thiết kế rất quan trọng.
Chúng ta cần bàn bạc với kiến trúc sư hoặc nhà thầu các vấn đề về hồ sơ như là: Chọn đúng giải pháp thiết kế nhà có tầng hầm hay tầng bán hầm để tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng.
Tiếp theo đó chính là đưa ra các giải pháp bố trí công năng tầng hầm một cách khoa học.
Tùy vào yêu cầu của chủ nhà mà KTS bố trí phù hợp với nhu cầu sử dụng, với phong thủy… Đưa ra các giải pháp để hầm thoáng sáng, lưu thông không khí, hạn chế thấm dột, ngập nước.
Nhất là đề xuất các giải pháp thi công an toàn, tránh ảnh hưởng đến công trình lân cận và đảm bảo tính an toàn, vững chắc cho toàn công trình bên trên.
Lưu ý tiếp theo đó chính là quy định về chiều cao của tầng hầm.
So với độ cao vỉa hè, phần nổi của tầng hầm không vượt quá 1.
2m.
Đường dốc xuống tầng hầm cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.
Nếu nhà của bạn là nhà liền kề có mặt tiền tiếp giáp với trục đường lộ giới nhỏ hơn 6m thì không được thiết kế nhà có tầng hầm mà lối lên xuống dành cho ô tô hướng thẳng trực tiếp với đường.
Ở trường hợp này, KTS sẽ thay bạn tính toán và đề xuất có nên thiết kế hầm hay không.
Vậy tóm lại, chiều cao của tầng hầm trung bình và phổ biến sẽ nằm trong khoảng 2.
2m.
Tiếp theo lưu ý đó là giải pháp thi công an toàn khi xây nhà có tầng hầm: Quá trình thi công nhà có tầng hầm đòi hỏi năng lực và kinh nghiệm thực tế của nhà thầu.
Có 2 yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn giải pháp thi công tầng hầm đó chính là: Việc ảnh hưởng đến công trình lân cận và tính toán khả năng chống thấm, chống ngập của tầng hầm.
Thì đầu tiên chúng ta tính toán khả năng làm ảnh hưởng đến công trình lân cận.
Áp dụng khi bạn xây nhà có tầng hầm trong khu dân cư, bên cạnh có công trình.
Nếu nhà bạn tọa lạc ở một khu đất rộng và bên cạnh nhà bạn chưa có một công trình nào thì không cần phải cân nhắc việc ảnh hưởng này.
Khi xây nhà nói chung và xây nhà có tầng hầm nói riêng, thì việc ảnh hưởng đến công trình lân cận dù ít dù nhiều cũng sẽ có.
Do đó, tính toán trước khả năng có thể ảnh hưởng đến công trình lân cận và đưa ra giải pháp thi công an toàn dù tốn kém chi phí hơn là điều bạn nên thực hiện để được yên tâm hơn, tránh các phiền phức không đáng có.
Bạn nên làm việc rõ với kiến trúc sư và nhà thầu thi công để có thể đưa ra giải pháp an toàn và ít tốn kém cho việc khắc phục sau này.
Tiếp theo chúng ta phải cần tính toán khả năng chống thấm, chống ngập cho tầng hầm: Chúng ta nên tìm hiểu và cung cấp các thông tin về đỉnh nước ngập gần nhất, khu bạn ở có xảy ra hiện tượng triều cường không và đỉnh nước ngập cao nhất là mức nào cho nhà thầu để cùng họ giả định các tình huống khác nhau.
Cuối cùng, nhà thầu sẽ lựa chọn được cao độ hầm phù hợp ở hiện tại và cả cho việc nâng đường trong tương lai (nếu có).
Việc chống thấm tầng hầm và nâng cao khả năng chống chọi với mực nước ngầm xâm hại cũng rất quan trọng.
Hãy tăng độ dày vách hầm, sử dụng công nghệ chống thấm tiên tiến và tuân thủ quy trình thi công đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn.
Thường xuyên giám sát việc thi công để kịp thời xử lý, khắc phục.
Hy vọng những thông tin mà Trang mới chia sẻ vừa rồi sẽ giúp mọi người có thể quyết định chính xác việc có nên xây tầng hầm cho ngôi nhà của mình không và giảm bớt trở ngại không đáng có trong quá trình xây dựng.
Mọi người có câu hỏi nào về thiết kế xây dựng thì hãy để lại bình luận bên dưới.
Nếu thấy video này bổ ích thì hãy nhấn cho mình 1 nút like và nút Đăng ký để ủng hộ và cập nhật các video mới nhất của mình nha.
Bây giờ xin chào và hẹn gặp lại!.