hanghoavacongluan.vn
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
  • Trang chủ
  • Thời sự
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • Nhà đất
  • Thị trường
    • Năng lượng
    • Nguyên liệu
    • Nông sản
    • Vàng
    • Hàng thật – hàng giả
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Tiêu dùng
  • Công nghệ
  • Ô tô – Xe máy
No Result
View All Result
hanghoavacongluan.vn
No Result
View All Result
Home Kinh doanh

Chuyện Thần Tài và tài lộc (Quá hay) | Thầy Thích Trúc Thái Minh

2 years ago
in Kinh doanh
Chuyện Thần Tài và tài lộc (Quá hay) | Thầy Thích Trúc Thái Minh

Có một Phật tử hỏi: “Kính bạch Thầy, ” “chúng con thấy các gia đình ở Việt Nam, ” “đặc biệt là các gia đình làm ăn kinh doanh, ” “hầu như họ có bàn thờ Thần Tài, ” “và mọi người cũng truyền tai nhau rằng, ” “ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch” “là ngày vía Thần Tài.

LIÊN QUAN

4 cách kiếm tiền với sự đam mê thể thao của bạn

3 Steps to Improve Your Marketing MESSAGE

Zero To $520.00 PROFIT Per Day (Affiliate Marketing For Beginners 2020) *PROOF*

” “Mọi người lại đổ xô đi mua vàng” “để cầu tài, cầu lộc;” “rồi làm mâm cỗ cúng Thần Tài, ” “gồm các thứ cần thiết nhất, ” “như ba quả trứng, một đĩa tôm, ” “một miếng thịt luộc, hoặc cua, hoặc cá lóc” “cầu Thần Tài phù hộ độ trì, ” “hy vọng một năm làm ăn thuận lợi, ” “mua may, bán đắt.

” “Từ đó mà phát sinh nhiều băn khoăn” “trong lòng mọi người như:” “Không biết ngày Thần Tài nên mua vàng gì?” “Và vàng mua ngày Thần Tài ấy” “có được bán đi hay không?” “Và các loại thực phẩm cúng, ” “từ đó cũng đẩy giá lên cao.

” “Chúng con thỉnh Thầy chỉ dạy cho chúng con hiểu được” “quan niệm thờ Thần Tài trong nhà Phật như thế nào?” “Và ý nghĩa của việc cầu tài lộc” “như thế nào cho đúng và thành tựu ạ?” Phật tử hỏi Thầy về việc thờ cúng Thần Tài.

Kính thưa đại chúng.

Đúng là ở Việt Nam chúng ta, Thầy thấy bà con nhân dân thờ Thần Tài cũng khá nhiều, nhất là các cửa hàng buôn bán ở chợ, ở phố, và nhiều nhà thì ở tư gia cũng thờ Thần Tài.

Thần Tài thì thường được thờ ở một ban thờ nho nhỏ, được đặt ở bên cạnh cửa hay một góc xó ở trong nhà.

Trong ban thờ thì có ông Thần Tài, rồi ông Thổ Địa, hai ông ngồi với nhau và bát hương ở giữa.

Với mong mỏi của mọi người, thờ ban thờ Thần Tài này là để cầu cho mình mua may bán đắt, làm ăn phát đạt, tài lộc chảy vào nhà mình.

Thờ Thần Tài là như vậy, có ý nghĩa mong mỏi là như vậy.

Và mọi người cũng truyền nhau rằng, ngày mùng 10 tháng Giêng này là ngày vía của ông Thần Tài, cho nên mua đồ về để cúng ông Thần Tài, nào là cá lóc, tôm, thịt heo luộc, rồi vàng mã.

Và đặc biệt nữa là họ rủ nhau đi mua vàng của ngày vía Thần Tài.

Mua vàng về cất đi, miếng vàng đấy cất đi để lấy may mắn; để phát tài, phát lộc.

Cho nên, những ngày giáp với ngày vía Thần Tài là cửa hàng vàng bán rất đắt.

Các đồ bán để phục vụ cho lễ vía Thần Tài này đều lên giá cả.

Kính thưa đại chúng.

Thuyết thờ cúng Thần Tài này, nó như thế nào? Thì nó cũng có nhiều thuyết.

Ở Việt Nam chúng ta thì tục thờ Thần Tài có lẽ cũng xuất hiện khoảng đầu thế kỷ XX theo một số nhà nghiên cứu.

Trước đó, dân mình cũng không biết thờ Thần Tài, có thể là do thương nghiệp của mình thời phong kiến chưa phát triển như bây giờ, việc giao thương cũng chưa phát triển.

Mà việc thờ Thần Tài này bắt nguồn từ Trung Quốc.

Ở tại Trung Quốc, họ cũng có mấy thuyết: Thuyết thứ nhất, họ nói là có một nhà thương buôn tên là Âu Minh.

Trên đường đi buôn, vị này đi qua một hồ, đến đó thì gặp Thủy Thần.

Khi vị ấy cúng lễ thì gặp Thủy Thần hiện lên và cho vị thương buôn này một người gia nhân, người gia nhân này có tên là Như Nguyện.

Thế thì từ đó, Âu Minh mang Như Nguyện về nhà nuôi và việc làm ăn buôn bán rất phát đạt, Và có một lần thì do Tết, ông Âu Minh uống rượu say, ông ấy lỡ cầm chổi đánh Như Nguyện.

Thế là Như Nguyện sợ quá, chạy quanh chạy quất lại chui vào một đống rác, thế là biến mất.

Sau sự kiện Như Nguyện biến mất thì công việc làm ăn của Âu Minh từ đó sa sút và cuối cùng đi đến chỗ phá sản, nghèo xơ xác.

Từ đó, họ quan niệm là Như Nguyện chính là Thần Tài do Thủy Thần tặng cho.

Cho nên, trong dân gian có tục là ba ngày Tết không quét rác cũng vì lý do đó.

Mấy ngày Tết, rác trong nhà bẩn cứ quét vun thành đống để đấy, chứ không hốt đi, sợ hốt là đổ mất Thần Tài.

Chúng ta thấy rất nhiều cái lạ.

Thế rồi một thuyết khác lại cho là Thần Tài là một vị thần ở trên trời, do uống rượu say rồi ông ấy mới rớt xuống trần gian.

Rớt xuống trần gian thì đầu ông ấy va phải đá, cho nên ông ấy quên hết.

Thế là ông mới đi lang thang đây đó, ông không nhớ mình là người trời nữa.

Thế thì ông đi lang thang mà mọi người trông thấy ông ăn mặc kiểu dáng rất lạ.

Mọi người thấy ông ấy thì nghĩ ông điên, cho nên ra lột quần, lột áo của ông ấy, lấy quần áo của ông ấy.

Thế thì ông này không quần áo cũng cứ đi lang thang, rồi đói khát phải xin ăn.

Xin ăn phải một cửa hàng này, họ cũng buôn bán cửa hàng ăn mà bán phở gà, cháo gà.

Thế thì họ mới đón ông Thần này về, họ nuôi, cho ăn.

Từ khi đón ông này về thì cửa hàng của vị này rất là đắt khách.

Mọi người tấp nập ăn ở cửa hàng nhà ông ấy vào và rất phát đạt.

Nhưng một thời gian thì vị chủ cửa hàng thấy ông này chỉ ăn với chơi thôi, ăn thì ăn bốc ăn mó, không làm gì cả.

Thế thì lại đuổi đi.

Nghĩ là ông này vừa bẩn thỉu thế này thì khách hàng vào, người ta thấy dơ bẩn, người ta lại không dám ăn nữa, nên đuổi đi.

Thì cửa hàng bên cạnh, họ lại thương xót, họ lại đón về, họ nuôi.

Nhà ông này từ hôm đuổi đi thì khách tự nhiên không thấy vào nữa, sau đó làm ăn cũng rất sa sút.

Cửa hàng đối diện khi đón ông này về thì khách tự nhiên sang đấy ăn và lại phát đạt.

Sau khi phát đạt rồi, họ mới mua quần áo, thì lại mua được đúng quần áo mà ông này trước đây bị mọi người lấy mất về cho ông này mặc.

Ông Thần này mặc vào thì ông nhớ ra được ông ấy là người trời.

Từ đó, ông ấy mới bay về trời, là vào ngày mùng 10 tháng Giêng này.

Cho nên, trong nhân gian mới lấy ngày mùng 10 tháng Giêng này là ngày vía của ông Thần Tài.

Và mọi người cho ông đó chính là ông Thần Tài.

Rồi cũng có thuyết thì lại cho ông Thần Tài cũng là anh em với ông Thần Đất.

Cho nên, họ cũng làm hình dạng ông Thần Tài giống giống ông Thổ Địa, ông Thần Đất.

Bây giờ thờ, chúng ta thấy ban thờ Thần Tài thì thường có ông Thần Tài bên cạnh ông Thổ Địa.

Thầy nghĩ chắc là ông Thổ Địa thì là ông cai quản đất cát.

Cho nên, ông Thần Tài đem của về thì phải có ông Thổ Địa bên cạnh để giữ của cho.

Cho nên, dân gian mình là thờ chung hai ông để cho nó chắc chắn, của mang vào, chứ không mất đi.

Ông Thổ Địa thì ông canh giữ cho.

Cho nên là thờ chung, ông Thần Tài với ông Thổ Địa ngồi với nhau.

Thế thì nó cũng có nhiều thuyết.

Thưa đại chúng, ta thấy là việc thờ Thần Tài thì thể hiện mong mỏi của người dân là mong muốn mình có tài, có lộc, làm ăn thì buôn may bán đắt, tài lộc chảy vào nhà mình, vào doanh nghiệp của mình.

Và từ đó thì nó lan truyền.

Ở ngoài Bắc này, trước kia cũng không thờ nhiều đâu.

Ở phía trong Nam, bà con thờ Thần Tài nhiều.

Nhưng bây giờ thì ngoài Bắc cũng lây rồi, cho nên ngoài Bắc cũng thờ rất nhiều.

Bản thân Thầy thì Thầy cũng đã giảng giải về vấn đề này, nói để cho Phật tử hiểu, có chính kiến về việc thờ Thần Tài.

Thứ nhất, Thầy nói về việc thờ phụng thì thờ như vậy là không đúng.

Nghĩa của chữ “thờ” là tôn kính.

Cho nên dù là một vị thần gì, Thần Tài, Thần Đất, ta có thờ, ta cũng không được đặt cái ban thờ ở dưới đất, lại ở góc xó.

Nó là sự không cung kính.

Chúng ta thấy không? Thờ ông Thần gì mà lại thờ ở sát mặt đất thế.

Hàng ngày, chúng ta đi qua đi lại, phủi bụi vào mặt mũi các ông ấy.

Rồi đồ cúng để đấy, đầy bụi bay vào hết.

Rồi áo váy đi qua, phất qua mặt các ông hết.

Thế thì làm sao đúng nghĩa thờ? Nếu mà thờ như thế thì là mất phúc đấy.

Bây giờ, Thầy hỏi các Phật tử, anh chị em: bây giờ, liệu có ai muốn mình trở thành ông Thần Tài ấy để mà ngồi đó hít bụi không, Chắc là không ai muốn.

Cho mình làm Thần Tài, mình cũng không muốn.

Cho nên, Thầy tin chắc là không có ông Thần Tài nào, ngồi ở chỗ đó cả để mà hít bụi.

Rồi, ngồi như thế rất là vô duyên, không ra sao cả.

Thế thì việc thờ cúng đã là không đúng.

Cho nên, Thầy cũng nói rất rõ là thờ là phải tôn kính, phải đặt ở trên cao.

Thế thì bây giờ, vấn đề là chúng ta hiểu thế nào? Qua mấy thuyết này thì chúng ta thấy khi ông Thần Tài đến nhà thì thí chủ đều phải cho ăn, cho mặc rồi sau đó thì thấy làm ăn phát đạt.

Tức là phải mở lòng mình ra.

Thầy thì thấy những thuyết này cũng có cái hay.

Thầy chưa nói về mặt nó đúng, hay nó như thế nào nhưng về mặt đạo lý thì Thầy thấy nó có cái hay.

Khi các tín chủ mở lòng mình ra; thấy người đói khổ, lang thang, mở lòng mình ra, đón họ về, cho họ ăn uống, tức là bố thí cho họ ăn uống, thì sau đó thấy mình buôn may, bán đắt, phát tài, phát lộc.

Đó là cái có đạo lý ở trong đó.

Mấy cái tích này đều nói điều đó.

Vậy thì theo quan niệm chính thống của đạo Phật thì thế nào? Chúng ta biết là tài lộc của mỗi con người có được bằng hai cách: một là chính, hai là tà.

Cách chân chính, thứ nhất là do chúng ta lao động bằng bàn tay, khối óc của chúng ta để có ra tài sản.

Thứ hai là chúng ta được thừa hưởng của gia tiên, tiền tổ, cha mẹ để lại, được thừa kế tài sản mà có.

Thứ ba là chúng ta được mọi người cho, biếu, tặng, cúng dường, ví dụ thế.

Như chúng Tăng, chư Phật, các vị Thánh Tăng được Phật tử cúng dường Đó! Cho, biếu, tặng, v.

v.

Những cái hình thức rất là chân chính mà có được.

Đó là phương cách thứ nhất là chân chính mà có.

Thì cái này nó thể hiện phước báu của con người này.

Đây là do phước báu.

Cách thứ hai để có tài sản là cách tà ngụy.

Đó là gì? Đó là chúng ta làm việc sai trái như trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người, bức hiếp người, cưỡng bức người, dọa nạt người, dọa sợ người ta để người ta phải nộp tài sản cho mình.

Kể cả ăn hối lộ, nó không có chân chính; ăn cướp, đe dọa người để mà lấy được tài sản.

Thì cái này cũng có tài sản nhưng đây là tà nghiệp, ác nghiệp, đang tạo ác nghiệp.

Đó, thưa đại chúng.

Thế thì tài sản con người có được theo hai phương cách này.

Thế chúng ta giờ muốn có tài sản một cách chân chính hay là một cách tà ngụy? Chắc chắn là chúng ta mong muốn có tài sản một cách chân chính.

Và Phật cũng dạy: Tài sản mà không chân chính, chúng ta bằng các biện pháp này khác để có tài sản: Trộm cắp để có tài sản, bức hiếp người để có tài sản, lừa đảo để có tài sản… thì tài sản đó gọi là phi nghĩa, nó không có đạo nghĩa ở trong đó.

Cái của phi nghĩa thì nó không bền.

Tất cả những tài sản này sẽ đội nón ra đi.

Mà Phật dạy nó ra đi bằng 7 con đường: thứ nhất là bị tai nạn mà mất tài sản; thứ hai là bị bệnh tật; thứ ba là bị nước lũ cuốn trôi; thứ tư là bị lửa thiêu cháy, hỏa hoạn; thứ năm là sinh ra con bất hiếu, hư hỏng mà phá tán tài sản; thứ sáu là trộm cắp đến, nó lấy lại tài sản của mình; thứ bảy là bị vua quan tịch thu tài sản, bây giờ mình gọi là nhà nước tịch thu tài sản.

Của phi nghĩa, tài sản phi nghĩa, không phải là chính nghĩa sẽ bị mất mát đi, tiêu hao đi, ra đi bằng 7 con đường này, 7 phương cách này.

Thế còn tài sản mà có được do phúc báu chân chính của chúng ta thì nó bền vững, nó chắc thật.

Thế thì kính thưa đại chúng.

Làm thế nào để chúng ta có tài sản một cách chân chính thì Đức Phật dạy chúng ta phải tu tập để có công đức và phước báu.

Nhất khoát phải do tu tập để có công đức, phước báu.

Thì chúng ta tu cái gì? Phật thường dạy: “Bố thí sinh ra phước báu.

” Thì Phật dạy có ba cách bố thí: Bố thí tài sản, bố thí Pháp và bố thí vô úy.

Bố thí tài sản thì có bố thí ngoại tài, cho tiền của, cơm ăn, nước uống, áo mặc.

Cho tài sản, gọi là ngoại tài.

Và bố thí nội tài, tức là đem sức lực của mình hay kể cả máu thịt của mình, thân thể của mình bố thí chúng sinh.

Đó gọi là nội tài.

Bố thí về tài sản có nội tài và ngoại tài.

Thế rồi bố thí nữa là bố thí Pháp, chúng ta đem giáo Pháp chân chính, đem những lời dạy rất chân lý đến với mọi người để mọi người sáng được tâm mình, thấy rõ sự thật của vạn sự, vạn vật.

Đó gọi là bố thí giáo Pháp.

Thế rồi bố thí nữa là bố thí vô úy, tức là đem sự bình an, không sợ hãi đến với mọi người, giúp cho mọi người được bình an, được yên tâm.

Đức Phật dạy bố thí.

Hoặc chúng ta có thể tu giới đức, chúng ta thực hành trì giới luật của Phật, giữ gìn giới luật của Phật cũng sinh ra phúc báu.

Hoặc chúng ta tu thiền định cũng sinh ra những phúc báu.

Nghĩa là chúng ta tu tập, khi có tu tập thì chúng ta sinh ra được công đức, công đức sẽ sinh ra phúc báu cho chúng ta.

Các bậc Thánh, các Ngài tu tập, khi các Ngài chứng Thánh quả, ai cũng cung kính, ai cũng muốn đến được cúng dường.

Đó là do từ công đức của các Ngài sinh ra các phúc báu và phúc báu ấy sinh ra tài lộc.

Đức Phật cũng thế, Ngài ở đâu thì tài lộc đều có thể đến đó.

Như ông Cấp Cô Độc, do kính quý Phật, ông dùng vàng để ông ấy trải ra, ông ấy mua đất để xây tinh xá cúng Phật.

Chúng ta thấy đất đó đúng là đất bằng vàng, dát vàng.

Kính thưa đại chúng, chúng ta mới thấy là quả thật để có tài lộc một cách chân chính thì chúng ta phải tu tập tạo ra các công đức, phước báu, chúng ta bằng bàn tay, khối óc của mình lao động, chúng ta có tài sản, thì tài sản ấy cũng là tài sản chân chính, nó cũng nằm trong cái phúc báu của mình.

Thưa đại chúng, nếu mình không có phúc báu, mình không có được tài sản ấy, nó không đến với mình.

Cho nên ở thế gian, chúng ta thấy không? Có rất nhiều người mới sinh ra, họ đã được sở hữu tài sản rất lớn của gia đình, của dòng họ.

Đó là phúc báu dự trữ của họ đã có sẵn, thế rồi có những người có phúc báu, tiếp theo họ phải làm thì quả phúc mới trổ quả để sinh ra phúc báu.

Đức Phật cũng đã có những bài kinh Đức Phật thuyết cho những nhà doanh nhân, khi kinh doanh, làm ăn buôn bán, muốn thành công thì chúng ta phải dự trữ phúc báu như thế nào? Đó là quan điểm chính thống của Phật giáo, để làm sao cho mỗi người chúng ta có được tài sản chân chính thì chúng ta phải tích lũy phúc báu, phúc báu này phải từ chúng ta, từ sự tu tập của chúng ta, chúng ta phải chăm làm các việc phúc thiện, tu tập các công đức thì chúng ta mới sinh ra phúc báu được; từ các phúc báu này thì tài lộc sẽ có đầy đủ, là như vậy.

Vậy thì kính thưa đại chúng, chúng ta qua trình bày của Thầy thì đại chúng đã hiểu: Để có được tài lộc một cách chân chính.

Ở đây Thầy nghĩ là các Phật tử không ai muốn có tài lộc một cách tà ngụy, bằng trộm cắp, lừa đảo cả.

Thế thì chúng ta phải thực hiện lời của Phật dạy, chúng ta sẽ tu tập các công đức, tích lũy các phước báu cho chính mình, thì việc thờ Thần Tài như vậy không cần thiết, Cho nên bản thân Thầy đã đi giải rất nhiều ban thờ Thần Tài, khi các Phật tử giác ngộ ra rồi.

Vậy chúng ra thấy ông Thần Tài này bây giờ ở đâu? Ở chính mình, ông Thần Tài ấy cũng lại là chính mình thôi.

Mình mà tu tập có công đức, có phước báu thì tự nhiên tài lộc đến, chứ không phải ở đâu cả.

Vậy Thần Tài ấy ở chính mình, Thầy nói vui cũng chính là bàn tay và khối óc của mình; bàn tay, khối óc của mình, trí tuệ của mình, mình làm ra và đó là chân chính, là sự thật.

Chứ không phải thờ ông Thần Tài, ông ấy đem tài lộc đến cho mình.

Cả một năm mình cúng ông ấy được mấy bữa mà đòi ông ấy cho mình tài lộc? Chúng ta thấy rất nhiều nhà tỷ phú trên thế giới, ông Bill Gates, ông ấy có thờ Thần Tài đâu, ông có thờ Thần Tài đâu, chắc là ông ấy không thờ Thần Tài.

Nhiều nhiều nữa, nhiều nhà tỷ phú không thờ Thần Tài mà họ toàn là tỷ phú giàu nhất nhì thế giới cả, họ có thờ Thần Tài đâu, hay là chỉ có dân Việt Nam ta và dân Tàu thờ Thần Tài thôi.

Thầy cũng thấy nhiều nhà thờ Thần Tài mà vẫn rất nghèo.

Có phải là thờ Thần Tài mà đem tài lộc về được đâu.

Vậy chúng ta thấy Phật Pháp chân chính là phải có công đức và phước báu.

Đó là hai cái mà sinh ra tài lộc chân chính cho mình.

Nếu không có công đức, phước báu thì chúng ta vẫn còn nghèo khổ, còn khó khăn.

Đó là sự thật.

Cho nên, Thầy khuyến khích các Phật tử không cần thiết phải thờ ban Thần Tài.

Và nếu có thờ thì thờ như thế cũng không đúng Pháp, mình cung kính lại hóa ra là bất kính.

Mình kính, mình thờ hóa ra lại thành là bất kính.

Cứ mỗi lần đi qua mặt ông Thần Tài lại phủi bụi vào mặt ông cái.

Thế thì làm sao mà gọi là kính được? Chứ còn mất phước nữa.

Nếu mà có ông Thần ngồi đó thật thì mình còn mất phước.

Cho nên, chúng ta không cần thiết phải thờ Thần Tài.

Ca dao tục ngữ của mình cũng nói rất rõ: “Tay làm thì hàm mới nhai” “tay quai miệng trễ.

” “Bàn tay ta làm ra tất cả, ” “có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

” Cái đó là sự thật đó.

Tài sản, tài lộc của chúng ta có được phải do chính chúng ta tạo dựng bằng những việc làm chân chính.

Tu dưỡng, tạo lập các công đức, phước báu chân chính sinh ra tài lộc cho chúng ta.

Đó là con đường chân thật để chúng ta có tài lộc, chứ không phải bằng việc thờ phụng các vị thần.

Không có một vị Thần nào được phép cho tài lộc như vậy cả.

Hay ở Việt Nam chúng ta, tục đi cúng lễ Bà Chúa Kho cũng thế.

Thầy đã có một bài giảng về việc đi cúng và vay tiền Bà Chúa Kho rồi.

Bà Chúa Kho cũng không có quyền ban tài, phát lộc cho mọi người.

Chúng ta phải biết đấy, Đức Phật là phước báu vô lượng.

Nếu nói là tài lộc của Đức Phật thì là vô lượng.

Chúng ta thấy thế giới của Đức Phật Di Đà, đất cũng bằng vàng, vàng ngọc, lưu ly, pha lê đầy hết cả.

Mà Ngài cũng có thể đem cái đấy để cho chúng ta được đâu.

Ta không có phước để được hưởng thì Ngài cũng không cho được.

Cho nên chúng ta phải tự mình tu tập, tích lũy công đức và phước báu cho chính mình thì tài lộc tự xuất hiện, nó tự đến với mình.

Đó là lẽ chân thật.

Và con đường chân thật, chân chính nhất để chúng ta có tài lộc không phải thờ Thần Tài, không phải cúng vía Thần Tài, hay ngày vía Thần Tài đi mua vàng tích vào đó để tài lộc đến với mình.

Điều đó hoàn toàn là mê tín, không phải là chính tín, không lợi ích.

Và chúng ta khi mê tín thì chúng ta lại bị mất phước báu đi thêm, không được phước báu mà lại mất thêm đi phước báu, không được lợi ích.

Cho nên, Thầy đề nghị các Phật tử khi giác ngộ điều này rồi thì chúng ta bỏ luôn việc thờ Thần Tài, không thờ Thần Tài và không cúng Thần Tài như vậy nữa.

Cũng không cần thiết phải đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài làm gì, để cho giá cả thị trường cũng đột biến, nó không tốt cho nền kinh tế của đất nước.

Thầy xin chúc các Phật tử mở mang chính kiến, tu tập đúng chính Pháp để được nhiều lợi ích.

A Di Đà Phật!.

Related Posts

4 cách kiếm tiền với sự đam mê thể thao của bạn

4 cách kiếm tiền với sự đam mê thể thao của bạn

by Hàng hoá và công luận
November 5, 2021
0
0

Ngành công nghiệp thể thao là hoàn toàn khổng lồ trên toàn thế giới, và số tiền được chuyển đi...

3 Steps to Improve Your Marketing MESSAGE

3 Steps to Improve Your Marketing MESSAGE

by
August 24, 2020
0
0

Tôi hy vọng bạn đang có một ngày tuyệt vời! Chào mừng các bạn quay trở lại với một phiên...

Zero To $520.00 PROFIT Per Day (Affiliate Marketing For Beginners 2020) *PROOF*

Zero To $520.00 PROFIT Per Day (Affiliate Marketing For Beginners 2020) *PROOF*

by
August 24, 2020
0
0

trong video này tôi sẽ chỉ cho bạn cách bạn có thể đi từ số 0 đến chỉ hơn năm...

Copy and Paste to Make $3,621.17 With NO Money! (Easiest Affiliate Marketing Strategy)

Copy and Paste to Make $3,621.17 With NO Money! (Easiest Affiliate Marketing Strategy)

by
August 24, 2020
0
0

trong video này hôm nay tôi muốn cho bạn thấy chiến lược tiếp thị liên kết đơn giản nhất mà...

How does the stock market work? – Oliver Elfenbaum

How does the stock market work? – Oliver Elfenbaum

by
August 24, 2020
0
0

Translator: Da My Tran NgocReviewer: Emily Nguyen Vào những năm 1600, Công ty Đông Ấn Hà Lanđã thuê hàng trăm...

Next Post
[Hanoi Connection] PHỎNG VẤN KHÁCH MỜI SAU SỰ KIỆN "KINH DOANH GIÁO DỤC 1 NĂM HAY 10 NĂM"

[Hanoi Connection] PHỎNG VẤN KHÁCH MỜI SAU SỰ KIỆN "KINH DOANH GIÁO DỤC 1 NĂM HAY 10 NĂM"

Tôi đã kết bạn ZALO như thế nào trong Kinh Doanh

Tôi đã kết bạn ZALO như thế nào trong Kinh Doanh

RECOMMENDED

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

Dự đoán kết quả bóng đá cho các trận đấu EPL sắp tới

January 4, 2022
0
Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

Làm thế nào để chọn một trang web cá cược phù hợp?

December 14, 2021
0

HIỆP HỘI CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VIỆT NAMTRUNG TÂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (GBC) Giấy phép số 131/GP - TTDT, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/9/2015 Văn phòng Hà Nội: số 930, đường Trương Định, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: Số 3 Lê Thánh Tông - Quận Ngô Quyền - Tp Hải Phòng. Điện thoại: 024.6260.1324 - 098 111 5848- 0904 658575Email: trungtamgbc@gmail.com Độc giả có thể gửi bài viết qua email: hanghoavacongluan.vn@gmail.com© Ghi rõ nguồn "Hàng hóa và Công luận" khi phát hành lại thông tin từ Website này. (Mọi thông tin lấy từ hanghoavacongluan.vn phải ghi rõ nguồn cấp)

CATEGORY

  • Ẩm thực
  • Chứng khoán
  • Công nghệ
  • Doanh nghiệp
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Hàng thật – hàng giả
  • Kinh doanh
  • Làm đẹp
  • Ngân hàng
  • Nhà đất
  • Nông sản
  • Ô tô – Xe máy
  • Sức khoẻ
  • Thị trường
  • Thời sự
  • Tiêu dùng
  • Vàng

Đối tác liên kết

Foot.vn - Review giày


Nhiet.vn - Đánh giá sản phẩm

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)

No Result
View All Result
  • Doanh nghiệp
  • Nguyên liệu
  • Chứng khoán
  • Đời sống
  • Ngân hàng
  • Vàng
  • Thị trường
  • Hàng thật – hàng giả
  • Công nghệ
  • Nông sản
  • Food

© 2020 Hanghoavacongluan.vn -Trung Tâm Tư Vấn, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Phát Triển Thương Hiệu (GBC)