Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này.
Đây.
.
.
không phải là người mà bạn nghĩ.
Chào mừng đến với Trung QuốcKhông Kiểm Duyệt.
Tôi là Chris Chappell.
Nào, chúng ta hãy cùng chơi trò chơi nhé? Bạn nghĩ.
.
đây là ai? Nếu bạn nói đó là Michael Jordan.
.
.
thì bạn đã sai! Đó là.
.
Qiaodan [Kiều Đan].
Hay đúng hơn thì đó là logo của một nhãn hiệu đồ thể thao Trung Quốc có tên Kiều Đan.
Mà nó chẳng hề liên quan gì tới Michael Jordan cả.
Ngoại trừ.
.
.
một vài vụ kiện.
Bạn biết đấy, Michael Jordan từng là siêu sao tại Trung Quốc kể từ những năm 80.
Trong tiếng Trung, tên của anh được phiên âm thành.
.
Kiều Đan.
Nhưng, việc một công ty Trung Quốc sử dụng hình dáng của một cầu thủ bóng rổ, bán những chiếc áo jersey mang số 23, và dùng một cái tên có liên quan đến Michael Jordan trong suốt 3 thập kỷ, thì đâu thể nào vì lý do ấy mà bảo họ vi phạm thương hiệu được.
Michael Jordan tuy nhiên.
.
lại không đồng ý.
Năm 2012, anh đã đệ đơn kiện công ty Kiều Đan vì đã xâm phạm thương hiệu Air Jordan của cá nhân anh, vốn là một phần của Nike.
Điều này rõ là bất công bởi vì Kiều Đan là một công ty lớn đáng kính trọng với hơn 5.
700 cửa hàng trên khắp Trung Quốc và có doanh thu 276 triệu đô la trong năm đó.
May thay, Kiều Đan đã có tuyến phòng thủ pháp lý rắn như đá.
Thứ nhất, tên của Michael Jordan rõ ràng là Michael Jordan, không phải Kiều Đan.
Thứ hai, có những người Trung Quốc mang tên Kiều Đan, chính xác là 4.
600 người.
Vậy ý tôi là, rất có thể là ai đó trong số những người chơi bóng rổ nổi tiếng tại Trung Quốc có tên Kiều Đan.
Và thứ 3, Micheal Jordan thậm chí còn chẳng sống tại Trung Quốc.
Thế thì anh ta lấy đâu ra cơ sở để kiện một công ty Trung Quốc cơ chứ? Tòa án hiển nhiên.
.
.
phán quyết có lợi cho Kiều Đan.
Và rồi, Kiều Đan kiện ngược lại Michael Jordan.
.
.
vì làm họ thiệt hại kinh doanh.
Họ nói, vụ kiện của anh cản trở việc họ phát hành cổ phiếu ra công chúng vào năm 2013.
Họ buộc tội Michael Jordan về việc có các động cơ ngầm, rằng: “Nó không còn liên quan gì tới vấn đề công bằng hay công lý; Nó đã trở thành nhữngthủ đoạn kinh doanh xấu xa.
” Dù sao, sau khi thua vụ kiện đầu tiên, Michael Jordan đã kháng cáo lên Tòa án Nhân dân Cấp cao Thành phố Bắc Kinh.
Nhưng.
.
họ cũng chẳng mấy ấn tượng với “thủ đoạn kinh doanh xấu xa” của anh.
Tháng 6 năm 2015, họ ra phán quyết chống lại Jordan.
Tòa khẳng định trong phán quyết rằng: “Hình ảnh của thương hiệu bị tranh chấp là ảnh một người được thiết kế mờ ảo, không thể hiện rõ ràng được diện mạo chính của nhân vật.
Công chúng khó mà nhận ra được hình ảnh đó là Michael Jordan.
” Giờ thì tôi cũng hoàn toàn đồng tình với phán quyết này.
Tôi quyết định đem bức ảnh này đi hỏi công chúng, cho chắc ấy mà.
– Ai đây ạ?- Michael Jordan.
.
.
– Tôi không còn quan tâm đến bóng rổ nhưng theo tôi thì đây là Michael Jordan, cảm nhận ban đầu là thế.
– Trông giống Jordan.
” – Michael Jordan.
– Jordan, Michael Jordan ư? – Cô thấy gì trong ảnh này? – Michael Jordan! – Jordan.
Michael Jordan! – Michael Jordan, dĩ nhiên! – 23 à? – Michael Jordan? Thấy chưa? Điều này chứng minh sự thiếu hiểu biết của dân chúng Mỹ! Và.
.
.
những người Châu Âu.
.
.
cả cô du khách đến từ Trung Quốc nữa.
Nhưng, không chỉ có lập luận pháp lý mong manh mà Michael Jordan còn không hiểu được nguyên tắc pháp lý cơ bản nhất của Trung Quốc.
Một tòa án Trung Quốc.
.
.
sẽ gần như không bao giờ đứng về phía một công ty phương Tây để chống lại một công ty Trung Quốc.
Và nếu bạn nghĩ toàn bộ chuyện này thật điên rồ, rằng Trung Quốc chẳng hề thượng tôn pháp luật, chẳng tôn trọng thương hiệu gì cả, thì thật ra bạn đã nhầm.
Những gì mà công ty Kiều Đan làm đều hợp pháp tại Trung Quốc.
Đây có lẽ là điều khó hiểu đối với các khán giả người Mỹ.
Nước Mỹ áp dụng hệ thống thương hiệu “sử dụng đầu tiên” Nghĩa là, người đầu tiên sử dụng một thương hiệu thì có quyền đối với thương hiệu đó.
Nhưng Trung Quốc có hệ thống “đăng ký đầu tiên” Nghĩa là, ai đăng ký thương hiệu đầu tiên thì người ấy có quyền.
Và vì công ty Kiều Đan đã nộp đơn trước.
.
.
nên họ sở hữu nó.
Đó là luật.
Nhiều nước khác như Pháp và Đức cũng dùng hệ thống đăng ký bản quyền đầu tiên.
Nhưng, Trung Quốc thì khác thường và vì vậy đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ trục lợi thương hiệu.
Có những người hoặc công ty đã đăng ký thương hiệu với hi vọng sau này công ty nước ngoài phải trả tiền cho họ để mua lại.
Một số kẻ trục lợi đã đăng ký hàng trăm thương hiệu.
Khi Apple muốn sử dụng tên iPad tại Trung Quốc.
Họ phát hiện rằng nó đã bị đăng ký thương hiệu bởi công ty công nghệ Proview tại Thâm Quyến.
Trong quá trình tranh chấp, Proview yêu cầu hải quan Trung Quốc chặn tất cả các lô hàng iPad của Apple ra và vào Trung Quốc.
Apple cuối cùng phải trả 60 triệu đô la để giải quyết vụ việc.
Nên, kinh nghiệm nhớ đời là: Hãy đăng ký thương hiệu của bạn ở Trung Quốc càng sớm càng tốt.
Tất nhiên, ngay cả khi bạn có được thương hiệu, cũng không có nghĩa việc này sẽ không xảy ra.
Vậy bạn nghĩ gì về luật thương hiệu của Trung Quốc? Và bạn có đồng ý rằng bức hình này có thể là bất kỳ ai? Hãy để lại bình luận bên dưới và dành chút thời gian để đăng ký xem kênh này nếu chẳng may bạn chưa đăng ký nhé.
Một lần nữa, tôi là Chris Chappell.
Hẹn gặp lại.
.