Bạn có bao giờ chỉ muốn lên mạng để tìm cho mìnhnhững thông tin nóng hổi nhất của ngày hôm nay, nhưng bạn lại bị dội vào mặt toàn lànhững tin giật gân từ trên trời xuống dưới đất, những lời đồn mà bạn cảm thấylà khó tin đến mức kinh ngạc? Trong đại dịch COVID-19 này, sự tràn lan của thông tin sai lệch đang trực tiếp ảnh hưởng đến tâm lýcũng như là sự an toàn của mọi người, dù người đưa tin có cố tìnhgây hiểu lầm hay không.
Bản thân mình rất cảnh giácvới hiện tượng này và để tiết kiệm thời gian cho các bạntìm được nguồn thông tin đáng tin cậy nhất, mình đã đi đến những tận cùngcủa internet để tìm ra lời giải đáp.
Mình là Khang, và hôm naymình sẽ chia sẻ cho các bạn những bí quyết để đảm bảothông tin bạn đang đọc là đúng sự thật.
Trước hết thì mình chú ý đến việctìm một nguồn báo cáo số liệu chính xác, dễ tiếp cận vàđược cập nhật liên tục.
Và trang web đầu tiên mình cảm thấyphù hợp với những tiêu chí đã đặt ra đó là giao diện theo dõi COVID-19 của Trung tâm Khoa họcvà Kỹ thuật Hệ thống tại Đại học Johns Hopkins.
Nếu bạn truy cập trang web nàyở trên máy tính, Mình xin nhắc trước là tất cả những đường linkmà mình đề cập đến ở trong video này đều sẽ nằm ở dưới description bạn nhé.
hình thức của website này vô cùngnhỏ gọn và có thể nằm vừa đủ trong một màn hình Full HDtiêu chuẩn mà các bạn hay dùng.
Trọng tâm của giao diện này là một bản đồhiển thị những tâm dịch ở trên toàn thế giới.
Bạn có theo dõi tổng số ca, trường hợp tử vong, cũng như là bình phục ở từng vùnghoặc từng quốc gia khác nhau.
Ngoài ra bạn còn có thể theo dõisố trường hợp đang nhiễm, tức là tổng số ca mắc phải trừ đitổng số ca đã hồi phục và tử vong.
Bên cạnh đó là tỉ lệ nhiễm bệnh, chính xác hơnlà số ca nhiễm trên mỗi 100.
000 người và tỉ lệ tử vong riêng của từng khu vực.
Một điểm riêng biệt của trang web nàymà bản thân mình chưa tìm thấy ở những bảng điều khiển thông tin COVID-19 khác làtỉ lệ xét nghiệm và tỉ lệ nhập viện.
Tuy nhiên số liệu nàychỉ được hỗ trợ cho nước Mỹ, và dù vậy thì thông tin cũngkhông quá đầy đủ và cũng như là có những mâu thuẫnvới những nguồn thông tin khác.
Mình nghĩ tính năng này cũng khôngquá hữu ích đối với người Việt Nam, trừ khi bạn muốn theo dõi riêngmột tiểu bang nào đó hoặc là có người thân ở Mỹgiống như mình.
Việc mở rộng tính năng này cho các nước khácthì mình cũng không cảm thấy là quá khả quan, do mỗi khu vực cũng có nhữngphương thức báo cáo số liệu khác nhau, và cũng có những quốc gia bị nghi ngờvề tính xác thực của số liệu của chính mình.
Có thể là do chính quyền can thiệp hoặc làdo khả năng xét nghiệm của mình còn bị hạn chế.
Hoặc là có những nước khác, do thay đổi phương thứcthống kê của mình quá nhiều lần làm cho thông tin của mìnhkhông còn đáng tin cậy nữa.
*ho cô rô na* Moving on, chúng ta cómột bảng số liệu khác trích thông tin từ Đại học Johns Hopkins trước đó cùng với số liệu từ WHO.
À nhầm, Vê-kép Hắc Ô.
Website này được xây dựng và duy trìbởi một thanh niên từ Malaysia tên là Goh Kok Han.
Mình nghĩ phát âm là như vậy.
Khác với bảng dữ liệu trước, mọi thông tin ở trang web này được trưng bày thẳng rathay vì ẩn trong các thẻ khác nhau.
Điều này giúp cho trang web sau khiđã load thì duyệt rất là mượt, và cũng nhờ vậy thì thông tin được bố trímột cách hợp lý hơn và dễ tìm hơn.
Bạn có thể theo dõi số liệubệnh nhân lây nhiễm, bình phục hoặc là tử vongtheo số trường hợp mới của mỗi ngày.
Đây là một cách trình bày thông tin mà mình nghĩ sẽhữu hiệu hơn khi so sánh tốc độ lây của dịch.
Tất cả những thông tin này đều đượchiển thị dưới dạng biểu đồ rất dễ hình dung.
Đặc biệt hơn là bạn có thể so sánh xu hướng tăng giảmcủa các quốc gia khác nhau.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tạithì tính năng này chỉ được hỗ trợ khi quốc gia đó có hơn 1.
000 ca bệnh, thì mình nghĩ Việt Nam sẽ không có trong danh sách này trong tương lai gần lắm đâu.
Cuối cùng cũng phải nói đếnlà bảng thông tin thô, dành cho khi bạn chỉ cần biết số liệumột cách bao quát nhất có thể.
Mình thường dùng bảng này đểso sánh những đại lượng số liệu khác như là tỉ lệ nhiễm bệnh và tỉ lệ hồi phục.
Đây là trang web mà cá nhânmình đang dùng từ khi biết đến, đơn giản vì giao diện của nóbắt mắt và thân thiện, nhưng vẫn giữ đầy đủ các tính năng.
Hai trang web trên mình đãliệt kê rất là hữu dụng.
Tuy nhiên nếu bạn sử dụng chủ yếulà smartphone, cũng như đa số mọi người, thì sẽ gặp một số trục trặc về tốc độ tải, cũng như là giao diện khôngquá phù hợp cho thiết bị di động.
Hiểu được điều đó, mình sử dụng một trang webkhác ở trên điện thoại di động của mình, đó là bảng theo dõi của Worldometer.
Nó có hầu hết những tính năngmà mình đã liệt kê ở trên, nhưng được tối ưu hóacho trải nghiệm di động tốt hơn nên mình sẽ không cầngiải thích thêm nữa.
bên cạnh đó thì còn cónhững ứng dụng Android và iOS nhưng mình xin phépkhông đề cập đến chúng ngày hôm nay, đơn giản là vì chúng không phù hợpvới chính sách của Google và Apple, trừ khi người phát hành ứng dụngđó là người có thẩm quyền y tế.
Và như thế có vẻ là đã kết thúcphần đầu tiên của những khám phá của mình.
Ngoài những số liệu thô thìchúng ta cần phải đảm bảo được những tin tức khác có phảilà đáng tin cậy hay không.
Một trong những người Lập quốc Hoa Kỳ, Benjamin Franklin, đượctrích dẫn với câu nói nổi tiếng là: “Trong thế giới này không có gì có thểnói là chắc chắn, ngoại trừ cái chết và thuế.
” Cũng như vậy, ta khôngbao giờ có thể chắc chắn được những thông tin mình đang đọc trên mạngcó phản ánh chính xác sự thật hay là không.
Những nghiên cứu của mình đã ít nhiều dẫn đến những mẹo nhỏ mà ai cũng biết rồi, nhưng mình cũng xin phéptóm gọn lại cho đủ thời lượng video.
Trên hết là chúng ta cần phải sử dụng mộtchức năng siêu việt của bộ não con người.
Đó chính là common sense.
Vào thời điểm này thì tốt nhất chúng ta cầnphải coi ngày nào cũng như là Cá tháng Tư, và theo mình thì thái độ hoài nghi với mọi thứ mình đọcở trên mạng cũng không phải là quá cứng nhắc.
vậy nên mình đã thu thập được bốn cách để legit check xem bài báo của bạnđang đọc là authentic hay là rep 1:1.
Thứ nhất phải kiểm chứng rằngtờ báo của bạn đang đọc là uy tín.
Có một điều mà mìnhluôn luôn tự nhắc bản thân là: một tờ báo mà mình và mọi người đều biết không có nghĩa nó là một tờ báosẽ luôn luôn có thông tin chính xác.
Thay vì vậy, ta nên kiểm trarằng liệu thông tin đó có phù hợp với mục đíchcủa toà soạn hay là không.
Một kênh tin tức giải trí mà đưa thông tin nóng hổi chưa ai có về tổng thống Mỹ thì mình sẽ hơi ngờ vực do bản chấtcủa hai lĩnh vực đó gần như là trái ngược nhau.
Thứ hai, tác phẩm đó theo bạn có phảilà đàng hoàng hay không? Những nguồn tin uy tín thường luôn có những tiêu chuẩn cao về chất lượng câu chữ, ngữ pháp, và thường hạn chế tính giật gân.
Thứ ba, bạn nên chú ý về nguồn gốccũng như việc trích dẫn.
Ông bác sĩ mà bài báo nàytrích lời thực chất là ai? Trong một vài trường hợp thì chẳng ai biết cả.
Bên cạnh đó, cũng là nhữngbài báo trích dẫn ý kiến độc giả.
Những thông tin này chắc chắnkhông đại diện cho sự thật và tốt nhất chỉ nên dừng lạiở nửa tin – nửa ngờ.
Cuối cùng, không thể không nhắc đến làtính xác thực của hình ảnh trong tin tức.
Những chủ đề xã hội thườngbao gồm những hình ảnh gây hiểu lầm hoặc đã được chỉnh sửađể bẻ cong theo ý định của người đăng.
Ngoài việc hiển nhiên là không bao giờtin những bài đăng Facebook vô căn cứ, thì mình nghĩ như thế cũng đã đảm bảo bạnđã phần nhiều tránh được những tin bịa đặt.
Bản thân mình trong đại dịch COVID-19 này, mình chỉ lấy thông tin về dịch ở Việt Nam quaCổng thông tin chính phủ trên Facebook.
Và mình đặc biệt hạn chế những bài báo suy đoánhoặc là dự báo tình hình dịch trong những tuần tới để tránh trường hợp gây hoang mang.
Hãy suy nghĩ kỹ về các thông điệphiện đang lưu hành trên internet.
Chính bản thân bạn làngười quyết định có chấp nhận những gì bạn đọc cóphải là sự thật hay không.
Đó là tất cả những gì mìnhmuốn chia sẻ ngày hôm nay.
Hãy nhớ bấm like, subscribe, để lại mọi góp ý của bạn ở bên dưới.
Và tất nhiên hãy ở nhà, nhớrửa tay, đeo khẩu trang và có một mùa cách ly thật tuyệt vời.
.