Hồng Công đang bị tấn công! Trung Cộng đang áp đặt sự chuyên chế của nó lên vùng đất này.
Nhưng sự phản kháng cũng tăng lên.
Đây là Trung Quốc Không Kiểm Duyệt Tôi là Chris Chappell Liệu âm nhạc có thể thay đổi thế giới? Ai biết được? Nhưng ít nhất âm nhạc có thể thay đổi Hồng Kông.
Đó là những gì Hà Vận Thi (Denise Ho) hi vọng.
Cô là một trong những ngôi sao nhạc pop lớn nhất Hồng Kông, đồng thời rất được người Trung Quốc Đại Lục yêu mến và hâm mộ.
Nhưng cô đặt tất cả những thứ đó bên bờ vực khi tham gia phong trào Dù Vàng năm 2014, phong trào do một sinh viên lãnh đạo nhằm kêu gọi dân chủ cho Hồng Kông.
Phong trào này không được chính phủ chào đón.
Vì chống lại áp lực từ phía Bắc Kinh, Hà Vận Thi thấy mình đứng bên kia chiến tuyến với luật pháp.
Và sau đó Trung Cộng hủy các tour diễn của cô tại Đại Lục, chặn các tài khoản truyền thông xã hội của cô.
Nhưng thế vẫn không ngăn được cô đứng lên vì nhân quyền.
Tôi có buổi nói chuyện với Hà Vận Thi tại diễn đàn tự do Oslo về tương lai của Hồng Kông.
Cảm ơn đã tham gia chương trình hôm nay.
Cảm ơn.
Gần đây có hai người Hồng Kông cho biết đã xin được tị nạn ở Đức.
Chị thấy thế nào khi Hồng Kông trở thành nơi khiến người dân phải đi tị nạn tới nước khác? Tôi thấy thật mỉa mai, bởi ngay lúc này chúng tôi lại sắp phải đối diện với luật dẫn độ.
Đó là điều luật chính phủ Hồng Kông đang cố áp lên người dân chúng tôi.
Nhưng tuần tới, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc đại biểu tình ở Hồng Kông.
Có thể nói chúng tôi vẫn đang chiến đấu sau 5 năm kể từ phong trào Dù Vàng, mặc dù tình hình ở Hồng Kông lúc này khá âm u vì chúng tôi có nói ra ý kiến nhưng chính phủ Hồng Kông đơn giản là không nghe.
Chị có nghĩ Hồng Kông bây giờ còn có xét xử công bằng không? Đã có những nhà lập pháp bị loại bỏ, những người lãnh đạo phong trào Dù Vàng bị bắt giam.
Tòa án vẫn còn tự do chứ? Điều đó còn tuỳ vào, anh biết đấy, thẩm phán là ai.
Vâng Đó là ý kiến cá nhân tôi.
Nếu may mắn, có lẽ anh sẽ gặp được một thẩm phán công bằng, ông hay bà ấy sẽ nhìn vào thực tế.
Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, một vài phiên tòa diễn ra trong năm năm qua khá bất công.
Anh có nghe qua Phong trào Cá Viên Vượn Giác chứ? Tôi có nghe, chị có thể giải thích thêm với khán giả chứ? Trong Phong trào Cá Viên Vượn Giác, có nhiều sinh viên và người trẻ tham gia đã bị kết án tới 7 hoặc 8 năm tù.
Rất có thể họ bị truy tố vì những gì đã xảy ra trong đêm đó.
Nhưng bản án nặng như vậy có công bằng chăng? Chúng tôi thường so sánh việc đó với chuyện xảy ra năm 1967, một phong trào diễn ra năm đó còn sử dụng cả bom tự chế, thậm chí thế bản án cũng không nặng như bây giờ.
Và vừa mới đây thôi, những nhà hoạt động tham gia phong trào Dù Vàng, đã bị truy tố và kết án với một bản án nhẹ hơn, nhưng thời gian cũng lên đến nửa năm hoặc cỡ đó.
Nhưng thực tế thì họ không phải là những người khởi xướng phong trào Dù Vàng.
Việc kết án họ chính là để đe dọa người Hồng Kông, để người dân không tham gia vào hoạt động nào tương tự phong trào Dù Vàng trong tương lai.
Tôi biết có nhiều ca sĩ nhạc pop Hồng Kông công khai ủng hộ phong trào Dù Vàng, thời điểm đó tờ Hoa Nam buổi sáng nhận định đấy là hành động tự giết chết sự nghiệp Vậy sao chị vẫn làm? Bởi vì thời điểm.
.
.
khi tôi chứng kiến cảnh sát ném 87 quả bom hơi cay vào những người biểu tình ôn hòa, tôi thật sự rất tức giận lúc đó.
Ở một số nơi, đó là chuyện bình thường.
nhưng ở Hồng Kông chúng tôi chưa từng phải chứng kiến phản ứng gay gắt như vậy từ chính quyền.
Và thực tế là những người biểu tình trên phố, họ chỉ là những con người rất bình thường Họ không có gì, không vũ khí, không tấc sắt, mà cảnh sát đáp trả họ theo cách như vậy, rất quá đáng.
.
.
Chúng tôi rất tức giận và thất vọng, thế là cảm xúc trỗi dậy.
Trong giây phút đó, tôi quyết định mình sẽ không quan tâm dù sẽ có những hậu quả không hay xảy đến nếu tôi lên tiếng.
Vậy đó chính là tự huỷ hoại sự nghiệp? Một nửa thôi.
Huỷ hoại một nửa ! Huỷ hoại một nửa về phương diện hào nhoáng và ngông cuồng.
Anh biết đấy, doanh thu quảng cáo của tôi phần lớn đến từ Trung Quốc Sau đó hoàn toàn bị cắt.
Vâng, không thể lưu diễn ở Trung Quốc nhiều như trước.
Tôi thậm chí còn không thể đặt chân đến Trung Quốc Tôi hoàn toàn bị cấm và bị dán mác “độc dược Hồng Kông”.
Đúng vậy.
Nhưng mặt khác, tôi bắt đầu cuộc cách mạng của riêng mình trong lĩnh vực kinh doanh giải trí.
Và năm 2016, khi đáng ra tôi sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc ở Đấu trường Hồng Kông, địa điểm lớn nhất ở thành phố.
Thường sẽ có các nhà tài trợ ủng hộ, mua một số vé, mà tôi thì không có ai tài trợ, thế là tôi bắt đầu một chiến dịch kêu gọi đám đông tài trợ cho buổi hòa nhạc.
Tôi chia nhỏ khoản tài trợ, ví dụ nhé, bình thường tài trợ vào khoảng một triệu đô la Hồng Kông, tôi chia ra thành những phần nhỏ rồi tìm tới các doanh nghiệp địa phương.
Cuối cùng, chúng tôi tìm được đến 300 doanh nghiệp địa phương ủng hộ, và 50.
000 vé bán hết trong vài giờ.
Thật phi thường.
Tôi mong muốn nhiều doanh nghiệp phương Tây sẽ biết về việc này họ có thể suy nghĩ kỹ lại và thấy “ồ còn có lựa chọn khác bên cạnh việc đầu tư vào Trung Quốc”.
Vâng, thực sự là có lựa chọn khác.
Mặt khác, bởi vì có một lượng fan hùng hậu, nên tôi khá tự tin rằng ngay cả khi mình bị cấm tới Trung Quốc họ vẫn sẽ ủng hộ tôi.
Nhưng điều quan trọng là phải thật sự linh hoạt.
Không thể cứ mãi theo phong cách cũ, mà phải dám đọ sức với những thử thách hoàn toàn mới lạ khác hoàn toàn với những giai điệu truyền thống đang theo.
Trước sức ảnh hưởng của Trung Cộng đối với Hồng Kông, Chị có định tiếp tục hát chủ yếu những ca khúc tiếng phổ thông nữa không? Tôi đã phát hành hai album tiếng phổ thông, nhưng chủ yếu là dành cho khán giả Đài Loan.
thị trường Đài Loan.
Trước Phong trào Dù Vàng, tôi cũng từng lưu diễn tại Trung Quốc.
Tôi đã diễn một cảnh phim có tên.
.
.
tên là gì nhỉ? Dựa trên.
.
.
Đợi đã, Hồng lâu mộng phải không? Vâng, vâng.
Tôi đã lưu diễn suốt ba năm tại các thành phố khác nhau của Trung Quốc, và có khá nhiều người hâm mộ vào những năm trước Phong trào Dù Vàng.
Điều tôi cảm thấy tiếc nuối là tôi không thể tiếp cận những fan hâm mộ đó nhiều như trước nữa.
Nhưng họ vẫn vượt qua được, anh biết đấy, họ tìm ra cách liên lạc với tôi.
Ồ Vâng! Họ có VPN tại Trung Quốc, họ đã sử dụng nó.
Có thể thấy những bình luận trên Instagram, Facebook, đều từ người hâm mộ ở Trung Quốc, Nhưng đồng thời, có những người.
.
.
Chúng tôi cũng gọi họ là đội quân 50 Cent.
Trung Quốc Không Kiểm Duyệt chúng tôi hiểu đội quân 50 Cent là gì.
Nhưng nghe khá mỉa mai vì họ phải vượt tường lửa .
.
.
.
.
.
để có thể vào các trang mạng bị cấm ở Trung Quốc để chỉ trích chị.
Vâng, nghe thật buồn cười Để chỉ trích “độc dược Hồng Kông”, thì thế cũng đáng.
Tôi biết gia đình chị ban đầu rời khỏi Trung Quốc đến Hồng Kông nhằm thoát khỏi Trung Cộng.
Và khi gần thời điểm bàn giao (năm 1997) thì gia đình chị chuyển đến Quebec [Canada], đúng không? Vâng Tại sao chị lại quay trở lại Hồng Kông? Chà, đây là điều mà bố tôi luôn.
.
.
Anh biết đấy, ông ấy luôn bên cạnh tôi.
.
.
Bố mẹ tôi đã dùng toàn bộ tiền trong nhà để thoát khỏi Hồng Kông, Và sau đó tôi là lý do khiến mọi người phải quay trở lại.
Nhưng lý do tôi quyết định quay lại Hồng Kông là do tình yêu của tôi đối với tiếng Quảng Đông, Cantopop, giai điệu âm nhạc thời tôi còn thơ ấu thần tượng tuổi teen của tôi Anita Mui, một diva cantopop.
Thế là năm 1996, tôi quyết định trở lại Hồng Kông tham gia cuộc thi mà cô ấy từng tham gia 15 năm trước đó.
Và tình cờ tôi đã thắng.
Sao lại nói là tình cờ? À, tôi chỉ là một người hâm mộ theo đuổi Thần tượng muốn được gặp gỡ cô ấy, cố gắng dù chỉ để nhìn thoáng qua cô ấy.
Nhưng dĩ nhiên tôi thực sự yêu ca hát và biểu diễn, nhưng lý do chính là vì tôi muốn thấy thần tượng.
Vâng, nhưng số phận đã định và tôi thắng, và tôi ở lại Hồng Kông từ năm 1997.
Tôi về nước năm 1997 và bắt đầu sự nghiệp âm nhạc từ đó.
Cách đây bao nhiêu năm? 15 năm hay 20 năm gì đó.
.
.
Sau khi Phong trào Dù Vàng kết thúc có ý kiến cho rằng thế hệ trẻ Hồng Kông đã bỏ cuộc hoặc là bị đánh bại, điều đó có đúng không? Theo một cách nào đó, thì đúng, tình hình khá ảm đạm và khó khăn, năm năm rất khó khăn.
Ý tôi là lúc đầu .
.
.
Tôi nghĩ hai năm đầu mọi người vẫn còn chiến đấu vì mọi người đã thực sự tức giận và thất vọng, nên có nhiều cách phản ứng khác nhau.
Một số người trở nên rất bạo lực, bạo lực kiểu Hồng Kông.
Vì thế họ bị chỉ trích khá nặng nề bởi các đảng thân với Bắc Kinh, xem điều đó như cái cớ .
.
.
.
.
.
lên tất cả mọi người.
Vâng, vâng.
Tiếp sau đó là bị truy tố và trả thù chính trị.
Tất cả những cái tên đã bị giam giữ và bị bắt trong Phong trào Dù Vàng, vài người trong họ bị bỏ tù với những thời gian khác nhau Hai năm đó, không khí thật tuyệt vọng.
Một giai đoạn tuyệt vọng đối với người Hồng Kông, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhiều bạn bè của tôi và gia đình họ quyết định rời khỏi Hồng Kông một lần nữa.
như gia đình tôi thời những năm 80 Đa số họ đều là gia đình trẻ có con nhỏ.
Tôi có thể hiểu được.
Tôi hiểu được cảm giác của họ vì nếu bây giờ tôi có con nhỏ, tôi cũng sẽ khá lo lắng về một nền giáo dục do chính quyền Hồng Kông Cộng sản mang lại Họ không có nhiều tranh luận về việc mọi người nên làm gì trong những lúc như thế này bởi vì, chúng tôi đã thử rất nhiều cách đều không có tác dụng.
Cũng bởi vì chúng tôi không có hệ thống dân chủ nên có.
Chính quyền Hồng Kông chỉ .
.
.
.
.
.
.
làm những gì họ muốn.
Họ không lắng nghe.
Họ đang thông qua những điều luật bất công và họ thay đổi luật theo hướng có lợi cho chính quyền Bắc Kinh.
Luật dẫn độ mới có giúp thay đổi suy nghĩ của dân? Tôi biết có một cuộc biểu tình lớn diễn ra vì sự việc đó Vâng Các cuộc tranh luận hiện nay đang nóng lên, và cá nhân tôi hy vọng rằng sau những giai đoạn khác nhau của sự hụt hẫng, sự thất vọng mọi người sẽ nhận ra rằng đây là một cuộc chiến rất lâu dài.
Một trận chiến rất dài không thể giành chiến thắng chỉ trong vòng một hoặc hai năm.
Đó là một quá trình rất khó khăn và tôi nghĩ người Hồng Kông đang học hỏi, chúng tôi được giáo dục một lối sống nhanh và thức thời.
Vì vậy, tìm tòi và kiên nhẫn không phải là những khái niệm quen thuộc với chúng tôi.
Nên chúng tôi đang học cách kiên nhẫn hơn, học cách vượt qua khó khăn.
Mới vài tuần trước, chúng tôi đã có cuộc biểu tình đầu tiên chống luật dẫn độ, Và đây là lần đầu tiên số người tham dự vượt quá 100.
000 kể từ phong trào Dù Vàng.
Thật sự nó đã khích lệ rất nhiều những người đang cố gắng nỗ lực.
Hy vọng rằng cuộc biểu tình tiếp theo vào tháng Sáu sẽ có nhiều người hơn nữa tham dự.
Mặc dù chúng tôi biết rằng một cuộc biểu tình có thể không thay đổi được gì nhiều, nhưng cá nhân tôi nghĩ nó tạo nên sự đoàn kết.
Nơi mà mọi người gặp nhau và hiểu rõ hơn về khái niệm “chúng ta không đơn độc.
” Và chúng tôi vẫn ở đây, còn rất đông.
Vẫn còn làm được nhiều thứ.
Chị hi vọng cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ điều gì cho Hồng Kông? Vâng, anh biết đấy, là người từng bị cấm và từ chối bởi các thương hiệu toàn cầu, tôi vẫn tin vào sự đoàn kết quốc tế.
Những gì chúng ta thấy hiện nay là mọi người sợ mất thị trường Trung Quốc, nên các thương hiệu và doanh nghiệp chọn cách không lên tiếng, chọn đứng về phía đồng tiền.
Tôi nghĩ nếu thị trường quốc tế .
.
.
nhận ra rằng còn nhiều lựa chọn khác.
Tôi không nói chúng ta phải bỏ qua thị trường Trung Quốc, nhưng nó chỉ là một phần thị trường quốc tế.
Khi người ta nhận ra đó không phải lựa chọn duy nhất chúng ta còn những giá trị khác quan trọng hơn, những điều chúng ta nên tập trung ưu tiên, tôi nghĩ thế sẽ dần dần hình thành một lực lượng, Ta có thể dựa vào nhau để giành lại một số giá trị và và phẩm chất rất quan trọng với chúng ta.
Vậy chị nhận định Hồng Kông sẽ như thế nào vào năm 2047? Năm 2047 (50 năm sau trao trả Hồng Kông) ? Đó là- Một năm rất quan trọng ! Tôi thật sự không biết nó sẽ thế nào.
Tôi biết tình huống hiện tại, nhưng đồng thời tôi vẫn lạc quan, ngay cả trong khi những kẻ bạo chúa, với những bộ máy lớn, với lực lượng hùng hậu đằng sau.
Nhưng con người thì vẫn phạm sai lầm, đưa ra những quyết định dẫn tới những hoàn cảnh khác nhau.
Vậy bây giờ chúng ta còn bao nhiêu năm? 20 năm? Tôi không chắc đâu.
Vâng.
Rất nhiều điều có thể xảy đến cho đến lúc đó.
Và tôi cố gắng duy trì .
.
.
không phải sự tích cực, mà là sự lạc quan.
Chúng ta phải giữ tinh thần lạc quan.
Chúng ta phải lạc quan tin rằng chúng ta có thể tạo ra thay đổi, dẫu chỉ là từng bước đi chập chững, nhưng tôi nghĩ sức mạnh thực sự nằm trong những người dân.
nếu chúng ta không bỏ cuộc thì ai biết được có lẽ một cái gì đó sẽ thay đổi trên chặng đường.
Vâng, tôi nghĩ đó là câu tuyệt vời để kết thúc buổi trò chuyện hôm nay.
Cảm ơn chị rất nhiều vì đã tham gia.
Cảm ơn Chris.
Chúc công việc của chị ở Hồng Kông luôn tốt đẹp OK, cảm ơn anh.
.