Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với phụ nữ.
Lý do chính là vì loại ung thư này thường rất khó phát hiện sớm để điều trị.
Tuy nhiên, vẫn có những biểu hiện giúp người bệnh có thể đoán biết mình bị ung thư.
Một trong những triệu chứng đó là những cơn đau.
Hãy cùng xem ngay video dưới đây để biết được cách phát hiện căn bệnh này qua các cơn đau bạn nhé! Khi mắc phải ung thư buồng trứng, hầu hết phụ nữ đều cảm thấy khó chịu kèm theo các cơn đau bất thường.
Có 3 kiểu đau điển hình cảnh báo nguy cơ bạn bị ung thư buồng trứng đó là: Bệnh nhân luôn cảm thấy đau nhức vùng xương chậu trong một khoảng thời gian kéo dài.
Có khi chỉ là các cơn đau nhói, nhưng lại dai dẳng.
Điều khác biệt là những cơn đau này khác với cơn đau của chứng khó tiêu, hay cơn đau ở chu kỳ kinh nguyệt.
Đặc biệt, khi bệnh nhân cảm nhận cơn đau xuất hiện thì đều không phải là thời điểm của kỳ kinh.
Nếu bạn cũng mắc phải trường hợp này thì bạn nên nghĩ ngay đến khả năng mình đã bị ung thư buồng trứng.
Bởi tế bào ung thư khi phát triển đã vô tình chiếm lấy không gian của các cơ quan, bộ phận khác xung quanh vùng khối u, thường là khu vực vùng bụng.
Đau nhức lưng là triệu chứng có thể xảy ra vì bất kì lý do gì.
Chính vì vậy, phụ nữ thường bỏ qua dấu hiệu này mà không nghĩ đau lưng là cảnh báo của việc bị mắc ung thư Ở giai đoạn sớm của bệnh, các cơn đau lưng chỉ là triệu chứng thoáng qua.
Tuy nhiên, khi ung thư càng phát triển thì các cơn đau lại càng tăng lên dữ dội.
Lúc này, bạn có thể bị mất ngủ vì đau hoặc khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Quan hệ tình dục bị đau cũng là một triệu chứng của ung thư buồng trứng.
Các cơn đau thường xảy ra ở 2 bên khung xương chậu.
Phụ nữ không được bỏ qua dấu hiệu này và phải đi khám để dễ nhận biết bệnh.
Cơn đau ung thư buồng trứng có thể bắt đầu khi khối u gây áp lực lên các bộ phận của cơ thể, bao gồm: •Các cơ quan nội tạng •Dây thần kinh •Xương •Cơ bắp Ung thư càng lan rộng, cơn đau càng dữ dội và nhất quán.
Ở những phụ nữ bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3 và 4, các cơn đau thường là triệu chứng chính.
Đôi khi, những cơn đau là kết quả của các phương pháp điều trị nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư, như hóa trị, phẫu thuật hoặc xạ trị.
Tình trạng này gây đau và rát ở: •Cánh tay •Cẳng chân •Bàn tay •Bàn chân Nhưng đôi khi hóa trị cũng có thể để lại vết lở loét, đau quanh miệng.
Những ca phẫu thuật ung thư thường còn để lại sự khó chịu và đau nhức đến vài tuần sau khi thực hiện.
Những cơn đau liên quan đến điều trị sẽ được cái thiện sau khi bạn ngừng trị liệu Các bác sĩ có thể tìm ra cách tốt nhất để giảm đau khi đã xác định được liệu các cơn đau là do ung thư hay là do phương thức điều trị ung thư.
Nhiều phụ nữ không nói rõ những cơn đau mà mình đang gặp phải cho bác sĩ, mặc dù đây là triệu chứng rất phổ biến của bệnh ung thư buồng trứng.
Lý do có thể là vì họ sợ phát hiện ung thư đã lan rộng, điều mà họ không sẵn sàng đối mặt.
Hoặc vì họ lo lắng sẽ bị nghiện thuốc giảm đau.
Nền y học phát triển cho chúng ta những lựa chọn rất tốt để giảm đau.
Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau và duy trì chất lượng cuộc sống trong khi bạn tập trung vào điều trị ung thư Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn xuất hiện các cơn đau trên và nghi ngờ mình bị ung thư nhé.
Thông thường, liệu pháp giảm đau sẽ bắt đầu với một bản đánh giá.
Bác sĩ sẽ hỏi những câu như: •Cơn đau của bạn dữ dội đến mức nào? •Bạn cảm thấy nó xảy ở chỗ nào? •Khi nào nó xảy ra? •Cơn đau này kéo dài liên tục hay là nhất thời? •Có điều gì tác động khiến cơn đau của bạn xuất hiện hay không? Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đánh giá mức độ đau của bạn theo thang điểm từ 0 (không đau) đến 10 (đau nhất).
Các câu hỏi và thang điểm sẽ giúp bác sĩ tìm ra phương pháp giảm đau phù hợp với bạn.
Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giúp kéo dài cuộc sống cho người bệnh và cải thiện các triệu chứng ung thư.
Bạn có thể thực hiện phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để loại bỏ hoặc thu nhỏ khối u càng nhiều càng tốt.
Bác sĩ cũng có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn trong ruột, hệ thống tiết niệu hoặc thận tùy theo cơn đau của bệnh nhân Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể cấp thuốc để trực tiếp giải quyết cơn đau ung thư.
Họ sẽ đề nghị những loại thuốc giảm đau phù hợp dựa trên mức độ nghiêm trọng của cơn đau của bạn.
Đối với cơn đau nhẹ, bạn sẽ nhận được thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol).
Hoặc, bạn có thể dùng NSAID (một loại thuốc chống viêm không steroid) như aspirin hoặc ibuprofen (Motrin, Advil).
NSAID làm giảm đau và giảm viêm trong cơ thể.
Tuy nhiên, chúng có thể làm hỏng dạ dày hoặc gan của bạn, vì vậy chỉ nên sử dụng liều lượng cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Đối với cơn đau dữ dội hơn, bạn có thể phải dùng loại thuốc opioid.
Opioid phổ biến nhất được sử dụng để điều trị đau ung thư là morphin.
Các tùy chọn khác bao gồm: •fentanyl (miếng dán Duragesic) •hydromorphone (Dilaudid) •methadone Những loại thuốc này cũng có thể gây tác dụng phụ như: •Buồn ngủ •Buồn nôn •Chóng mặt •Táo bón Opioids có thể gây nghiện.
Vì vậy, hãy sử dụng chúng thật cẩn trọng và chỉ được làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tùy thuộc vào vị trí đau của bạn, một lựa chọn khác là sử dụng thuốc an thần.
Trong phương pháp điều trị này, thuốc giảm đau được tiêm vào dây thần kinh hoặc vào phần xung quanh cột sống để giảm đau trực tiếp và lâu hơn.
Các loại thuốc khác đôi khi được sử dụng để giảm đau bao gồm: •Thuốc chống trầm cảm •Thuốc chống động kinh •Thuốc steroid Khi cơn đau đã quá nghiêm trọng và thuốc không thể giúp được gì bác sĩ có thể tiến hành cắt dây thần kinh trong khi phẫu thuật để bạn không còn cảm thấy đau ở những khu vực đó.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các cơn đau khi mắc ung thư buồng trứng.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến các cơn đau xảy ra, nhưng hãy luôn nhớ rằng đây là biểu hiện rõ nhất của ung thư buồng trứng Với các kiến thức trên, hi vọng bạn sẽ luôn có một sức khỏe thật tốt!.