Đây là hình cái điện thoại mà tôi sử dụng.
Nó là 'Samsung J500FN', gọi tắt là 'J5'.
Có 3 nút ở bên dưới là mình cần phải để ý.
Nút giữa là nút để đưa mình trở về trang chính, tức trang đầu tiên của giao diện đồ họa.
Nút bên trái là nút hiển thị các chương trình phần mềm mà mình đã khởi động và hiện tại đang hoạt động trong bộ nhớ của điện thoại.
Mình có thể là bấm vào nút 'ĐÓNG TẤT CẢ' ở bên dưới để rập tắt tất cả các chương trình đang hoạt động đi cùng một lúc.
Hoặc là bấm vào từng nút 'X' ở phần trên, bên phải cửa sổ của mỗi chương trình và tắt từng cái đi một.
Nút hình cái 'móc câu' nằm ngang là nút biểu thị 'QUAY TRỞ LẠI'.
Nếu mình vừa chuyển sang một trang nào đó và muốn quay trở lại trang trước đó thì bấm vào nút này.
Trong khi sử dụng bàn phím, nút này còn có tác dụng tắt bàn phím đi nữa.
Sau khi bật điện thoại lên, trang đầu tiên hiện ra sẽ là trang chính như thế này.
Trong khi đang ở trang chính, chúng ta sẽ có thể dùng ngón tay gạt ngang màn hình để đổi sang một trang mới và có thể tiếp cận các hình tem của các trình ứng dụng khác.
Trước khi hướng dẫn, tôi muốn cho các bạn biết điện thoại mà tôi đang sử dụng để làm phim và phiên bản hệ điều hành Android mà tôi sử dụng là cái gì, bằng cách bấm vào nút 'Cài đặt', hình bánh răng cưa để xem.
Dùng ngón tay gạt từ dưới lên trên sẽ cho phép mình cuộn màn hình lên phía trên và xem được những gì liệt kê ở bên dưới.
Trước tiên, nếu các bạn thắc mắc tại sao màn hình của tôi chữ to, dễ nhìn, và các hình tem cũng rất to, ấy là vì khi tuổi cao, mắt yếu, nên mới phải lùng tìm kỹ thuật để cải thiện tình thế hiểm nguy.
Tôi sử dụng 'Chế độ Đơn giản'.
Nút trên này là đưa về chế độ mặc định, như lúc mình mua điện thoại về.
Các hình tem sẽ nhỏ hơn và màn hình có thể chứa được nhiều hình tem hơn, nhưng sẽ nguy hiểm hơn cho những người lớn tuổi.
Họ sẽ rơi vào tình trạng 'quáng gà'.
Ở chế độ đơn giản, người 'quáng gà' sẽ không bị bệnh này hành hạ nhiều như trước.
Ở mục 'Thông tin thiết bị' các bạn có thể xem thông tin về mô hình máy, và phiên bản hệ điều hành được cài.
'Tên thiết bị' chính là tên mô hình máy mình đang sử dụng.
Điện thoại của tôi là 'Samsung Galaxy J5'.
'Số kiểu máy' (đáng ra phải gọi là mô hình), là 'SM-J500FN'.
Nút này, nếu bấm liên tục 7 lần, sẽ cho bật mục dành cho những lập trình viên sử dụng thiết bị ở mức thâm sâu.
Nhớ bấm nút mũi tên ở trên này để quay trở lại trang trước, nếu cần.
Quay trở lại trang cài đặt, và bấm vào nút 'Ngôn ngữ và bàn phím'.
Nút đầu tiên 'Ngôn ngữ' là nút cho phép cài ngôn ngữ giao diện, tức các chữ hiện trên màn ảnh là tiếng nước nào đó.
Hiện nay tôi cài là 'tiếng Việt' để có thể hướng dẫn các bạn dễ hơn.
Ở 'Nút bàn phím mặc định', hiện đang sử dụng 'Bàn phím Samsung', ở phiên bản trước, các điện thoại cũ, thì nó gọi là 'Bàn phím Android'.
Thực ra, với bàn phím 'Samsung' tôi có thể đánh được tiếng Việt mà không cần cài thêm phần mềm gì cả, nhưng nếu bạn có bản cũ 'Bàn phím Android', hoặc bàn phím của bạn, vì một lý do nào đó, không đánh được tiếng Việt có dấu, thì mới phải cài 'Laban Key'.
Đây là sắp đặt mà tôi sử dụng trên điện thoại của mình, không cần cài 'Laban Key', chỉ sử dụng bàn phím 'Samsung' mặc định mà thôi.
Khi mới cài thì bấm vào nút 'Thêm ngôn ngữ nhập'.
Tôi sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt nên cho thêm tiếng Anh, giọng Anh – English (UK) – và 'Tiếng Việt'.
Để ý, bàn phím tiếng Việt của Samsung dùng kiểu nhập 'TELEX' theo sắp đặt mặc định, nhưng chúng ta có thể đổi cách nhập mà chúng ta thích.
Có một số các sắp đặt khác nữa ở bên dưới, các bạn có thể tự tìm hiểu và cài đặt nhé.
Bây giờ tôi thử sử dụng một phần mềm đánh văn bản 'ColorNote' (Ghi nhớ có màu).
Bấm vào nút dấu cộng (+) ở trên để cho thêm một ghi nhớ mới.
Chọn 'Text' (Văn Bản) để cho thêm một ghi nhớ bằng văn bản, tức có thể đánh chữ tự do được.
Bấm vào dòng trống mới cho thêm ở trên để đánh chữ.
Dòng có ghi thời gian.
Bấm vào dòng đầu, chỗ con trỏ, để cho hiện bàn đánh máy chữ lên.
Theo mặc định, chế độ 'Tiếng Việt' được chọn.
Mình có thể bấm vào nút 'thanh cách' và giữ xuống trong khi gạt sang một bên để chuyển đổi giữa các ngôn ngữ.
Nói một chút về kiểu đánh TELEX nhé.
Đây là bảng hướng dẫn cách đánh hoàn toàn không có sự hỗ trợ của sự gợi ý nào cả.
Thông thuộc nó sẽ giúp chúng ta đánh các chữ một cách dễ dàng hơn.
Chúng ta sẽ xem cách đánh TELEX này là thế nào nhé.
Dấu 'huyền' là chữ 'f'.
Các dấu chỉ ảnh hưởng các ký tự nguyên âm mà thôi, tức các chữ 'A, E, I, O, U'.
Dấu 'SẮC' là chữ 'S'.
Dấu 'HỎI' là chữ 'R'.
Nhớ hai chữ 'D' (DD) sẽ cho chữ 'Đ'.
Dấu 'NGÃ' là chữ 'X'.
Dấu 'NẶNG' là chữ 'J'.
Chữ 'W' được dùng cho dấu 'Ă', hình lưỡi liềm, nếu ký tự đứng trước, hoặc trong từ vừa đánh có chữ 'A'.
Đánh hai chữ 'A' liên tục (AA) sẽ cho ta chữ 'Â'.
Nếu muốn đánh hai chữ 'AA' thì đánh 3 chữ 'A' liên tục.
Như đã nói trước đây, hai chữ 'D' (DD) sẽ cho chữ 'Đ'.
Đánh hai chữ 'E' liên tục (EE) sẽ cho ta chữ 'Ê'.
Nếu muốn đánh hai chữ 'EE' thì đánh 3 chữ 'E' liên tục.
Đánh hai chữ 'O' liên tục (OO) sẽ cho ta chữ 'Ô'.
Nếu muốn đánh hai chữ 'OO' thì đánh 3 chữ 'O' liên tục.
Chữ 'W' còn được dùng cho dấu móc câu ở hai chữ 'Ư' và 'Ơ' nữa.
Nếu trong từ có hai chữ 'UO' đứng cạnh nhau và mình đánh chữ 'W' thì cả hai chữ 'UO' sẽ được đánh dấu móc câu thành 'ƯƠ'.
Khi đánh tiếng Việt, chúng ta chỉ cần đánh một vài chữ đầu và xem danh sách các chữ gợi ý ở dòng trên.
Chúng ta có thể bấm vào các ô và chọn, hoặc có thể sử dụng mũi tên ở cuối dòng, kéo sang để xem các chữ gợi ý khác.
Để sắp đặt ngôn ngữ để nhập giọng nói, bấm vào nút 'Nhập giọng nói của Google'.
Ở hộp 'Languages' (Ngôn Ngữ) chúng ta có thể đánh dấu và chọn các ngôn ngữ chúng ta có thể nói và máy có thể phiên dịch từ giọng nói sang văn bản.
Vì liệt kê các ngôn ngữ được sắp xếp theo thứ tự ABC, để chọn ngôn ngữ 'Tiếng Việt) làm ngôn ngữ mặc định, bạn có thể đánh dấu 'Tiếng Việt' trước, bấm vào nút 'Save' (Lưu, rồi quay trở lại đánh dấu thêm một ngôn ngữ khác, trước khi bấm 'Save' (Lưu) một lần nữa.
Các bạn có thể tải bảng nhận giọng nói xuống máy bằng cách bấm vào 'Nhận dạng giọng nói ngoại tuyến'.
Tôi có lấy xuống trước hai bảng dành cho tiếng Anh giọng Anh 'English (UK)', và tiếng Anh giọng Mỹ 'English (US)'.
Đáng tiếc là chưa có bản tiếng Việt.
Tải xuống để khi máy không có kết nối mạng, mình vẫn có thể sử dụng chức năng này và dùng nó ghi các văn bản, các nhắc nhở, hoặc dùng máy viết văn v.
v.
.
Chúng ta có thể chọn các ngôn ngữ khác và tải xuống máy ở mục TẤT CẢ này.
Nếu bạn có thiết bị tai nghe có microphone có thể thu âm được dùng 'Bluetooth' thì bạn có thể bật 'Tai nghe Bluetooth' lên.
Để thử chức năng về giọng nói, chúng ta có thể quay trở lại trình 'ColorNote' và bấm vào màn hình cho hiện bàn đánh máy chữ lên.
Sau đó, bấm vào hình cái microphone ở bên phải phím 'thanh cách'.
Khi vòng tròn với hình microphone màu xanh hiện ra thì mình có thể khởi động nói.
Muốn tạm ngưng thì bấm vào núm tròn xanh ở giữa để nó chuyển sang màu ghi bấm vào đó cho nó chuyển sang màu xanh để tiếp tục nói.
Khi nói thì nhớ nói chậm dãi và kiểm tra các chữ nó đánh cho mình xem có đúng không.
Nếu cần phải sửa chữ nào thì tạm ngưng và hoặc là xóa đi, hoặc là bấm nút (x) ở góc để đóng lại.
Nên nhớ, trên Android, các dấu chấm câu, như dấu 'chấm', 'phẩy' không hoạt động.
Mình phải tạm thời tắt đi và quay trở lại bàn đánh máy chữ để điền các dấu, trước khi tiếp tục.
Nếu máy mình là bản cũ và không cài được tiếng Việt thì các bạn có thể vào trang 'Google Play' (hệ điều hành Android) và lùng tìm bằng chữ 'laban key'.
Tôi phải chọn và tháo một số trình ứng dụng đã cài để có thể có chỗ trống cho phần mềm mới.
Sau khi cài đặt xong thì bấm vào nút 'Mở' để kích hoạt phần mềm.
Bấm nút 'BẬT' để tiếp tục.
Gạt cái cần của nút 'Laban Key' sang bên phải, bật nó lên.
Bấm 'Chọn' và chọn 'Laban Key' là bàn phím mặc định.
Bấm nút 'Bỏ qua', ở bên dưới.
Để nguyên phong cách bàn phím mặc định mà nó đã chọn.
Bấm 'Xong' ở dưới.
Bấm 'Bố cục bàn phím', chọn 'Ký hiệu trên phím chữ'.
Đây là bảng các ký hiệu hiện ra trên các phím của bàn phím Laban.
Chúng nằm ở trên vị trí các ký tự.
Khi bấm vào chữ đó và giữ xuống một lúc thì mình có thể tiếp cận danh sách các dấu, ký tự đã được gán cho phím đó.
Trong khi ngón tay đang giữ xuống, di lên phía trên để chọn chữ hoặc ký hiệu hiện ra trong bảng gợi ý.
Bấm 'Hàng phím phụ' và bấm vào 'Hiện hàng phím phụ'.
Chọn 'Luôn hiển thị'.
Tùy chọn này sẽ cho bật dòng các nút về các con số ở trên các nút về ký tự, tiện lợi hơn.
Hiện nay hàng phím số đang được bật.
Nếu tôi quay trở lại 'Bố cục bàn phím' và tắt hàng phím phụ này đi thì các bạn sẽ thấy.
Chọn 'Luôn ẩn' để giấu nó đi.
Bấm nút hình chữ nhật kép ở bên trái của điện thoại cho hiện liệt kê các trình ứng dụng đang hoạt động và chọn 'ColorNote' để đưa nó về trước.
Các bạn sẽ thấy hàng các con số ở trên bị mất đi.
Quay trở lại cài đặt của 'Laban Key' và cho bật hàng phím phụ lên.
Bấm nút 'Cài đặt nâng cao' và vuốt lên để xem các cài đặt bên dưới.
Bật 'Phím chuyển đổi ngôn ngữ' (hình quả cầu) để có thể chuyển đổi giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Đương nhiên, chúng ta còn có thể bấm phím thanh cách, giữ xuống và trượt sang trái hoặc phải để đổi ngôn ngữ nữa.
Bật 'Ẩn bàn phím nhanh'.
Tùy chọn này sẽ cho chúng ta một phím nhỏ ở bên phải thanh cách.
Bấm vào nút đó thì bàn phím sẽ biến đi.
Bấm vào trang giấy thì bàn phím lại hiện ra.
Đương nhiên, chúng ta còn có thể bấm phím 'Quay trở lại', hình cái móc câu, để đạt được cùng hiệu ứng.
Chọn 'Luôn hiển thị chữ hoa' để luôn luôn thấy chữ 'HOA'.
Nếu tắt cái này đi thì lúc nào bàn đánh máy chữ ở chế độ chữ thường thì nó sẽ hiện chữ thường, lúc nào bàn đánh máy chữ ở chế độ chữ HOA thì nó sẽ hiện chữ HOA.
Mình còn có thể nhấn 2 cái liên tục vào phím 'Shift', đến khi chân phím có màu xanh lam, để khóa vào chế độ chữ HOA.
Các chữ đánh ra sẽ đều là chữ HOA.
Bấm vào nút 'Shift' để tắt và trở lại chế độ bình thường.
Bật nút 'Nhập bằng giọng nói' để cài đặt vị trí của nút có hình microphone.
Chọn 'Đặt trong bàn phím chính' để tiếp cận nó trực tiếp hơn.
Nút dành cho dấu phẩy sẽ có thêm hình cái microphone ở đó.
Nếu bấm nhanh thì bàn phím sẽ cho dấu phẩy, nhưng nếu giữ xuống một tí thì nó sẽ cho hình cái microphone và chúng ta có thể di ngón tay lên, chọn hình cái microphone để bật chức năng nhập giọng nói.
Để ý, các dấu chấm câu chưa được nhận biết.
Nó đánh thành chữ, thay vì dấu chấm, hoặc dấu phẩy.
Quay trở lại mục 'Chức Năng'.
Để ngôn ngữ thể hiện là tiếng Việt cho dễ hiểu.
Theo mặc định, tiếng Việt và tiếng Anh (giọng Mỹ) là hai ngôn ngữ nhập có thể sử dụng.
Phần mềm còn có cả Từ Điển tiếng Việt cài sẵn nữa.
Nếu cần lấy bản tiếng Anh, giọng Mỹ, thì bấm nút 'Tải' ở đó.
Theo mặc định, 'Kiểu gõ tiếng Việt' được cài là 'Telex đầy đủ'.
Nếu bạn nào thích kiểu của VNI thì chọn kiểu đó.
Tôi chưa thông thuộc về kiểu đánh 'Telex đơn giản'.
Có thử qua nhưng chưa phát hiện ra cái gì là khác biệt cả.
Quay trở trở lại mục 'CHỨC NĂNG' và chọn 'Gợi ý, sửa lỗi'.
Bật chức năng 'Cho phép gõ tắt', rồi bấm vào nút 'Bảng gõ tắt' để cho thêm một số cách gõ tắt các từ dài và hay dùng vào.
Những chữ tôi thường dùng viết tắt để đánh được nhanh là các chữ có nhóm nguyên âm 'ƯƠ' trong đó, như chữ 'ĐƯỢC', 'LƯỢC', 'BƯỚC', 'TRƯỚC', 'Hà Nội', 'Việt Nam' v.
v.
.
Tôi chưa kiểm tra được giới hạn số từ viết tắt cho phép trên điện thoại, nhưng trên máy tính, bàn tính 'Unikey' cho phép giới hạn số các chữ viết tắt là 1024.
Chức năng 'Tự động thêm dấu cách thông minh' sẽ tự nó cho thêm 'dấu cách', tức khoảng trống, sau những dấu chấm câu ngắt các từ, như dấu chấm, dấu phẩy v.
v.
.
Sau khi cài đặt xong, chúng ta lại quay trở lại 'ColorNote' và thực hành các dòng học đánh dấu như đã nói trước đây.
Khi nào muốn chuyển đổi giữa hai bàn phím, không dùng cái nào đó, thì vào trở lại 'Cài đặt', chọn mục 'Bàn phím mặc định' và đổi sang cái mình muốn sử dụng.
Bật thử 'ColorNote' lên và đánh vài dòng dùng 'Laban Key' nhé.
Chọn nút có hình cái 'microphone' và nhấn xuống, giữ cho đến khi hình cái microphone hiện ra.
Di ngón tay lên để chọn nó và bật chức năng nhập văn bản bằng giọng nói.
Phải bấm 'chấm', 'phẩy' từ bàn phím mới được.
Mình phải tự sửa lại những từ nó đoán sai mới được.
Đoạn văn trên là trích trong tiểu thuyết 'Tắt Đèn' của nhà văn Ngô Tất Tố, của trào lưu 'Hiện Thực Phê Phán', năm 1930-1945.
Phần hướng dẫn này xin tạm ngưng ở đây.
.