[Fair trade – Thương mại công bằng có công bằng không?][Ku Búa @ Cafe Ku Búa] Là một phần của Everyday Economics, chúng tôi kêu bạn hãy nói cho chúng tôi biết các chủ đề gì các bạn muốn chúng tôi đề cập đến.
Các bạn đã bầu chọn, từ vòng trước, sự gợi ý đứng thứ nhì đến từ Elizabeth, cô hỏi, “Làm sao mà việc mua hàng hóa giao thương công bằng (fair trade) ảnh hưởng đến lương ở các nước đang phát triển?” Đó là một câu hỏi rất hay.
Fair trade – giao thương công bằng – là một trong những hoạt động nhắm đến gia tăng tiêu chuẩn sống ở những nước nghèo nhất.
Cho nên hãy nói về những chủ đề đó rộng hơn nữa.
Quan trọng nhất, rất quan trọng để nhớ rằng, mặc dù điều kiện làm việc ở các nước nghèo rất tệ từ góc nhìn Phương Tây, các việc làm chúng ta có thể phản đối đều được tự nguyện lựa chọn bởi những công nhân trong các nước đó.
Công việc nhà máy tồi tệ đó là sự lựa chọn tốt nhất đối với con người.
Khi việc làm đó biến mất, thì người nông dân nghèo đó phải chọn sự lựa chọn tốt thứ hai, một công việc mà anh ta cho rằng tồi tệ hơn công việc nhà máy tồi tệ kia.
Trong khi chúng ta có thể nghĩ rằng điều kiện làm việc đó là không thể chấp nhận được, đó là bởi vì chúng ta bây giờ có những lựa chọn tốt hơn.
Nếu mục đích của chúng ta là để giúp người công nhân đó, chắc chắn rằng chúng ta không muốn tiêu diệt việc làm đó.
Vậy hãy nhìn Fair Trade – giao thương công bằng.
Để sử dụng nhãn hiệu Fair Trade, một doanh nghiệp phải chấp hành những tiêu chuẩn và yêu cầu xác nhận của một số tổ chức giao thương công bằng.
Quan trọng nhất, những nhà sản xuất lớn và những nhà sản xuất ở các nước giàu có hơn có điều kiện hơn để đáp ứng những yêu cầu về giao thương công bằng.
Để ví dụ, cà phê giao thương công bằng đến từ những nước giàu có hơn như Costa Rica thay vì những nước nghèo nhất như Ethiopia.
Cho nên bằng cách lựa chọn cà phê công bằng, bạn lựa chọn việc không mua từ những nước sản xuất nghèo nhất.
Liệu đó có công bằng không? Còn những công nhân có thể sản xuất cà phê công bằng.
Liệu lương của họ có được cải thiện không? Các nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng kết luận nào cho thấy các công nhân “fair trade” nhận được bất cứ mức lương nào cao hơn.
Những nghiên cứu đó cho thấy rằng những nhà bán lẻ chiếm đa phần của số tiền được trả cho cà phê công bằng.
Cho nên để trả lời câu hỏi kia.
Nhãn hiệu Fair Trade làm suy giảm nhu cầu cho cà phê sản xuất bởi những công nhân nghèo nhất, và cho nên nó ép nhiều công nhân đó vào những công việc tồi tệ hơn so với khi không có giao thương công bằng, và đối với những công nhân mà có thể sản xuất cà phê công bằng, thì số tiền thêm đó không về tay họ thông qua chuỗi cung ứng.
Vậy thì điều gì có thể giúp người công nhân nghèo? Trước tiên, sự cạnh tranh cho lao động là chìa khóa để tăng lương.
Cho nên thay vì làm thu hẹp sự lựa chọn công việc, vốn là một tác động của chính sách giao thương công bằng, thì sẽ hợp lý hơn để chúng ta kêu gọi những hành động tối đa hóa sự lựa chọn công việc cho những công nhân nghèo.
Đương nhiên không có một nhà tuyển dụng nào sẽ trả bất cứ công nhân nào nhiều hơn giá trị mà công nhân đó có thể sản xuất.
Cho nên, trong khi sự cạnh tranh là cần thiết, làm gia tăng năng suất lao động mà cách chính để đạt được lương cao.
Và bây giờ chúng ta làm gì? Trả lời câu hỏi đó là một phần của kinh tế học, kinh tế học phát triển, vốn khám phá vì sao vài đất nước lại giàu trong khi những nước khác vẫn nghèo.
Xin hãy vào trang Marginal Revolution để tìm hiểu thêm.
[Ku Búa @ Cafe Ku Búa] Bạn có thể ủng hộ qua Paypal donatekubua@gmail.
com hoặc góp $1/tháng qua Patreon Cafe Ku Búa tại Patreon.
com/cafekubua.