Trung Quốc và Ấn Độ choảng nhau vì tranh chấp biên giới.
Và Đài Loan có thể trở thành miếng mồi mặc cả.
Chào mừng trở lại với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Chris Chappell.
Trong khi thế giới đang phân tâm vì đại dịch Corona, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu kiểm tra giới hạn chịu đựng của nước khác trong tranh chấp lãnh thổ với các hàng xóm trên Biển Đông, với Đài Loan, với Nhật Bản, và giờ là với Ấn Độ.
Hôm 10/5, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ ở phía Bắc Sikkim.
Đó là màn lộn xộn giữa 150 người lính vừa ẩu đả vừa ném đá.
11 lính đã bị thương.
Tại sao? Vì họ ném đá vào nhau.
Tôi không biết người lớn còn chơi trò này đấy.
Nhưng đó thực ra là lần căng thẳng thứ hai diễn ra giữa lính Trung Quốc và Ấn Độ trong chưa đầy 1 tuần.
Đêm ngày 5/5, 250 lính đã đụng độ ở phía Đông Ladakh gần Hồ Pangong.
Tức là ít nhất 400 lính Trung Quốc và Ấn Độ đã tham gia vào hai cuộc giao tranh nhỏ khác nhau trong tháng này.
Những lần tranh chấp tay chân giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc kiểu này diễn ra thường xuyên hơn bạn tưởng.
Trung Quốc và Ấn Độ đã triển khai một cuộc chiến toàn diện vì tranh chấp lãnh thổ hồi năm 1962.
Còn hiện nay, “hai bên đều chọn cách tăng cường hiện diện lâu dài của các lực lượng vũ trang trong thời điểm hiện tại.
” Điểm này có thể gợi nhớ lại vụ xung đột biên giới tương tự diễn ra năm 2017 khi PLA quấy rối quân Ấn Độ gần khu vực tranh chấp.
“Camera đã quay được cảnh lính Trung Quốc xô đẩy với lính Ấn Độ.
Sự việc diễn ra vào tuần thứ 2 của tháng 6 tại khu vực Sikkim.
” Vụ đó đã dẫn đến căng thẳng dài một tháng.
Nhưng lần này, cả hai bên đều cố gắng hạ nhiệt bất đồng.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói “Trung Quốc và Ấn Độ duy trì trao đổi và hợp tác gần gũi giải quyết vấn đề biên giới trong khuôn khổ các kênh hiện có.
” Trong khi đó, một tướng cấp cao của Ấn Độ nói “Mặc dù tình hình biên giới phía Bắc đáng lo ngại, tôi sẽ không gọi đó là giao tranh nhỏ, mà sẽ gọi nó là tranh luận, và những tranh luận kiểu này đã từng diễn ra trong quá khứ, chẳng có gì mới cả.
” Vâng, Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh luận.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ra sức đóng hộp Ấn Độ.
Họ kiểm soát một cảng ở Sri Lanka mà một ngày nào đó có thể biến thành một cảng hải quân.
Họ cũng giúp đối địch của Ấn Độ là Pakistan xây một cảng khác sau này cũng có thể trở thành một cảng hải quân.
Họ cũng đang rắp tâm can thiệp chính trị vào một số quốc gia có chung biên giới với Ấn Độ như Nepal, Bhutan và Myanmar.
Xét sự hung hăng mà chính quyền Trung Quốc đang thể hiện với tất cả các nước láng giềng, tại sao vụ ẩu đả biên giới mới nhất này lại bị xem là không có gì đáng ngại? Có thể là vì Ấn Độ vẫn đang phân vân chưa biết nên bắt tay với Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Ấn Độ có lợi thế mặc cả với cả hai nước trên.
Và giờ họ lại có một con bài mặc cả bất ngờ khác là Đài Loan.
“Ấn Độ, dự kiến sẽ được tiến cử cho vị trí chủ tịch tiếp theo của cơ quan có quyền quyết định tại Tổ chức Y tế Thế giới vào tháng 5, đang đối diện một lựa chọn quan trọng là liệu nên ủng hộ động thái của Hoa Kỳ nhằm tái lập trạng thái quan sát viên của Đài Loan tại Hội đồng Y Tế Thế giới hay ủng hộ Trung Quốc phản đối điều đó”.
Và những vụ động chạm nhỏ tại khu vực biên giới tranh chấp của Trung Quốc có thể là một lời nhắn nhẹ tới Ấn Độ rằng quân đội Trung Quốc đang sẵn sàng chiến đấu.
Trong trường hợp Ấn Độ quyết định ủng hộ Đài Loan.
Hoặc đó chỉ là vài lính Trung Quốc tự dưng thích ném đá thôi.
Nhưng nếu Ấn Độ cảm thấy phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ, thì lựa chọn quá rõ ràng, tôi hy vọng vậy.
Một bên chia sẻ các giá trị dân chủ với Ấn Độ, một bên là một chế độ độc tài nổi tiếng thất hứa trong lịch sử.
Ấn Độ không nên chấp nhận hiện trạng khi mà những màn “tranh luận” thường xuyên là không gì mới.
Nhân tiện, kể từ lần “tranh luận” gần nhất, người ta đã thấy máy bay trực thăng Trung Quốc lượn lờ dọc biên giới.
Và chiến cơ Ấn Độ cũng đangđược triển khai tới biên giới.
Có gì đó mách bảo tôi nên lưu hình minh họa này lại để dùng trong tương lai.
Và giờ là lúc tôi trả lời câu hỏi từ các bạn đội quân 50 cent trung thành những fan đã ủng hộ kênh qua trang gây quỹ Patreon.
Hydrogen One hỏi: “Anh nghĩ gì về việc Trung Cộng lấy/ăn cắp các nghiên cứu vắc xin trên toàn cầu để tạo ra vắc xin rồi dùng nó làm công cụ mặc cả?” À, hỏi hay lắm.
Như thể làm bùng phát một đại dịch chết người trên toàn cầu là chưa đủ, Đảng Cộng sản Trung Quốc giờ đang bị cáo buộc ăn trộm dữ liệu nghiên cứu và vắc xin trị Corona.
Tuyên bố này do FBI và Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở Hạ tầng đưa ra.
Họ không cung cấp nhiều bằng chứng nhưng nghe thì chắc chắn phù hợpvới phong cách của Trung Cộng.
Các nước trên thế giới đã phải đóng cửa nền kinh tế vì virus Corona.
Ngay cả khi một số nước bắt đầu mở cửa trở lại, người ta vẫn e ngại rằng mở cửa sẽ chỉ dẫn đến một làn sóng lây nhiễm chết người thứ hai.
Nên nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được vắc xin duy nhất trị virus Corona trong tay, nó sẽ có thể bắt cả thế giới làm con tin vì nền kinh tế toàn thế giới lúc đó sẽ nguy ngập.
Và có thể lúc đó, các nước sẽ không còn hăng hái điều tra nguồn gốc virus Corona hay kéo chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc nữa.
Đảng Cộng sản Trung Quốc căn bản đang rắp tâm biến virus Corona thành vũ khí để chống lại phần còn lại của thế giới.
Tôi hy vọng nó sẽ không thành công.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Và với tất cả khán giả đang theo dõi, nếu bạn muốn chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc và kiểm duyệt của YouTube, hãy xem xét gia nhập đội quân 50 cent của kênh.
Bạn sẽ có cơ hội đặt câu hỏi cho tôi trên chương trình và còn một số ưu đãi thú vị khác.
Hãy truy cập patreon.
com/chinauncensored để tìm hiểu thêm.
Nhớ đăng ký và kiểm tra tập mới mỗi thứ Hai, Tư, Sáu, và Bảy hàng tuần vì YouTube không phải lúc nào cũng gửi thông báo tập mới đâu.
Một lần nữa tôi là Chris Chappell, hẹn gặp lại.
.