Chào mừng các bạn đã đến với Kênh Mẹ yêu con Các bạn đừng quên nhấp vào nút Đăng ký trên màn hình để cập nhật video mới nhất từ Kênh nhé.
Video trước add đã chia sẽ cho các bạn về CHĂM SÓC THAI NHI 30 TUẦN TUỔI Gồm những nội dung như: Sự thay đổi của cơ thể người mẹ, sự phát triển của thai nhi, lời khuyên dành cho bố mẹ.
Tiếp theo, video này add sẽ giới thiệu cho các bạn về TRẺ SỐT MỌC RĂNG HÀM: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.
Để tìm hiểu chi tiết Add mời các bạn cùng lắng nghe video này nhé!.
Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đánh dấu việc trẻ sẽ bước qua giai đoạn ăn thức phẩm khác ngoài cháo và sữa.
Vì thế, khi trẻ sốt mọc răng hàm khiến nhiều bà mẹ rất lo lắng và buồn phiền.
Bởi vì mọc răng làm trẻ chán ăn, không ngủ, tiêu chảy và hay quấy khóc.
Do đó, các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu để giúp bé bớt khó chịu trong giai đoạn phát triển này.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt mọc răng hàm Có rất nhiều dấu hiệu để nhận trẻ sốt mọc răng hàm nên các mẹ cần quan sát kỹ lưỡng để không nhầm với sốt do bệnh.
Một số dấu hiệu như sau: Trẻ sẽ thường xuyên chảy nước bọt nhiều hơn bình thường.
Trẻ hay đưa tay, áo hay bất kỳ thứ gì khác xung quanh và cho vào miệng cắn.
Khi vệ sinh răng miệng sẽ thấy nướu sưng đỏ và sẽ thấy chiếc răng đang nhú.
Trẻ luôn quấy khóc, khó chịu, chán ăn, ít ngủ và đi kèm với ho, có trẻ sẽ xuất hiện phát banHệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn nên rất dễ bị tiêu chảy và sụt cân.
Tuy nhiên, trẻ sốt mọc răng hàm thì rất dễ nhầm với sôt bệnh lý nên các mẹ cần biết một số cách phân biệt đơn giản như sau: Sốt bệnh lý đa phần đều do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra và thân nhiệt tăng cao hơn 39 độ C.
Bên cạnh đó, quan sát không thấy răng nhú lên và đi kèm chảy nước mũi, quấy khóc…đây là những dấu hiệu khi trẻ bị sốt do bệnh và không liên quan đến mọc răng.
Trẻ sốt mọc răng hàm có thể nhận biết qua những dấu hiệu ở trên và có nhiệt độ cơ thể từ 36 đến 37.
5 độ C và có quấy khóc nhưng đôi lúc vẫn chơi đùa được.
Trẻ sốt mọc răng hàm thường số đến bao nhiêu ngày? Trẻ sốt mọc răng hàm sẽ sốt khoảng 3 đến 5 ngày và được tính từ khi răng bắt đầu nhú lên cho đến khi đã nhú hoàn toàn.
Tuy nhiên, sẽ có một số trẻ nhiều chiếc răng cùng mọc một lúc nên lúc đó trẻ sẽ sốt khoảng 5 đến 7 ngày.
Cách chăm sóc nướu khi trẻ sốt mọc răng hàm Khi trẻ mọc răng thì nướu rất đau nên các mẹ nên cho bé ngậm vòng bằng silicon hay các mẹ có thể rửa sạch tay và dung ngón tay chà nhẹ lên nướu.
Các mẹ nên lưu ý khi mua vòng nhai cho bé như không mua vòng có chứa chất lỏng bên trong, hay rò rỉ dịch sẽ làm bé nguy cơ nuốt phải.
Nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi mang ra sử dụng và nếu không yêu cầu đun sôi để khử trùng thì không nên làm để tránh hư hỏng có thể xảy ra.
Khi trẻ sốt mọc răng hàm thì chảy nước dãi rất nhiều nên hãy lau miệng cho bé thường xuyên hay có thể đeo yếm cho trẻ.
Không nên dùng cồn và những loại thuốc hay các loại gel để chà lên nướu của bé.
Nếu bé nhà bạn đã ăn dặm được thì các mẹ có thể cho bé ăn các loại bánh dành cho bé nhưng bạn nên theo dõi khi bé ăn để tránh bé bị nghẹn hay hóc.
Phương pháp xoa dịu cơn đau của bé khi trẻ sốt mọc răng hàm Các mẹ nên áp dụng một số phương pháp dưới đây để xoa dịu cơn đau cho trẻ.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ để thức ăn không bám trên răng.
Luôn giữ vệ sinh răng miệng: các mẹ nên cho trẻ uống nước lọc sau khi ăn và dung khăn mềm để lau miệng.
Có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau hay hạ sốt nhưng cần có sự cho phép của bác sĩ.
Các mẹ có thể ngâm khăn với nước ấm, vắt hết nước và bỏ vô ngăn mát vài phút để cho trẻ ngậm sẽ làm bé dễ chịu hơn.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ và bé bớt vất vả trong giai đoạn phát triển này.
Đặc biệt, các mẹ có thể biết cách chăm sóc hợp lý khi trẻ sốt mọc răng hàm.
.