Khoảng từ giữa tháng 4 vừa qua, kết quảtìm kiếm về “Kế hoạch ngàn nhân tài” và các thông tin liên quan đến chương trìnhnày đã biến mất 1 cách bí ẩn trên các công cụ tìm kiếm trực tuyếnlớn nhất của Trung Quốc như Baidu, Sogou và các mạng xã hội Weibo, WeChat.
Nhiều người tin rằng ĐCSTQ đã xóa thôngtin liên quan để tránh việc hồ sơ của những ngườitham gia chương trình bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBIđưa vào danh sách theo dõi.
Một báo cáo của Ủy ban Thượng viện Mỹ về các vấn đề An ninh nội địa Mỹ năm 2019 nhận thấy rằng bắt đầu từ cuối những năm 1990 thông quacác kế hoạch tuyển dụng nhân tài, ĐCSTQ đã bắt đầu tuyển dụng cácnhà khoa học và nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ và khuyến khích họ chuyểntài sản trí tuệ sang Trung Quốc.
Một trong những Kế hoạch tuyển dụng nổibật nhất của Trung Quốc chính là “Kế hoạch ngàn nhân tài”.
Ra mắt từ năm 2008, kế hoạch này đã tuyểndụng những tinh anh trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và những nhân tài tại Mỹkhuyến khích họ thực hiện các hoạt động tội phạm như lừa đảo, dùng thủ đoạn phipháp để đánh cắp thông tin mật trong các lĩnh vực khác nhau của Mỹsau đó đưa về Trung Quốc.
Sau 10 năm hoạt động, dự án đã lôikéo được hơn 6 ngàn chuyên gia tham dự.
Kể từ năm 2018, cục điều tra FBI đã bắtđầu tăng cường việc bắt giữ và truy tố các học giả tham gia“Kế hoạch ngàn nhân tài” này: Năm 2017 tòa án Liên bang Mỹ đã bắt giữGiáo sư Trương Dĩ Hằng thuộc trường Đại học kỹ thuật Virginia.
Tháng 2/2019, Trương Dĩ Hằng đã bị kết tộiâm mưu lừa gạt chính quyền liên bang, ba tội nói dối và một tội ngụy tạochứng cứ để ngăn cản tư pháp.
Năm 2018, Trịnh Hiếu Thanh thuộc công tyGeneral Electric đã bị bắt vì ăn cắp các tập tin điện tử dạng cơ mậtvề công nghệ tăng áp và tiết lộ cho công ty Trung Quốc.
Cuối năm 2019, Ông Trịnh Tảo Tùng, nhà nghiên cứu y khoa bị bắt tại sân bay ở Boston vì bị tình nghiđánh cắp 21 mẫu tế bào ung thư từ phòng thí nghiệm mang về Trung Quốc.
Diệp Diễm Khanh, một nghiên cứu sinh29 tuổi tại Đại học Boston bị buộc tội gian lận thị thực, nói sai sự thật và hoạt động như một gián điệpcủa Trung Quốc ở nước ngoài.
Tháng 1/2020, giáo sư Charles Lieber, củaĐại học Harvard, đã bị truy tố vì đánh cắp thông tin độc quyền cho Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc cũng tài trợ choLieber hơn 1, 5 triệu USD để thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứucông nghệ nano tại ĐH Công nghệ Vũ Hán, 150.
000 USD mỗi năm cho chi phí sinh hoạtvà 50.
000 USD tiền lương mỗi tháng.
Trong tuần đầu tháng 5/2020, FBI đã truytố thêm 3 người gốc Hoa liên quan dự án này bao gồm: Tiến sĩ Vương Kình giảng viêndi truyền học phân tử của ĐH Case Western, Giáo sư Hồng Tư Trung củaĐại học Arkansas, Tiến sĩ Lý Hiểu Gianggiảng viên tại Đại học Emory với cáo buộc lừa đảo tiền của chính phủ Mỹ.
Năm 2018, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã giảmthời gian thị thực cho sinh viên Trung Quốc học tập trong các lĩnh vựcnghiên cứu nhạy cảm như hàng không, kỹ thuật, robot, chế tạo công nghệ cao từ 5 năm xuống còn 1 năm, vì tình nghi ĐCSTQ sử dụng sinh viênlàm gián điệp để đánh cắp bí mật.
Tháng 9/2018, trên mạng internet ở Mỹlan truyền tin FBI đã coi các học giả “Kế hoạch ngàn người”là trọng điểm điều tra và ám chỉ “Kế hoạch ngàn người” có thể trởthành “Kế hoạch vào tù”.
Trong bối cảnh sự giám sát ngày càng tăng, tháng 10/2018, danh sách các học giả liên kết với Kế hoạchngàn nhân tài đã bị xóa khỏi các trang web của chính phủ và tổ chức ở Trung Quốc.
Trang web các trường đại học Trung Quốccũng đã ngừng quảng bá chương trình này.
Chính phủ cũng đã chỉ thị cụm từ 'Kếhoạchngàn nhân tài' không nên xuất hiện trong các thông tư thông báobằng văn bản.
Năm 2019, 1 ủy ban tại Thượng viện Mỹđã tuyên bố kế hoạch tuyển dụng của Trung Quốc đãtạo ra mối đe dọa cho lợi ích của Mỹ.
Giới quan sát cho rằng việc “Kế hoạch ngànngười” biến mất chỉ là cách mà ĐCSTQ muốn ẩn núp khỏi truyền thông rầm rộthời gian gần đây.
Tuy nhiên, bất chấp sự điều tra gắt gao từMỹ, kế hoạch này của Trung Quốc vẫn sẽ âm thầm tiếp tục cho đến khi ĐCSTQđạt được mục tiêu của mình.
.