Đầu tư chứng khoán VIETDDKênh cung cấp thông tin & kiến thức chứng khoán PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU MBB Nội dung clip phù hợp với những nhà đầu tư dài hạnKhông có giá trị với nhà đầu tư thích trading T++ Đây là các chỉ số tài chính cơ bản cần quan tâm khi đầu tư một cổ phiếu ngành ngân hàng Một số chỉ số khác như ROE, NIM, tỉ lệ nợ xấu .
.
.
mình sẽ nói ở đoạn sau Các số liệu 2018F và 2019F được mình tổng hợp bởi các báo cáo tại các công ty chứng khoán lớn + kết quả 9 tháng hoạt động của MBB + kinh nghiệm của bản thân Các chỉ số tài chính của MBB theo mình đánh giá là tốt so với ngành ngân hàng.
I.
Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn Tăng trưởng tín dụng của MBB năm 2017 và dự kiến 2018 đều ở mức trần của room tín dụng được Ngân hàng nhà nước cấp.
Năm 2018 cũng mới chỉ có 3 ngân hàng được nới room tin dụng là MBB, TCB và VPB.
Việc nới room tín dụng cho thấy được hoạt động tín dụng của MBB đang phát triển tốt.
Tăng trưởng về huy động của MBB thì lại không cao như tăng trưởng tín dụng, dẫn đến gần đây MBB đang tích cực huy động thêm vốn cấp 2 trên thị trường trái phiếu II.
Tỉ lệ nợ xấu/ Trích lập dự phòng Tỉ lệ nợ xấu của MBB năm 2017 là 1, 2% và dự kiến năm 2018 là 1, 3%.
Vẫn ở mức tương đối an toàn và là 1 trong số những ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất.
Năm 2017, trích lập dự phòng của MBB tăng đột biến ở quý 4 do hoàn thành 100% phần dự phòng cho trái phiếu VAMC.
Vì vậy năm 2018 dự báo trích lập dự phòng cả năm của MBB sẽ thấp hơn năm 2017 (3118 so với 3252).
Tỉ lệ % CP dự phòng/LN trước trích lập dự báo năm 2018 giảm mạnh so với 2017 từ 41% về 29% Tỉ lệ cho vay BĐS của MBB ở mức 2, 5% – tương đối an toàn III.
Hệ số NIM ( Thu nhập lãi thuần/Tài sản sinh lời) Trong số các NHTM thì MBB có hệ số NIM ở mức rất cao.
Hệ số NIM của MBB tăng từ mức 4, 3% năm 2017 lên mức 4, 7% năm 2018 và dự kiến đạt mức 5% năm 2019.
Lý giải cho việc này thì việc tiền gửi không kì hạn của MBB chiếm 41, 3% (cao nhất trong các NHTM) tạo lợi thế lớn cho MBB.
IV.
Phát triển các mảng TC tiêu dùng, Bảo Hiểm, Chứng khoán Dư địa tăng trưởng của MBB được đánh giá rất cao vì không chỉ tăng trưởng tín dụng tốt mà ở các mảng khác MBB cũng đang cho thấy sự tăng trưởng rất tốt.
Lợi nhuận của công ty chứng khoán MBS 9T/2018 tăng gấp hơn 9 lần so với cùng kỳ 2017 Dư nợ của MCredit 9T/2018 tăng 120% so với cùng kỳ.
Mảng bảo hiểm nhân thọ của MBB tăng trưởng cũng rất mạnh trong năm 2018.
Mặc dù phát triển các mảng TC tiêu dùng và bảo hiểm muộn hơn so với thị trường, nhưng MBB lại sở hữu nguồn khách hàng trung thành.
Cho nên dự báo các mảng này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.
V.
Tăng trưởng LN/DT Tổng thu nhập MBB dự kiến tăng trưởng 36% trong năm 2018 và 30% năm 2019.
Việc quản lý hiệu quả chi phí hoạt động và tỉ lệ nợ xấu thấp sẽ giúp cho LNST 2018 của MBB dự kiến tăng trưởng 75% và 2019 tăng trưởng 30%.
Đây là các phương pháp định giá mình thường dùng, các bạn có thể tham khảo.
Để chi tiết ra sẽ mất nhiều thời gian nên mình đưa ra số liệu luôn.
Đây là các sự kiện mình đánh giá ảnh hưởng tới giá MBB trong thời gian gần đây và năm tới.
Các bạn quan tâm có thể note lại tham khảo.
Ngoài ra còn có 1 số tin đồn về MBB.
Tuy nhiên do chưa xác thực nên mình không đưa vào.
Có thể nói qua là các tin đồn đều đang hướng có lợi cho MBB.
Về việc VCB thoái vốn khỏi MBB nhiều bạn hỏi mình nên mình sẽ nói chi tiết hơn.
Đầu tiên là VCB thoái vốn là theo yêu cầu của chính phủ về việc cấm sở hữu chéo các ngân hàng Thứ 2, dù VCB thoái vốn trên sàn nhưng quan sát giao dịch có thể thấy dường như có 1 nhân tố bí ẩn nhận ôm tất cả nên việc thoái vốn khá thuận lợi.
Giá trung bình theo mình theo dõi đến bây giờ thì đâu đó khoảng 21, 7 – 21, 8.
Thứ 3, nhiều bạn nói vì thoái vốn nên đẩy giá lên vài phiên.
Mình giải thích với các bạn như sau, giá thoái gần như đã thỏa thuận giữa 2 bên.
Nếu có nhân tố X ôm vào hơn 50 triệu cổ phiếu ấy thì chắc chắn không phải ôm để nó giảm.
Họ chắc đã tính toán để có lợi ích mới làm.
Phần cuối, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về phương pháp giao dịch mình thường làm.
Phương pháp giao dịch của mình là trước khi mua cổ phiếu mình sẽ tìm 3 điểm hỗ trợ để vào với tỉ lệ 50%-100%-200% + 1 điểm cắt lỗ và các target.
Nếu mới chỉ vào lần 1 mà giá không về những vùng lần 2, 3 thì đa phần là mình sẽ bỏ qua chờ cơ hội khác.
Điểm target mình thường để là các vùng kháng cự.
Tại các điểm đó mình sẽ chốt 1 phần.
Nếu giá giảm thì mình sẽ mua lại tại các hỗ trợ bên dưới.
Nếu giá vượt kháng cự mình cũng sẽ mua lại.
Đây là phương pháp giao dịch của cá nhân mình.
Các bạn nên tham khảo, tuy nhiên đôi lúc cũng có trường hợp đặc biệt cần khéo léo áp dụng (ví dụ thị trường sập, hoặc ngành có tin cực xấu .
.
.
).