Có một Phật tử nick Facebook là Nguyễn Trọng ở Hà Nội, hỏi rằng: “Kính bạch Thầy!” “Gia đình con có lập bàn thờ Phật” “và bàn thờ gia tiên chung với nhau.
” “Trước đây, do chưa đủ điều kiện” “nên bàn thờ nhà con khá đơn giản, ” “chất liệu gỗ thường.
” “Nay con muốn đổi bàn thờ” “với kiểu dáng đẹp hơn, chất liệu tốt hơn.
” “Con xin hỏi việc này có ảnh hưởng gì về mặt tâm linh không ạ?” “Nếu thay đổi được, ” “bàn thờ cũ nên xử lý như thế nào là phù hợp nhất?” “Con xin tri ân công đức của Thầy!” Kính thưa đại chúng! Bạn Nguyễn Trọng này hỏi về việc là thay bàn thờ.
Bàn thờ cũ thay bàn thờ mới thì có ảnh hưởng gì về mặt tâm linh không? Thứ hai là cái bàn thờ cũ đấy thay rồi thì xử lý thế nào? Đây cũng là câu hỏi của rất nhiều Phật tử và kể cả không phải Phật tử cũng hỏi.
Kính thưa đại chúng! Chúng ta phải hiểu thế này: Cái việc thờ phụng nghĩa là gì? Thờ phụng là bày tỏ lòng thành kính, lòng nhớ thương, đền ơn đáp nghĩa là chúng ta mới thờ phụng.
Không ai đi thờ phụng người xấu xa, tội lỗi cả.
Chúng ta thờ cha, thờ mẹ, thờ ông bà là chúng ta kính ơn, tri ơn người đã sinh thành, dưỡng dục ta.
Chúng ta thờ những vị có công với đất nước, vì họ đã đem lại cho chúng ta đất nước tốt đẹp này, hay thờ các anh hùng liệt sỹ cũng thế.
Hay những người, những danh nhân, người ta là những người cao quý, chúng ta kính trọng, chúng ta cũng có thể thờ.
Vậy thì bản chất của sự thờ phụng đó chính là gì? Là bày tỏ sự kính trọng, sự tôn kính, yêu quý, biết ơn với đối tượng mà mình thờ.
Cho nên, điều rất quan trọng trong thờ phụng về mặt tâm là tâm chúng ta phải thành kính, biết ơn.
Cái bàn thờ, cái nhang án, cái điện thờ đi chăng nữa, cũng chỉ là hiện tướng của tâm thành kính của chúng ta, và biết ơn của chúng ta, yêu quý của chúng ta thôi.
Tâm là như thế! Còn hình thức thể hiện thì chúng ta phải làm sao? Chúng ta thể hiện sự thành kính biết ơn, yêu quý đấy thì chúng ta phải ra cái hiện tướng.
Chúng ta lập ban thờ hay cái phòng thờ, chúng ta phải chọn ở chỗ trang trọng nhất trong nhà, trong chỗ ở của chúng ta.
Cái chỗ mình cho là tâm linh, là linh thiêng nhất đó.
Phải không? Chứ không ai lại đặt bàn thờ mà ngay bên nhà vệ sinh, ngay chuồng lợn.
Không ai làm thế cả.
Ngay chỗ tắm rửa, không ai làm thế.
Phải chọn chỗ nào mà mình thấy là trang trọng nhất , kính trọng nhất mình thờ.
Cái nguyên lý của thờ phụng là như vậy.
Thế thì Phật tử này, bây giờ muốn đổi bàn thờ cũ để thay bằng bàn thờ mới thì việc này có được không? Kính thưa đại chúng, hoàn toàn là được.
Và như vậy là thể hiện tâm mình thành kính, yêu quý.
Ở đây, nếu là gia tiên là mình thành kính với gia tiên, mình rất là kính trọng tiên tổ.
Khi xưa mình nghèo thì mình thờ bàn thờ đơn giản, xấu thôi.
Bây giờ có điều kiện, làm bàn thờ tốt đẹp, cái bát hương đẹp; cái chuyện đó là rất bình thường và tốt.
Phải không? Chúng ta sợ nhất là mình thì ở chỗ thật tốt đẹp, giường ngủ mình như của ông hoàng, bà chúa; mà cái bàn thờ thì mốc meo, gỗ mọt hết rồi không thay cho các cụ, mới là có lỗi.
Chứ còn mình mà lo chỗ thờ phụng cho tốt thì đấy là tốt, đấy là tâm thành kính là tốt.
Và Thầy tin ở thế giới tâm linh thì các cụ gia tiên, tiền tổ cũng sẽ biết và chẳng phải thế thôi, thổ thần, thổ địa nhà mình người ta cũng biết: ông này hiếu kính với gia tiên.
Cái đó là điều tốt và mình hoàn toàn có quyền thay một cách bình thường.
Nhiều quý vị thì rất sợ, cứ nói đến cái gì thờ phụng là không dám đụng vào.
Bát hương không dám sờ vào, không dám di chuyển, không dám lau chùi, phải đợi đến 23 tháng Chạp mới dám lau.
Chân nhang cũng không dám tỉa, đợi đến ngày ông Công, ông Táo đấy mới dám tỉa.
Phải không? Bàn thờ cứ để thế quanh năm bụi mốc, sợ lau chùi, bảo lau vào là bị các cụ quở phạt.
Không phải.
Nghe không? Ví dụ: Bây giờ mình đây, mình mà chết thành một vong linh mà thấy con cháu để bàn thờ mình bẩn thỉu, mạng nhện như thế thì mình buồn hay vui hả đại chúng? Mình đâu có vui được, đúng không? Con cháu chăm chút hương khói, bàn thờ sạch sẽ; mình vui chứ, gọi là hương, đèn ấm cúng ban thờ.
Nhà nào có ban thờ mà con cháu chịu khó bao sái, lau chùi, hương khói; nó có linh khí, tốt lên.
Thế cho nên, việc Phật tử thay bàn thờ là hoàn toàn được và tốt đẹp với tâm mình thành kính.
Không có điều gì lo ngại cả và chắc chắn gia tiên, tiền tổ biết được tâm hiếu kính của mình, tâm mà tôn kính như thế thì các vị cũng sẽ hoan hỷ.
Mà các vị hoan hỷ là mình có phước, là mình sẽ được tốt.
Nghe không? Sợ nhất là mình bất hiếu, bất kính; chứ mình kính hiếu thì là tốt.
Thế đấy, vậy là quý vị có thể thay bàn thờ một cách bình thường.
Thắp nén hương lên bạch với các cụ: “Hôm nay con đủ tiền, con sắm được cái bàn thờ mới, ” “con thay bàn thờ mới cho các cụ.
” “Các cụ hoan hỷ chứng lòng cho con.
” Bạch xong như vậy rồi thì bê bát hương xuống, thay cái bàn thờ đấy, cho bàn thờ mới vào, đặt lên bình thường.
Kể cả thay bát nhang cũng thế, không có vấn đề gì cả, không sợ.
Các đồ thờ trên đấy, mình có thể thay bình thường, nhé.
Chỉ sợ nhất là mình bất kính, đập, quăng bàn thờ đi, phá bàn thờ đi.
Vừa rồi, Thầy có nghe một số vị mà đi theo mấy đạo, đi theo Hội Thánh Đức Chúa Trời, Pháp Luân Công về, rồi là đem vứt bỏ hết bàn thờ, đập phá không thương tiếc luôn.
Kể cả tượng Phật, tượng các vị Bồ Tát, Hộ Pháp đem xuống đập đi luôn, vứt luôn, chà đạp luôn.
Cái đấy là tội, là quả báo đấy, thưa đại chúng.
Rất nguy hiểm! Những đồ thờ kính mà chúng ta với ác tâm bất thiện, chúng ta hành xử, chúng ta cũng đều bị quả xấu cả đấy.
Bức tranh, ảnh thờ cho đến ảnh của những bậc lãnh tụ, vĩ nhân mà dân tộc cung kính, chúng ta đem xuống, chúng ta giẫm đạp lên chúng ta cũng bị tổn phước báu cơ mà.
Không phải chuyện thường đâu.
Trong chùa mình cũng thế, những cái đồ thờ kính là kính quý, chúng ta muốn bỏ, chúng ta phải bỏ đúng chỗ; chứ không phải vứt bừa bãi, nhé.
Đấy, thế thì Thầy nói để cho các quý vị biết.
Đối với những chỗ, những vật mình đã thờ kính thì mình cũng thế, có cách hành xử đúng với tâm cung kính, với tâm biết ơn thì nó đều tốt.
Còn chúng ta với tâm bất kính, bất thiện thì chúng ta sẽ bị tổn phước báu.
Thế còn bàn thờ cũ thì xử lý thế nào? Cũng nhiều vị thì đem cái bàn thờ, cái đồ thờ khi mình thay rồi đấy, đem quăng xuống sông, vứt ra ngoài biển.
Nghe không? Cái đó là hoàn toàn không nên.
Cái đó vừa ô nhiễm môi trường, vừa không có văn hóa, không nên.
Có nhiều người bảo vứt bát hương xuống sông cho nó mát.
Không phải, cái chuyện đó không mát gì cả.
Nghe không? Thế thì ở đây Thầy nói là những đồ thờ đó, kể cả ban thờ, cho đến bát hương; chúng ta hoàn toàn có thể cho lại, biếu tặng lại người khác.
Và kể cả là chúng ta bán cho người khác cũng không sao.
Nếu bát hương của mình, bàn thờ còn rất đẹp, rất giá trị, có thể bán, nếu ai muốn mua.
Không có tội gì cả, hoàn toàn bình thường.
Thế còn nếu mà không cho ai được nữa, không dùng vào việc gì nữa thì ta có thể tháo ra, ta dùng vào việc khác, ta đóng cái bàn, cái ghế có thể được hết; không vấn đề gì cả nhé, đại chúng.
Đó là vật bình thường thôi.
Đấy, Thầy xin trả lời bạn Nguyễn Trọng về việc thay bàn thờ.
Nếu chúng ta với tâm thành kính gia tiên, thành kính với thần linh, với thần Phật chúng ta thờ, thay cái bàn thờ mới, tốt đẹp; việc đó là việc tốt, nên làm, không có tội lỗi gì, chúng ta thêm phước báu nhé.
.