Mai Ly xin kính chào quý vị và các bạn! Tết cổ truyền của dân tộc ta thì có rất nhiều ý nghĩa tâm linh, trong đó thì có những phong tục tâm linh liên quan đến cây mía.
Nhân duyên ngày hôm nay thì cũng có một câu hỏi gửi đến cho chương trình với nội dung trên.
Và bây giờ thì Mai Ly sẽ gửi câu hỏi này đến Cô Phạm Thị Yến để mong Cô sẽ có những giải đáp cho câu hỏi này.
Cháu chào Cô ạ! Hôm nay có một câu hỏi gửi đến cho Cô với nội dung liên quan đến cây mía trong dịp Tết Nguyên Đán.
Và bây giờ cháu xin được đọc câu hỏi ạ.
“Em chào chị Yến!” “Em có một điều thắc mắc mong chị giải đáp giúp em ạ.
” “Em thấy ở nhiều nơi cứ Tết đến” “thì có nhiều gia đình mua cây mía” “và đặt hai bên ban thờ gia tiên.
” “Em không hiểu, nên có tìm hiểu trên mạng” “thì được biết cây mía được xem như biểu tượng” “của sự giao thoa trời đất, kết nối hai thế giới âm dương, ” “để dẫn đón linh hồn tổ tiên” “trên trời trở về hạ giới sum vầy cùng con cháu” “trong những ngày Tết.
” “Chị cho em hỏi theo quan điểm của đạo Phật” “ý nghĩa này có đúng không ạ?” “Và chúng em có nên mua cây mía để thờ vào ngày Tết không ạ?” Kính thưa các quý đạo hữu cùng các bạn! Thì đúng là tâm linh nó rất là khó biết.
Cho nên là có thể có một quan điểm tâm linh nào đó, rồi mọi người theo cái lâu dần là trở thành một phong tục.
Vậy chúng ta phải biết là phong tục ở đâu ra.
Là do một số người, rồi truyền tai nhau, truyền tai nhau dần dần nó trở thành phong tục và còn phong tục đó có đúng hay không thì đôi khi cũng không có tư duy nhiều.
Yến chỉ nghe câu của Mai Ly gửi đến cho Yến ở chỗ này.
Nếu như nói rằng có cây mía để giao thoa giữa trời đất, để đón ông bà tổ tiên về, ông bà tổ tiên thì chúng ta đang nói là vong linh đấy.
Nếu như cây mía lại có tác dụng là đón ông bà tổ tiên, tức là đón được vong linh thì ở vùng trồng mía thì chết rồi, toàn vong linh là vong linh thôi.
Còn những lúc nào chúng ta cúng mà không có cây mía thì sao mà cũng vẫn cúng ông bà tổ tiên ta đấy.
Đấy là một cáimà chúng ta chưa chịu tư duy.
Thứ hai nữa là chúng ta cũng thấy có những hiện tượng gọi là vong nhập, ma làm đấy, nào đâu có phải người đấy người ta vác cây mía mà vong linh nó đi qua cây mía vào người ta đâu.
Cho nên là đây không phải đúng và Cô thì cũng có nghe thấy ở một số nơi nữa thì gọi là đi mua cây mía lộc.
Quan niệm mà mua cây mía lộc thì người ta nghĩ từ đâu ra? Có thể là trên cây mía có cái nõn của nó ở phía trên, lộc mà.
Lộc tức là nó phải mới thì có cái nõn ở phía trên và thứ hai nữa là cây mía nó cũng ngọt ngào.
Thì đấy cũng là một quan điểm.
Cho nên với mong cầu là năm mới của mình có nhiều may mắn thì phát sinh ra nhiều những quan điểm khác nhau.
Đôi khi cũng có khi là do những người đến mùa xuân người ta bán mía, trồng mía thì tự người ta cũng có thể nói ra, rồi cũng thành một quan điểm.
Ví dụ như là quả đu đủ cũng thế, đây cây mía, rồi Cô cũng nói thêm cả quả đu đủ.
Người ta cũng bảo là: “Thôi, đến Tết trên mâm ngũ quả phải có quả đu đủ.
” “Vì có quả đu đủ thì cả năm nó đủ.
” Nhưng đấy chỉ là một cái tên người ta đặt thôi chứ.
Nếu như quả đấy nó lại đặt là quả thiếu thiếu, tên nó lại là quả thiếu, bởi vì ruột nó rỗng hay nó lại đặt tên cái quả này là quả rỗng ruột thì không ai dám mua về để thờ.
Cho nên cái đấy là quan điểm.
Thì đúng là Đức Phật ra đời, Ngài bằng thấy biết trí tuệ rõ ràng trong nhân quả, Ngài đã biết rõ được thế nào là lợi ích cho tâm linh; tức là cho những người đã mất và thế nào là lợi íchcho những người đang còn sống, đang hiện hữu ở đời này đem đến hạnh phúc và an lạc.
Cho nên là khi mà Đức Phật đưa ra quan điểm về nhân quả, quan điểm chân thật sự vận hành của tất cả vạn vật vạn sự trên thế gian này, trong vũ trụ này thì đã đánh bạt tất cả những quan điểm sai lầm.
Tại sao lại gọi là quan điểm sai lầm? Sai – tức là không đúng, lầm – tức là lầm đường, lạc lối.
“Tôi đi lầm đường rồi, không đúng đường rồi.
” “Tôi đi sai đường rồi, không đúng đường rồi.
” Thế thì quan điểm của cây mía mà câu hỏi được gửi đến đây là kết nối tâm linh thì đấy là một quan điểm, cũng gọi là sai lầm về tâm linh.
Không phải đón các cụ về bằng cây mía mà là đón các cụ về bằng chính tâm của mình đây này.
Cái tâm mong rằng đến Tết này, các cụ về đây ăn Tết với con, với cháu thì đấy mới là quan điểm đúng với sự thật.
Quan điểm lại còn đúng với sự thật hay quan điểm không đúng với sự thật thì chúng ta vẫn thường gặp quan điểm này là quan điểm đúng, quan điểm này là quan điểm sai.
Thì cái đúng này chúng ta lấy cái gì? Đúng là sự thật của nó như thế, sự thật là người mất người ta chỉ cần mình hướng tâm tới để mà cầu thỉnh người ta về thì người ta nếu như ở trong còn cõi vong linh thì có duyên phước với nhau, duyên nghiệp với nhau thì người ta sẽ về được.
Đấy là kết nối tâm linh bằng chính tâm mình.
Về thờ cúng thì Đức Phật cũng dạy rồi là mình cúng những đồ ăn thì người ta được hưởng, mình cũng đồ chay tịnh thì khi hiểu như thế mình mới có thể mua cây mía.
Cây mía về để mình kết nối tâm linh ở chỗ nào? Kết nối bằng cách dâng lên cúng cho các cụ.
Thì gọi là cây mía kết nối tâm linh bằng sự giác ngộ.
Có một bài kinh của nhà Phật thế này.
Có một vị Tỳ kheo đi qua khu dân trồng mía thì có một người, người ta dâng mía lên, người ta cúng cho vị Tỳ kheo này.
Thì vị Tỳ kheo này thấy con quỷ cứ chạy theo người bán mía, người ta có mía.
Thì vị Tỳ kheo mới hỏi con quỷ là: “Tại sao mày lại phải chạy theo như thế?” Thì con quỷ này nói rằng là: “Trong tiền kiếp trước” “là do đã phỉ báng chư Tăng chỉ vì một khúc mía.
” Ví dụ như có người người ta cúng đến chư Tăng thì mắng.
Chính vì thế cho nên là con quỷ này rơi vào cảnh khổ là rất thèm ăn mía, nhưng mà lại không ăn được mía.
Thì vị Tỳ kheo mới bảo người bán mía là cúng mía cho vị Tỳ kheo để vị Tỳ kheo hồi hướng công đức này đến cho con quỷ này.
Và sau khi được hồi hướng phước lành thì nó được ăn mía một cách thỏa thích, tức là nó được hưởng vị ngọt của mía một cách thỏa thích và nó thoát khỏi cảnh khổ.
Cho nên chúng ta phải hiểu được giá trị tâm linh là cây mía này phải dâng lên cúng cho người đã mất, chứ không phải là cây mía này để kết nối đón các cụ từ trên trời, hay đón các cụ từ đâu về với gia đình nhà mình.
Thì đấy là quan điểm sai lầm, còn quan điểm dâng cúng mía cho người đã mất là quan điểm đúng.
Thì cũng là việc mua mía về, nhưng chúng ta phải có quan điểm đúng thì quan điểm đúng chính là trí tuệ.
Đầu xuân năm mới mình đã có hiểu biết, có trí tuệ thì trong năm mình sẽ gặp được những việc rõ ràng, rành mạch, không bị người khác, người ta dối trá với mình nhiều.
Thì đúng theo lời Đức Phật dạy là: “Có chính kiến thì sinh ra phúc lành” “mà có sai lầm, tà kiến thì mất phúc.
” Cho nên cũng mong là mùa xuân tới người bán mía thì bán được nhiều mía mà mỗi gia đình đều dâng được mía đến cho gia tiên tiền tổ của mình đúng theo sự thật, chứ không phải là một sự hiểu biết chưa đúng đắn.
Vâng ạ! Hy vọng rằng sau sự chia sẻ của Cô thì các bạn sẽ có những cái nhìn đúng đắn hơn về quan niệm tâm linh trong dịp Tết Nguyên Đán.
Và hi vọng rằng là sau câu trả lời này thì việc thờ cúng trong dịp Tết Nguyên Đán đối với thế giới tâm linh của gia đình sẽ thực sự được lợi ích hơn.
Cháu xin cảm ơn Cô ạ! Cháu xin kính chúc Cô sang năm mới thật nhiều sức khỏe để có thể giúp cho chúng cháu cũng như là khán giả đang xem chương trình có thể giải đáp được những thắc mắc trong cuộc sống cũng như là trong chương trình tu tập ạ! Cháu xin chào Cô ạ.
.