Dòng sông Hậu, như chở đầy nổi nhớ Chở niềm riêng của bao khách thương Hồ Và đây giũa chốn phồn hoa Niềm riêng một mối, cụ già ăn xin Vào một buổi chiều của những ngày cuối tháng 5 Trong chuyến đi tác nghiệp nơi vùng quê sông nước miền Tây vùng đất của lòng người chân chất và chính dòng sông huyền thoại đã hội tụ lại trong hai tiếng Miền Tây Từ trên bến Phà cũ nhìn xa xa là cầu Cần Thơ lộng lẫy Bắc ngang dòng sông Hậu hiền hòa, êm ả Ngày xưa, khi chưa có những cây cầu hiện đại như bây giờ để sang sông hay ra cù lao một phương tiện dùng để chở xe, người qua lại được gọi quen thuộc là phà hay Việt hóa từ Pháp ngữ, dân gian gọi là bắc.
Những chiếc phà, chiếc bắc trên sông xưa và nay đã là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm thơ ca, nhạc, họa, hay những bài bản đàn ca tài tử đặc trưng văn hóa vùng đất phương Nam.
Đi trên bến phà sông Hậu vào buổi chiều làm chúng tôi nhớ một nhạc phẩm mà nhạc sĩ Nhật Lâm Ngân đã cảm và viết lên bản ca xúc động Chiều Qua Phà Hậu Giang Và hôm nay, cũng chiều qua Phà Hậu Giang chúng tôi xin giới thiêu với quý vị, một người nghệ sĩ một lão hành khất mù, đã quá lục tuần Trên tay, với nhạc cụ là cây độc cầm tự chế rong ruổi trên bến Phà , trên sông Hậu để mua vui cho đời và tìm kiếm mưu sinh Tiếng nhạc đệm này, phát từ cây độc cầm ấy chỉ là một miếng gỗ một cái thau nhôm và dây phanh xe đạp ông Liêm đã sáng chế ra cây độc cầm này và suốt 30 năm qua nó đã cùng ông rong rủi khắp nơi Từ bến Phà Cồn Hương đến bến Phà Bình Minh Thành Phố Cần Thơ Hồi đó, tôi đâu có vụ đi xin đâu đi bán vé số thôi giờ ông già, bà già đã mất rồi, cho nên mới sống ở đây nè Nhờ bến Phà này, mà tôi sống đã mấy chục năm rồi đó chứ không ít đâu Cũng nhờ bà con cô Bác hàng ngày hàng bữa có bữa xin trăm mấy hai trăm nhằm bữa không có đủ ăn Rồi bán vé số lời có nhiêu hai trăm tờ thì lời có trăm mấy giờ tính xin phụ thêm Hoàn cảnh gia đình thì sao chú? hiện tại giờ đang sống nhà trọ mướn nhà trọ, chứ không có nhà Bà xã thì cũng lên máu hoài à đi bán vé số mà cứ té lên, té xuống hoài à không có tiền trị bệnh Chú cho con biết cây đàn này chú chế hay ai chỉ chú? Tôi tự làm làm mình ên, chế mình ên chứ không ai dạy, không có Thầy nào dạy được Mình học đàn lâu chưa chú? thì cũng mười mấy hai chục năm Ngày xưa, lúc còn trẻ chú làm gì? ngày xưa thì đi bắt cá, mò tôm vậy đó bán cho người ta lúc đó không thấy đường, sao đi làm được chú? Được chứ, con mắt tôi đui mà cái tay đâu có mù nhảy xướng sông mò chút xíu, được bảy, tám kg Khổ lắm mới lên đây chú ơi, chứ không dễ gì Ông già, bà già còn , tôi đâu có lang thang đâu Cây đàn này mình sử dụng vật liệu gì mà đàn được vậy chú? Ăn thua mình có cái khiếu à, Nếu như mình không có cái khiếu, cũng như mình biết cây đàn kia đà guita, thì mình mới chế qua cây đàn này biết đàn kia rồi mình để cái tô bằng nhôm này mới ra tiếng hay sao chú? ừ, cái thau nhôm mới ra tiếng nha còn cái thau mủ thì không bao giờ ra tiếng đâu còn cọng này là cọng dây đờn hả? Cái này là dây thắng xe đạp thắng xe đạp tháo ra cả chục cọng đó Còn cái thau này hả, mỗi năm cả chục cái thau vậy đó Sao mà phải thay thau? thì nó ăn dây đờn, ăn riết thì nó lủng cả chục cái thau rồi đó mỗi năm chục cái Giờ tôi cũng cám ơn mấy chú đã nhiệt tình, như vậy cũng được rồi.