Xin chào các bạn đã quay trở lại với Land Đô Thị.
Người Việt Nam ta luôn quan niệm những ngày đầu năm là thời gian thích hợp nhất để du xuân cảnh chùa, , đến với Đức phật, cầu mong cho một năm gia đạo bình an.
Hôm nay, Land Đô Thị sẽ đưa các bạn đến với danh thắng chùa Tam Chúc để cùng chiêm ngưỡng một công trình văn hóa với non nước hữu tình chốn linh thiêng, một vẻ đẹp như cõi mộng , nơi mà những ai đặt chân đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết thanh bình và yên ả đến lạ thường.
Chùa Tam Chúc được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam đến với chùa Tam Chúc, ta như lạc vào cõi Phật cõi tiên với cảnh đẹp mê hồn của một “Vịnh Hạ Long trên cạn”.
Không chỉ vậy, nơi đây còn lưu giữ những vẻ đẹp huyền bí với khung cảnh nên thơ trữ tình cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ, ngút ngàn.
Chùa Tam Chúc tọa lạc ở thị trấn Ba Sao xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km.
Toàn bộ quần thể chùa có tổng diện tích 5000 ha bao gồm các hồ nước, núi đá tự nhiên và các thung lũng tạo nên một khung cảnh hoang sơ, kỳ vỹ.
Chủ đầu tư là doanh nghiệp Xuân Trường của ông Nguyễn Văn Trường ở Ninh Bình với chi phí là 11000 tỷ đồng.
Chùa được xây dựng trên nền của chùa Tam Chúc cổ mà theo các hiện vật thu thập được các nhà khảo cổ kết luận rằng ngôi chùa cổ này đã có niên đại hơn 1000 năm.
Giờ đây, trải qua bao thăng trầm của không gian và thời gian nơi ấy chỉ còn lưu lại những cột gỗ, cột đá, xà đá bị vùi lấp.
Chùa Tam Chúc có một vị thế khá đặc biệt “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh” với ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên in bóng nước mênh mang.
Tương truyền sáu quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa chính là sáu quả chuông nhà trời đưa xuống và bảy ngọn núi phía sau đều xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao lung lung mỗi khi đêm về.
Một vùng đất địa linh nhân kiệt để khi nhìn từ trên cao xuống, chùa Tam Chúc nằm ẩn mình giữa một vùng đá vôi ngập nước độc đáo kết hợp cùng cảnh quan non non nước nước vô cùng hùng vỹ khiến bất cứ ai cũng liên tưởng tới một bức tranh thủy mặc đầy thơ mà bàn tay tạo hóa đã dày công sắp đặt nên.
Không chỉ có cảnh quan hoang sơ, hùng vỹ, Tam Chúc còn khiến người ta ngỡ ngàng bởi sự hoành tráng ở bên trong Đây là ngôi chùa đâu tiên có toàn bộ phần tường được ráp bằng 12.
000 bức phù điêu miêu tả các sự tích về Đức Phật.
Những bức phù điêu đặc biệt ấy được tạc bằng đá núi lửa tại Indonesia, sau đó được chuyển về Việt Nam và được ghép lại một cách tỉ mỉ kỳ công bởi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề.
Chùa Tam Chúc còn gây ấn tượng mạnh bởi vườn cột kinh chứa tới 1000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn cùng với đó là ba bức tượng Phật Tổ được đúc bằng đồng đen được bao bọc bởi những chiếc lá bồ đề khổng lồ.
Đi sâu vào chùa, du khách lại thêm choáng ngợp bởi khu vực bảo tháp nơi được coi là cao nhất trong quần thể Tam Chúc.
Bảo tháp được xây dựng từ những phiến đá lớn ghép vào nhau và đặc biệt theo từng thời điểm trong ngày màu sắc của tháp cũng có những sự biến đổi vô cùng thú vị.
Bảo tháp không chỉ gây ấn tượng mạnh bởi thiết kế độc đáo đáo mà còn là nơi đặt báu vật thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5, 5kg với tên gọi là “The Moon Puzzle” được đấu giá từ trung tâm RR Auction, bang Boston (Mỹ).
Không những vậy, phía bên trong sân chùa còn trồng cây bồ đề được chiết từ “Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường” (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura – Sri Lanka.
Được biết tuổi thọ của cây bồ đề này khoảng 2.
250 tuổi và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka, được chiết từ cây bồ đề thiêng ở Bodh Gaya – Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo) vào năm 247 trước công nguyên.
Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc.
Điện Tam Thế là tòa lớn nhất.
Bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai.
Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.
Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế.
Điểm nhấn trong điện Pháp Chủ là 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo , thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn.
.
Bên trong khu vực này có đặt một bức tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn.
Đây cũng là bức tượng Phật lớn nhất tại Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Điện Quan Âm thờ Phật nghìn tay nghìn mắt, là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi.
Chùa Ngọc có chiều cao 15m được xây dựng bằng các phiến đá đỏ Granit lấy từ Ấn Độ.
Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4, 9 tấn.
Tại Chùa Ngọc, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường còn dự định sẽ đặt tại đây 7 viên đá thiên thạch mà ông vừa đấu giá mua được.
Vườn cột kinh nằm ngay sau cổng Tam quan là là những cột kinh nguyên phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.
Giữa khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan Âm có 32 cột kinh được bằng đá xanh Thanh Hóa, cao 13, 5m, rộng khoảng 2m, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn.
Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen.
Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở thế hệ hiện tại cũng như mai sau tu nhân tích đức.
Đặc biệt, đến Tam Chúc, du khách sẽ được ngắm từng đàn chim muôn màu gọi nhau về trú ngụ tại hồ nước rộng mênh mông với diện tích trên 1.
000 ha, “phù phép” cho Tam Chúc thêm một vẻ đẹp như cõi mộng, nơi mà những ai đặt chân đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết thanh bình và yên ả đến lạ thường.
Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo với phong cảnh nước non hùng vĩ.
Nơi đây vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình.
Từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc như một bức tranh thủy mặc khổng lồ với những đường nét hoàn toàn tự nhiên do tạo hóa sắp đặt.
Tam Chúc còn được rất nhiều nhà phong thủy đánh giá là vùng đất địa linh nhân kiệt bởi nhiều cổ vật của một số triều đại và thế đất “tựa sơn đạp thuỷ”.
Hồ Tam Chúc là hồ nước ngọt tự nhiên, nằm trong số những hồ nước tự nhiên rộng nhất nước ta, với dãy núi đá vôi bao bọc quanh khu hồ.
Giữa lòng hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên, tạo thành những hình thế kỳ vĩ.
Dân gian lưu truyền sự tích 6 quả núi gọi là lục nhạc, địa thế đẹp của một vùng địa linh, có núi có hồ.
Mặt sau, hậu thất tinh nghĩa là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về đêm.
Có lẽ, chính vì vậy mà nơi đây luôn mang đến những điều đặc biệt.
Trong tiết trời se se lạnh của tiết trời chuyển giao giữa Đông và Xuân, sẽ thật phí nếu như không đến Tam Chúc để thưởng thức không khí trong lành, sự khẽ khàng giao mùa và đặc biệt là chiêm ngưỡng những loài chim chao cánh tại đây.
Video của chúng tôi xin được kết thúc tại đây.
Các bạn hãy thử một lần đến Hà Nam để tận mắt chứng kiến khung cảnh kỳ vĩ của Tam Chúc, để cảm nhận hết những điều tuyệt với mà trong video này Land Đô Thị chưa thể lột tả hết.
Và đừng quên Đăng ký kênh để tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong những video tiếp theo Cảm ơn các bạn.
.