“Thưa cô.
” “Chúng cháu mới thành lập doanh nghiệp.
” “Đầu xuân năm mới, ” “chúng cháu nên cúng khấn, cầu lễ” “và làm gì để được tốt ạ?” Kính thưa các bạn.
Tôi xin trả lời theo lời Phật dạy về nhân, về quả.
Các bạn đã có doanh nghiệp, tức là các bạn đã có phúc lành thì các bạn mới thành lập được doanh nghiệp.
Bây giờ chúng ta phải tìm hiểu xem doanh nghiệp của chúng ta cần những phúc gì để cho chúng ta có thể phát triển được, thì chúng ta mới có thể biết cách tạo nhân mới để chúng ta làm tốt việc này.
Cũng như là người trồng cây, khi trồng cây thì người ta phải nghiên cứu xem cây này sẽ thích hợp với loại phân bón gì? Thời điểm chăm bón ra sao? Tức là phải biết được như thế thì đến lúc cuối cùng chúng ta làm đến, chúng ta mới có được kết quả là ra hoa, kết trái mà đậu được.
Ở đây cũng thế, chúng ta muốn có quả thì chúng ta phải tìm hiểu xem nhân của nó là gì, duyên của nó là gì? Các bạn đã có nhân là các bạn đã thành lập được doanh nghiệp.
Tức là các bạn đã có phúc báo rồi.
Giờ chúng ta chỉ cần tạo thêm các duyên mới để việc này phát triển đi lên.
Thứ nhất, trong doanh nghiệp, các bạn muốn cho thương hiệu của mình được tốt tức là phải có uy tín.
Nên đầu tiên các bạn phải tu thứ nhất là về uy tín không bị giảm.
Thứ hai, muốn có uy tín tốt thì nhân viên phải trung thành.
Phải trung thành thì chúng ta mới giữ được uy tín.
Nếu nhân viên không trung thành, không một lòng một dạ với nhau thì không thể có uy tín tốt được.
Nên nhân viên phải trung thành.
Muốn có nhân viên trung thành thì mọi người phải hòa hợp với nhau, phải nói chuyện, bàn bạc được với nhau thì mới ra trung thành.
Nếu không thì sẽ chán, sẽ tạo ra nhiều bất hòa.
Nên phải hòa hợp với nhau.
Từ ba điều này mới đi lên được tìm được các đối tác khách hàng.
Tức là trong ấm thì ngoài mới êm được.
Trong không ấm thì ngoài không êm.
Nên chúng ta phải cần có các đối tác phát triển.
Và đến cuối cùng là thứ năm, mới đến được doanh thu và lợi nhuận.
Đầu tiên, các bạn muốn có uy tín thì các bạn phải cầu thế nào, khấn thế nào? Nên các bạn đi chùa khấn: “Con bạch Phật, chúng con xin là” “cho chúng con làm ăn có uy tín, ” “nhân viên được trung thành, ” “tất cả trên dưới bảo nhau, ” “hòa hợp với nhau, trên dưới một lòng.
” “Chúng con có được các đối tác phát triển, ” “doanh thu cao.
” Đó là tất cả những gì chúng ta cần cầu khấn cho một doanh nghiệp.
Xin phù hộ như thế thì chúng ta phải có gì đây mới có thể xin phù hộ như thế được? Đầu tiên, các bạn phải vạch ra kế hoạch trong làm việc.
Chưa tính đến chuyện cầu khấn nhé! Yến cũng xin trả lời thêm từ kế hoạch mới đi đến cầu khấn thì mới đắc được.
Nếu không có kế hoạch thì biết đâu mà phù hộ, không biết phù hộ thế nào! Các cụ cũng không biết phù hộ thế nào, Chư Phật cũng không biết phù hộ thế nào.
Đầu tiên, chúng con xin có uy tín.
Uy tín thì không được dối trá.
Không được dối trá thì đương nhiên đồ cúng phải là đồ thật, không được đồ giả.
Chúng ta mang lên chùa cúng thì chúng ta cúng ví dụ:quả cam, quả quýt.
Trước cúng Phật, sau cúng Tăng.
Cam quýt này, Chư Tăng phải thọ thực được.
Không thì lại mang lên Chư Tăng không thọ thực được.
Cúng rồi thì phải bố thí lại cho Tăng.
Gọi là cúng dường lại cho Chư Tăng.
Đồ này phải là đồ thật.
Rồi chúng ta phải cúng dường tiền để xây chùa, tô tượng, đúc chuông.
Đó phải là đồ thật.
Không được là: “Con đặt một ít tiền lễ.
” Con khấn vái cúng xong rồi lại lấy hết chỗ tiền đó mang về.
Đó là cúng giả rồi.
“Nam Mô A Di Đà Phật.
” “Con xin cúng dường Tam Bảo một mâm quà.
” “Trong có có tiền, các thứ để trên đó.
” Xong chút nữa xuống thì quả mang hết về, tiền lại chia nhau thành lộc.
Coi như là giả cúng.
Cúng Phật rồi, trong Phật có Phật, Pháp, Tăng thì tiền đó là Pháp để các Thầy có thể ấn tống băng, đĩa, kinh sách.
Giống như ở chùa chúng ta, đầu năm in mấy trăm nghìn bài kinh có tính chất giáo dục để cho mọi người.
Rồi các Thầy có thể đi giảng Pháp, các thiết bị mua này để mang giáo Pháp truyền cho mọi người.
Đó là cúng dường Phật, Pháp, Tăng.
Hoa quả các vị đến cúng, thì các vị để lại một vài ba quả để bố thí lại cho chư Tăng, cư sỹ làm chùa người ta ăn.
Đấy là bố thí phải bố thí thật, thế thì phải có uy tín thật.
Nếu không thì lời nói một đằng, làm một nẻo.
“Con xin cúng dường Tam Bảo.
” “Hôm nay, đoàn con có lễ này, con đến cúng.
” Thế là chút nữa là nói cúng Tam Bảo xong chút nữa là mang hết về thì đó là nói dối.
Thế thì không có uy tín, lời nói của mình không có uy tín, không có chất lượng, đúng không? Gọi là cúng dối thì được quả dối.
Nên đầu tiên đi cúng, mâm lễ đó thì phải để lại để cúng dường, tiền thì phải cúng dường.
Kể cả cúng ở đâu các bạn cũng phải cúng như thế.
Đầu tiên, uy tín là phải như vậy.
Đầu tiên là được uy tín.
Thứ hai là nhân viên phải trung thành.
Tức là tất cả phải trung thành với nhau.
Trong buổi lễ đó, mọi người đều trung thành với nhau, không có chống trái nhau.
Các bạn đi phải có kế hoạch: “Hôm nay tôi đi những chùa này, .
.
.
chùa kia.
” Khi đi thì chúng ta đi từ đầu đến cuối, không được bỏ giữa chừng hay là đi một cái xong lại bàn.
Ví dụ: Hôm nay tôi tính đi chùa Ba Vàng, đi chùa Yên Tử, tôi đi đâu đó.
Đến lúc xong rồi, chút nữa: “Thôi! Tôi đi một chùa thôi!” “Còn hai chùa kia, tôi không đi nữa”.
Tức là các bạn phải tạo ra: “Tôi không bỏ giữa chừng.
” Tức là tất cả đoàn của các bạn đi thì nên đi.
Gọi là đi đến nơi, về đến chốn.
Đi hết.
Nếu đã dự tính đi đâu thì đi hết.
Ở trong đạo tràng của chúng tôi cũng thế, phát nguyện là leo núi.
Leo núi tỉnh giác tu hành.
Chúng tôi cũng đi hết từ đầu đến cuối, người nào yếu thì người kia phải giúp đỡ để người này đi được đến nơi.
Đó là các bạn phải trung thành.
Trung thành này lại còn có thêm một phần nữa trong việc cúng lễ.
Đó là các bạn biết cúng lễ và biết ơn.
Ở ngoài đời gọi là đầu năm đi xin, cuối năm đi tạ.
Đó gọi là trung thành, gọi là ơn.
Trong một năm, các bạn đi cúng lễ ở chùa rồi thì có nhất thiết cuối năm các bạn phải đi tạ không? Nếu các bạn không đi tạ thì đến cuối năm rồi thì các bạn cũng để một phần nhỏ.
Nhiều ít thì tôi cũng không tính đến việc đó, ít thì 500 đồng, nhiều thì vô tận.
Các bạn nói rằng: “Một năm vừa rồi, ” “chúng con đi đến nơi đây, ” “chúng con cúng lễ.
” “Bây giờ cuối năm, ” “chúng con không đi được” “thì chúng con xin cúng dường.
” Rồi đặt lên ban thờ nhà mình hoặc đặt lên nơi ban thờ ở cơ quan, doanh nghiệp.
“Cuối năm rồi, chúng con trong một năm làm ăn như thế này” “thì chúng con cũng xin cúng dường để biết ơn.
” Đó gọi là trung thành.
Cúng dường về nơi đó để đến đầu năm chúng con lại đến.
Đó gọi là cúng dường vào Tam Bảo để cúng với tâm biết ơn.
Như vậy gọi là trung thành.
Từ sự trung thành này thì các bạn sẽ có phước báo có được nhân viêncũng trung thành.
Đây là tôi chỉ nói riêng về mặt cúng lễ.
Còn về mặt đối nhân xử thế, tất cả các thứ thì cũng theo điều này mà các bạn thực hành.
Rồi sự hòa hợp trong khi đi lễ, các bạn đừng có chống trái, cãi nhau.
Nên bảo ban nhau mọi việc từ xếp lễ, đến việc cúng khấn thế nào và các bạn nên là ví dụ: cùng nhau góp tiền đi làm lễ, cùng nhau mua lễ thật rõ ràng rành mạch.
Hòa hợp với nhau để các bạn nên cúng lễ cho tốt.
Thứ nữa là doanh thu và lợi nhuận.
Phần thứ tư là đối tác phát triển.
Làm sao để cho đối tác phát triển đây? Việc đối tác phát triển thì các bạn phải tu thêm tâm là vào chùa kính Phật, trọng Tăng.
Các bạn đi vào chùa, các bạn phải kính trọng Chư Tăng.
Xem những Chư Tăng nào tu hành tốt, thấy đem lại lợi ích cho chúng sinh thì các bạn phải cung kính Chư Tăng.
Để từ nơi Chư Tăng, mình có thể học hỏi được những điều hay ý tốt.
Và từ tâm cung kính đó của mình sẽ phát sinh ra cho mình có được quả báo là được người khác người ta đến chỗ mình, người ta tôn trọng mình, người ta làm ăn tốt với mình.
Vì mình có đức khiến cho người khác cung kính mình thì đương nhiên là giúp cho mình làm ăn tốt lên rồi.
Tôi cũng lấy ví dụ: Ở trong một cơ quan làm việc thì anh làm giám đốc này phải được mọi người cung kính hơn.
Anh phải có phước báo cung kính hơn thì nhiều người mới đến làm việc cho anh, chứng tỏ anh phải có phước.
Anh có phước được người ta cung kính do từ nhiều kiếp trước anh cũng biết cung kính.
Ở đây, trong buổi lễ này gọi là kính Tăng.
Cung kính Chư Tăng, tuân thủ tất cả những gì quy định của nhà chùa hoặc nơi thờ tự đó nêu ra.
Ví dụ: Nói rằng không được dẫm lên cỏ thì mình đừng đi dẫm lên cỏ.
Mình có tôn trọng như thế thì người khác tôn trọng mình.
Tôn trọng mình thì chứng tỏ đối tác của mình sẽ nhiều lên.
Nên đến chùa bảo: Không được đi vệ sinh bừa bãi, không được vứt rác bừa bãi.
Chính điều đó sẽ sinh cho mình được phước cung kính.
Phước cung kính này do phước của mình tăng thì người ta cung kính mình thì đối tác của mình sẽ nhiều lên.
Tất cả các quy định của nhà chùa hoặc nơi thờ tự thì các bạn phải chú ý.
Và đến nơi thờ tự thì mình phải cung kính và tuân thủ theo những gì mà người chủ ở đó.
Ví dụ: Chư Tăng hoặc người hướng dẫn.
Ở chùa có các Phật tử hướng dẫn cho mình thì mình phải tuân thủ.
Kính Phật, trọng Tăng, các bạn trọng Tăng thì các bạn sẽ có được các đối tác tốt.
Làm sao để cho doanh thu và lợi nhuận của các bạn được tăng cao lên? Có phần thế này, trong bài kinh “Kinh Doanh Thành Công” trong lời Phật dạy tạng kinh Nikaya Phật có dạy: Có một vị đến bạch Phật là Tại sao có những người kinh doanh lại đi đến thua lỗ? Tại sao có những người kinh doanh mà họ tính toán được như ý? Và tại sao có những người kinh doanh họ tính toán mà đến lúc họ kinh doanh vượt hơn so với sự tính toán? Phật có dạy: “Này các Tỳ-kheo, ” “có một người sau khi đã hứa” “cúng dường đến Sa-môn, Bà-la-môn” “nhưng sau đó không cúng” “như những gì đã hứa” “thì sau này có quả báo là” “tính toán làm ăn đều bị thua lỗ.
” “Này các Tỳ-kheo, ” “nếu như có người hứa cúng” “cho Sa-môn, Bà-la-môn, ” (tức là cúng chùa) “nhưng sau khi hứa cúng” “và họ cúng như họ đã hứa” “thì sau này, họ sẽ được quả báo tốt lành.
” “Đó là họ tính như thế nào” “thì làm ăn được như vậy.
” “Này các Tỳ-kheo, ” “có người sau khi đã hứa cúng” “cho Sa-môn hay Bà-la-môn” “nhưng khi cúng dường” “họ lại cúng dường vượt lên phần đã hứa” “thì sau này quả báo tốt đẹpđến với họ là” “trong khi họ tính toán làm ăn kinh doanh” “thì kết quả được nhiều hơn phần họ tính toán.
” Ở đây cũng thế, các bạn dự tính đi lên chùa này mình sẽ cúng dường số tiền là 10 nghìn.
Nếu các bạn hứa từ ở nhà như vậy và đến đây nếu có điều kiện, các bạn cúng lên thành 20 nghìn hoặc 15 nghìn, hoặc 11 nghìn thì các bạn sẽ có một kết quả tốt trong buổi đi cúng lễ khấn như vậy ở tại các chùa.
Đó là tốt đẹp.
Còn ở nhà, ở nơi doanh nghiệp đó thì các bạn cũng làm như vậy.
Các bạn cũng dùng đồ cúng là những đồ chay tịnh.
Thứ nữa, các bạn lên cúng lễ cũng dùng số tiền của mình để cúng hướng tới cho thần linh, hồi hướng cho thần linh, hồi hướng cho các vong linh.
Rồi cúng dường số tiền đó hộ trì Tam Bảo để hồi hướng phúc lành khiến cho các vị thần linh các vị được tăng thêm phúc phần, tăng thêm phẩm vị để hộ trì cho các bạn.
Và từ tâm cúng dường Tam Bảo để hồi hướng cho các vong linh thì các bạn sẽ được phúc báo để cho các bạn tiếp tục duy trì việc phát triển kinh doanh từ uy tín cho đến nhân viên trung thành, hòa hợp, có các đối tác có doanh thu và lợi nhuận.
Nhưng các bạn cũng phải tu đầy đủ những nhân này.
Đó là các bạn phải chân thật, phải làm ăn biết giữ chữ tín, mình phải không có lừa dối nhân viên và mình phải chân thật với khách hàng, quan tâm đến đời sống cho nhân viên.
Và với khách hàng thì mình phải trung thực với người ta, đừng có làm ăn dối trá.
Thứ nữa, với nhân viên nếu có lỗi thì mình cũng nên tha lỗi cho họ, nhắc nhở cho họ.
Với các đối tác thì mình cũng nên có những thù lao tốt cho họ, quan tâm đến cho họ về cái mà họ đến họ giúp mình.
Đó là việc của thế gian nhưng mình cũng phải đầy đủ.
Còn phần phước cúng dường, nếu làm chủ doanh nghiệp, các bạn cũng nên định hướng ra cho mình về phần phúc báo để các bạn tạo ra.
Cộng với phúc báo trong tiền kiếp trước thì các bạn sẽ không bị đi đến phá hoại tài sản.
Tức là không đi đến thất thoát tài sản mà các bạn sẽ tăng trưởng lên.
Giống như là mình đã đi hái ở trên cây.
Trên cây đó là quả phúc của kiếp trước thì kiếp này mình tiếp tục bồi vào để tiếp tục ra quả ngọt cho mình thọ hưởng.
Phần trả lời về việc đầu năm, những nhà doanh nghiệp hay những nơi làm ăn thì chúng ta nên làm gì để tăng thêm phúc phần, giữ được phúc cũ và tăng thêm phúc mới để chúng ta được tốt hơn.
.