Xin trân trọng mến chào quý vị và các bạn đến với kênh YouTube Huế Việt Nam ngày nay đây là cửa Chánh Tây Video này xin mời quý vị và các bạn đi tham quan Huế sau mùa dịch Covid từ cửa Chánh Tây, một đoạn qua đường Thái Phiên đi vào đường Trần Khánh Dư, qua đường Lê Đại Hành và đến đường Trần Văn Kỷ Qua cầu Khánh Ninh bắt qua sông Ngự Hà sau đó chạy một đoạn trên đường Triệu Quang Phục qua Phùng Hưng và kết thúc tại lầu Tứ Phương vô sự Đây chính là đường Thái Phiên, gần vị trí cửa Chánh Tây mà chúng ta vừa thấy Sau mùa dịch bệnh, chúng ta thấy đường phố Huế trở nên sạch hơn Thái Phiên là con đường khá rộng so với các con đường khác bên trong Thành Nội Bên trong con đường này có nhiều quán ăn, nhà hàng, quán nhậu cà phê và các món ăn vặt một số món ăn dễ nhớ như là vịt quay Lạng Sơn ở địa chỉ 20 Thái Phiên Bún chả cá Đà Nẵng 74 Thái Phiên và bún riêu cua Phương Nhi Tuy nhiên, vừa rồi chúng ta không đi thẳng đường Thái Phiên, mà chúng ta rẽ vào đường Trần Khánh Dư Tất cả tuyến đường mà chúng ta đi qua điều nằm trong Thành Nội Trần Khánh Dư hiệu là Nhân Huệ Vương là một chính khách, nhà quân sự Đại Việt dưới thời đại Nhà Trần Con đường này không có nhiều quán sá Huế Việt Nam ngày nay có tham khảo một số bản đồ cũ Tuy nhiên các bản đồ đó không thấy có đường Trần Khánh Dư, đường Lê Đại Hành nhưng đường Thái Phiên trước đây cũng chính là Thái Phiên Một điều đặc biệt khi chúng ta đi dạo trên những con đường của thành phố Huế Đó là những màu xanh trải dài với những hàng cây tạo bóng mát hai bên đường tạo nên một cái nét thân thương thêm dịu cổ kính cho một Huế đầy yêu thương Và chắc chắn rằng với những người yêu Huế thì ai cũng biết trong Thành Nội là một vùng đất được bao bọc bởi một lớp Kinh thành Huế với tổng chiều dài gần 10km một vùng đất có diện tích khoảng 500 hecta được tạo nên từ thời vua từ thời vua Gia Long năm 1805 Quý vị đang xem video từ kênh YouTube của Việt Nam ngày nay vui lòng giúp kênh phát triển bằng cách bấm like cho video, bấm đăng ký đồng thời rung chuông Xin cảm ơn quý vị.
Bây giờ, chúng ta đi qua đường Lê Đại Hành.
Con đường này cũng nằm sát bên trái chợ Tây Lộc Lê Đại Hành tên húy là Lê Toàn là một vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê, nước Đại Cồ Việt trị vì nước Đại Cồ Việt trong vòng 24 năm từ năm 980 đến năm 1005 Đường Lê Đại Hành không có nhiều quán sá, chủ yếu là các hàng quán ăn vặt nhỏ Tuy nhiên cũng có nhiều hộ kinh doanh các mặt hàng gia dụng khác Quý vị và các bạn đang xem video từ kênh YouTube Huế Việt Nam ngày nay để không bỏ lỡ các video mà cần tải lên, hãy bấm đăng ký, rung chuông Xin cảm ơn quý vị.
Vị trí này là ngã ba giao nhau giữa đường Lê Đại Hành và đường Đạm Phương ngay góc của chợ Tây Lộc Chợ Tây Lộc nằm ở bên tay phải Đây là ngã tư giao nhau giữa đường Lê Đại Hành và đường Nguyễn Trãi Đằng xa, chúng ta thấy có một ngôi nhà bỏ hoang cụ thể là một cái nhà kho trước đây kho lương thực đang bị bỏ hoang Tòa nhà màu vàng ở phía bên tay phải là trụ sở của Ủy ban nhân dân phường Tây Lộc trước mặt là một công viên Tại ngã ba này, đây là nơi giao nhau giữa tường Lê Đại Hành và Trần Văn Kỷ điểm kết thúc của đường Lê Đại Hành bây giờ chúng ta rẽ qua đường Trần Văn Kỷ, con đường song song với sông Ngự Hà phía bên kia sông Ngự Hà là đường Phùng Hưng bên kia có các trường đại học lớn trường Đại học Kinh tế Đại học Nông Lâm Huế Trần Văn Kỷ còn có tên là Trần Chánh Kỷ, là một công thần dưới triều Tây Sơn và là bậc danh sĩ ở Hà Nam Việt Nam Trên đường Trần Văn Kỷ này cũng có nhiều nhà hàng đặc biệt vào chiều chiều chúng ta đi dọc đường Trần Văn Kỷ, chúng ta sẽ thấy bà con đặt bàn ghế ngồi dọc bờ sông nhâm nhi các ly bia, dĩa mồi rất là thú vị Thỉnh thoảng chúng ta cũng thấy bà con thư giãn, câu cá trên dòng sông Ngự Hà Và trên đường Trần Văn Kỷ cũng có các quán cà phê nhìn ra sông Ngự Hà cũng rất là lãng mạn, trữ tình Sông Ngự Hà là một con sông đào từ thời vua Gia Long năm 1805 Vua cho đào từ một nhánh chảy từ sông Hương vào sau khi đào xong, thì sông dài khoảng 3.
700 m rộng từ 44 đến 85 m nối từ sông Kẻ Vạn đến sông Đông Ba Sông Ngự Hà được đào nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa vào trong nội thành Đây là cầu Khánh Ninh, một cây cầu bắt qua sông Ngự Hà Chúng ta đang rẽ vào đường Triệu Quang Phục Triệu Quang Phục tức là vua Triệu Việt Vương là một vị vua của Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571 ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân Rẽ qua đường Phùng Hưng Phùng Hưng tự là Công Phấn hiệu Đô Quân là lãnh tụ một cuộc nổi dậy chống lại sự đô hộ của nhà Đường thời Bắc thuộc lần thứ 3 trong lịch sử Việt Nam Đây là nơi giao nhau giữa đường Phùng Hưng và đường Đặng Thái Thân Phía trước của chúng ta là lầu Tứ Phương vô sự Lầu Tứ Phương vô sự là công trình kiến trúc 2 tầng nằm trên Đài Bắc Khuyết của Hoàng thành Huế lầu Tứ Phương vô sự được xây dựng và khánh thành vào năm 1923 để chuẩn bị cho lễ mừng thọ tứ tuần đại khánh tiết của vua Khải Định vào năm 1924 sau đó lầu Tứ Phương vô sự trở thành nơi cho nhà vua và hoàng gia hóng mát cũng là nơi học tập hàng ngày của các vị hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối triều Nguyễn Đến đây kênh YouTube HVNNN xin trân trọng cám ơn quý vị và các bạn đã theo dõi video chúng ta đi tham quan một số tuyến đường trong thành nội Huế Quý vị và các bạn không quên like cho video, cũng như bấm đăng ký để theo dõi các video khác mà kênh tải lên.
Đồng thời nhấn chuông thông báo, cũng như chia sẻ video đến với người thân bạn bè tạo niềm vui, đồng thời đi tham quan du lịch Huế.
Xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn ở các video tiếp theo.
Trân trọng.
.