Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, kế hoạch mật thâu tóm thế giới của Trung Quốc! Tôi nghe đây Shelley? Kế hoạch đó không hề bí mật? Họ vừa tổ chức hội nghị lớn về nó tại Bắc Kinh? Hàng tá lãnh đạo thế giới tham dự? Chúng ta có cả video ư? Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt.
Tôi là Chris Chappell.
Đó là dự án đầu tư kinh tế toàn cầu lớn nhất thời hiện đại.
Còn lớn hơn cả tham vọng thuộc địa trên mặt trăng do Newt Gingrich đề xuất.
Vâng, còn nhớ thời đó là điều kỳ cục nhất xảy ra trong một cuộc bầu cử tổng thống chứ? Quay trở lại, dự án đầu tư kinh tế toàn cầu này có sự tham gia của hơn 60 quốc gia và 1 nghìn tỷ Mỹ kim.
Con số lớn hơn GDP của 97 quốc gia nhỏ nhất cộng lại.
Hay, bằng giá của 28 thuộc địa mặt trăng.
Và toàn bộ dự án được dẫn dắt bởi sự lãnh đạo nhân từ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dự án được đặt tên 'Một vành đai, Một con đường.
' Hay ngắn gọn hơn, OBOR.
Chủ Nhật rồi, lãnh đạo của 29 quốc gia đã có mặt tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh để tham dự “Diễn đàn Vành đai và Con đường.
” Gọi tắt là: BARF.
Cũng chính là cảm giác của tôi lúc này.
Đặc biệt vì mọi chính trị gia ưa thích của Trung Quốc đều có mặt! Tổng thống trọn đời với quyền lực mới của Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Erdoğan.
Tổng thống Philippines kiêm anh hùng tiêu diệt nghi phạm ma túy, Rodrigo Duterte.
Và tổng thống Nga kiêm cựu đặc vụ KGB, Vladmir Putin.
Nhìn dáng điệu đó mà xem.
“Cận Bình, Tôi có thể hạ ông trong một trận đấu.
Ờ.
.
.
có lẽ không phải vợ.
” Vậy tại sao Trung Quốc lại muốn tập trung các quốc gia này lại? Theo lời Tập Cận Bình giải thích hôm thứ Hai, các quốc gia cần gắn kết với nhau như ngỗng thiên nga ấy.
Bởi lẽ, “Ngỗng thiên nga có thể bay xa và an toàn qua gió bão vì chúng đi theo đàn và giúp đỡ lẫn nhau như người một nhà.
” Vâng! Ngỗng thiên nga bay cùng nhau! Ngỗng thiên nga bay cùng nhau! Quác quác, ồ, ý tôi là, honk, honk, honk! Mấu chốt ở chỗ, Tập rõ ràng biết trước sẽ có gió bão nên đang ra sức tìm sức mạnh số đông.
Vậy sáng kiến toàn cầu hóa hình-chữ-V-biết-bay, tỷ đô với Trung Quốc làm thuyền trưởng này là gì? Tôi sẽ để kênh truyền hình tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc, CGTN giải thích.
“Trung Quốc cho biết Sáng kiến Vành đai và Con đường là một dự án mang tính hệ thống, nên được xây dựng trên nguyên tắc 'tư vấn rộng khắp, cùng đóng góp và chia sẻ lợi ích.
'” Chúng ta quay lại phần ngỗng thiên nga được chứ, vì phần đó còn dễ hiểu hơn.
Giá như có ai đó giải thích được 'Một Vành Đai, Một Con Đường' theo cách đơn giản.
Như giải thích cho trẻ nhỏ chẳng hạn.
“Vành đai nối liền vùng đất.
Con đường tiến đến đại dương Lời hứa mà họ cam kết là sự thịnh vượng chung.
” Được, tôi hiểu phần vành đai rồi.
Đó là phép ẩn dụ cho phong cách quần kéo cao của Tập Cận Bình.
Nhưng một con đường tiến ra đại dương ư? Đợi một chút.
Có phải nó ám chỉ những hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông không? Họ lại xây đường di động để kết nối hết các đảo với sao? Thôi được rồi, truyền thông nhà nước New China Tivi xin hãy tiếp tục.
“Với đường dây và cáp điện Cùng bàn tròn ngoại giao Chúng ta sẽ cùng chia sẻ một thế giới thịnh vượng! Oh~ Tương lai đang đến đây OH~OH~OH~OH~ Vành Đai và Con Đường thật “Hao” OH~OH~OH~OH~” Vành Đai và Con Đường thật “Hảo”? Từ trong tiếng Hoa nghĩa là “tốt” phải không? Ồ, ồ.
.
.
Ồ.
Chúc mừng tuyên truyền nhà nước Trung Quốc vì bước đại nhảy vọt này.
Nhưng hẳn bạn vẫn chưa rõ 'Một Vành Đai, Một Con Đường' thực sự là gì.
Có lẽ một đoạn video thiếu nhi khác của truyền thông nhà nước Trung Quốc sẽ cho bạn câu trả lời.
“Ngày xửa ngày xưa, có một số con đường nối từ Trung Quốc đến Trung Á rồi châu Âu.
Chúng được gọi là Con đường Tơ lụa.
Rồi, vài năm trước, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất xây những con đường mới giống những con đường cũ, nhưng lớn hơn.
” Nhiêu đó là toàn bộ bản chất video này rồi.
Trung Quốc muốn trở thành lãnh đạo thế giới mới.
Nhưng không phải bằng cách chiếm đoạt thế giới bằng vũ lực— vốn thành thật mà nói không bao giờ hiệu quả; hỏi người Anh là biết.
Không, Trung Quốc muốn thống trị bằng sức mạnh kinh tế.
'Một Vành Đai, Một Con Đường' chính là xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ ở châu Á, châu Âu và châu Phi.
Chủ yếu là đường xá, đường sắt, hầm, cầu, cảng biển và nhà máy điện.
Về lý thuyết, kế hoạch này sẽ mang lại tài nguyên và quyền lực cho Trung Quốc, tiền bạc vào hàng hóa cho mọi người khác.
Bạn biết đấy, “thịnh vượng chung” cơ mà.
Trung Quốc cam kết đầu tư khoảng 1 triệu tỷ đô, trong đó đến lúc này, hàng chục tỷ đã được chi.
Theo Tạp chí Tài Tân Trung Quốc, 50 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã đầu tư gần 1, 700 dự án từ khi Tập Cận Bình lần đầu công bố sáng kiến này năm 2013.
Số đó gồm cả 60 dự án liên quan đến năng lượng, như các đường ống dẫn khí từ Nga và Kazakhstan đến Trung Quốc.
Gồm cả các tuyến đường sắt cao tốc, như dự án đường sắt trị giá 4 tỷ đô nối liền Ethiopia và Djibouti.
Trên lý thuyết, Trung Quốc chi hàng tỷ đô la để đầu tư vào, bạn biết đấy, “thịnh vượng chung” của hàng tá quốc gia khác là một việc tốt.
Nếu các quốc gia này có nhu cầu kinh tế thực chất, và Trung Quốc giúp thỏa mãn nhu cầu đó, thì Trung Quốc đang làm một việc tốt.
Nhưng, có những quan ngại hết sức nghiêm túc rằng mọi việc sẽ không diễn ra như vậy.
Hãy lấy Lào làm ví dụ.
Lào là một quốc gia nghèo ở Đông Nam Á với GDP ít hơn 14 tỷ đô la.
Một doanh nghiệp liên doanh Trung Quốc đang xây một tuyến đường sắt trị giá 6 tỷ đô tại đây.
Làm sao Lào kham nổi một khoản đầu tư lớn như thế, nhất là khi dự án này được dự đoán sẽ phải lỗ suốt 11 năm đầu tiên? Không vấn đề gì! Ngân hàng Trung Quốc sẽ cho họ vay tiền! Và nếu họ không thể trả lại.
.
.
Tôi đoán Lào sẽ chỉ nợ Trung Quốc một chút ân tình.
Ân tình về chính trị, như ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, hay những thiên vị về kinh tế, như giao luôn quyền khai thác khoáng sản cho Trung Quốc.
Hay Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ việc đánh họ gãy xương bánh chè là xong.
Và Lào chỉ là một ví dụ về cách đàn ngỗng trời của Trung Quốc có thể biến thành một bầy kền kền ra sao.
Rất nhiều quốc gia nghèo lo ngại rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn dùng các dự án cơ sở hạ tầng này để mở đường giúp doanh nghiệp Trung Quốc khai thác tài nguyên thiên nhiên nước họ— cũng như làm giàu trên chính xương máu của người dân địa phương.
Tôi muốn nói, về lý thuyết thì khẩu hiệu “thịnh vượng chung” có nghĩa là tất cả các bên đều có lợi.
Ít ra đó là điều những đứa trẻ hạnh phúc, đa chủng tộc này muốn bạn tin.
Nhưng rất nhiều cơ sở hạ tầng kia lại được thiết kế để khai thác dầu và khoáng sản, hay vận chuyển hàng hóa— chứ không phải để tạo ra nhà cửa, trường học, và nguồn nước sạch.
Đó là một vấn đề trọng yếu với các nước nghèo ở châu Phi như Ethiopia và Djibouti.
Giới chức địa phương tham nhũng có thể giàu lên, nhưng còn dân chúng thì sao? Có lẽ là không.
Lại còn một vấn đề nữa.
Trung Quốc nổi tiếng có tín nhiệm không cao về các dự án cơ sở hạ tầng thành công.
Bài đánh giá về Chính sách Kinh tế này của Oxford phân tích số liệu đầu tư của Trung Quốc trong ba thập kỷ cho biết, “Khác hẳn với vai trò trở thành động lực phát triển kinh tế, một khoản đầu tư cơ sở hạ tầng điển hình lại phá hủy các giá trị kinh tế Trung Quốc do yếu kém trong quản lý rủi ro.
” Vậy cơ bản là, các số liệu đầy đủ trong dài hạn cho thấy phần lớn đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc thực ra đang lỗ.
Vậy là sau 10 năm nữa, có lẽ ta sẽ thấy rất nhiều xương bánh chè vỡ.
Cũng có những quan ngại khác tác động đến khối các quốc gia giàu có hơn.
Như Liên minh châu Âu.
Theo bài báo này của tờ Guardian, 28 nước thành viên của EU quyết định không ủng hộ bản tuyên bố sơ thảo của Bắc Kinh về thương mại được công bố vào hội nghị BARF cuối tuần trước.
Họ thực sự phải xem lại cách đặt tên viết tắt này.
Vấn đề ở đâu? “Thành viên muốn bảo đảm rằng các dự án sẽ được triển khai tiết kiệm, bền vững với môi trường và phải tuân thủ các quy trình đấu thầu công bằng.
” Tôi tin rằng lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết thực hiện các dự án này đúng như cách họ vẫn làm ở sân nhà, nên tôi chắc chúng sẽ rất bền vững với môi trường.
Còn về quy trình đầu thầu công khai minh bạch.
.
.
vâng, tự chèo chống nhé.
Nghe này, tôi không nói rằng Trung Quốc chăm chăm bảo vệ lợi ích là sai.
Tất nhiên nước nào cũng muốn hưởng được gì đó khi hợp tác hay đầu tư vào quốc gia khác.
Nhưng 'Một Vành Đai, Một Con Đường' là cách để Đảng Cộng sản Trung Quốc tận thu các quốc gia nghèo để làm giàu cho nền kinh tế và chính trị Trung Quốc, ngụy trang dưới vỏ bọc “chia sẻ lợi ích” và “thịnh vượng chung.
” Nghe rất hấp dẫn trên giấy, hay trong bài hát, hay chuyện kể trước khi ngủ, nhưng chưa rõ liệu mọi con ngỗng thiên nga có thực sự cất cánh được không.
Vậy các bạn nghĩ gì về 'Một Vành Đai, Một Con Đường'? Hãy để lại bình luận bên dưới.
Cảm ơn đã theo dõi tập này của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt.
Một lần nữa tôi là Chris Chappell.
Hẹn gặp lại.
.