Con tên là Yến.
Và hôm nay con muốn được bạch với Cô là như này ạ.
Con cũng may mắn được duyên, được biết tới một đạo rất là hay đó là đạo Phật của mình.
Mà khi tìm hiểu thì con thấy là con ứng dụng được rất nhiều trong những tình huống trong cuộc sống.
Nó khiến cho cuộc sống của con thấy đẹp hơn và hoàn thiện hơn.
Nhưng mà có một điều là ở con, tâm con thì cũng rất muốn là hướng tới Phật nhưng có một điều là con chưa quy y bởi vì sở dĩ có một điều như thế này ạ.
Là khi quy y thì chắc chắn là sẽ có đi sinh hoạt theo định kỳ.
Và do tích chất công việc học tập của con và công việc thường ngày của con khác nữa, liên quan tới mảng kinh tế thì sẽ rất là khó mà đi sinh hoạt theo định kỳ được.
Vì như vậy thì con muốn hỏi Cô là: Theo Cô thì con có nên quy y không? Nếu quy y và điều kiện sinh hoạt của con như vậy thì có nên hay không ạ? Vâng.
Con cảm ơn Cô ạ! Cô cảm ơn! Phần quy y Tam Bảo thì chưa phải là đi sinh hoạt trong các đạo tràng nhé em nhé.
Chưa phải.
Mình quy y Tam Bảo là mình phát nguyện nương tựa vào Phật, nương tựa vào giáo Pháp của Phật, nương tựa vào Tăng đoàn để học lời Phật dạy cho mình thực hành thôi chứ không phải là phải vào đạo tràng, điều đó là không đúng.
Cho nên em cứ quy y.
Còn phần mình vào đạo tràng cũng có lợi ích nhưng ở trong đạo tràng thì không phải là bắt buộc mình phải đi sinh hoạt, bắt buộc mình phải đi làm phận sự.
Không phải thế.
Mình chỉ cần nói với người đạo tràng trưởng là: Do yếu tố công việc cho nên em không thể đi được, em chỉ có thể đóng góp phần tịnh tài hàng tháng để cùng sinh hoạt với đạo tràng thôi.
Cho nên, thường mỗi đạo tràng gồm có ba thành phần.
Thành phần thứ nhất là thành phần chỉ tham gia dự thính.
Tức là không phải là người thuộc của đạo tràng.
Thành phần thứ hai là người thuộc của đạo tràng nhưng do yếu tố công việc bận rộn cho nên không tham gia phận sự công đức.
Còn thành phần thứ ba là người ở trong đạo tràng nhưng có đầy đủ điều kiện để làm phận sự công đức.
Cho nên, mình đều được nằm ở một trong ba trường hợp đó.
Nhưng quy y Tam Bảo thì không cần phải vào đạo tràng cũng được.
Nhưng vào đạo tràng có ba điều kiện đó, mình vẫn được lợi ích là do khi mình có công việc gì, đạo tràng sẽ giúp đỡ mình, và mình biết có chỗ để nương tựa và đạo tràng giúp đỡ được mình nhiều hơn nhé.
Dạ thưa Cô thì nhân duyên, con muốn xin hỏi Cô một câu có liên quan tiếp theo ạ.
Đó là khi mà làm về kinh tế như vậy và đặc biệt là về mảng quản lý nữa thì chắc chắn là khi mà quy y như thế sẽ có một số giới nào đó mà con vô tình cũng không thể nào mà tránh khỏi được.
Giả sử, ví dụ như là tiếp khách chẳng hạn thì những điều đó chỉ có thể là hạn chế thôi, không thể nào mà tránh khỏi hoàn toàn.
Thì theo Cô những việc như vậy thì có làm mình tổn phước không? Ý của con ở đây là tiếp khách là dùng tới đồ mặn, có thể là một chút rượu nho nhỏ gì đó.
Đấy ạ.
Thì con mong Cô giảng cho con được hiểu hơn ạ.
Cô cảm ơn! Bây giờ phải tìm chữ “phước” là gì đã nhé.
Phước báo sinh ra là do mình không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không say sưa nghiện ngập.
Tức là phước thì ở đó sinh ra.
Còn nếu như mà mình không giữ cái đó thì mình cũng không được phước chứ nó không tổn phước.
Rõ chỗ này chưa? Mình có làm gì đâu mà tổn đi.
Tức là nếu như mình không sát sinh thì mình sẽ được phước báo này, nhưng nếu mình sát sinh thì nó cũng chịu quả báo là tương ưng.
Chứ không phải vì quy y Phật, sát sinh mà quả báo nó nặng lên.
Đại chúng rõ chỗ này chưa? Yến mới hay lấy ví dụ đấy, giới của Phật giống như là cảnh báo đầu lâu xương chéo ở trạm điện đấy.
Thì ở đấy nói là: “Không trèo lên đây”.
Trèo lên đây nguy hiểm chết người.
Thế nhưng nếu ai trèo lên thì vẫn bị giật, rồi chết.
Thì giới của Phật cũng chỉ cảnh báo cho chúng ta nếu mà làm những điều này thì bị quả báo thôi.
Chứ không phải là quy y Phật, phạm giới mà tội nặng lên.
Không phải thế, mà tội nó là tội.
Còn quy y Phật rồi thì sẽ giúp cho mình cảnh tỉnh mình nhiều hơn.
Mình không biết đến giới, không biết đến nhân quả thì mình sẽ phạm mười lần.
Nhưng biết rồi thì phạm mười lần, mỗi lần cũng kéo lại được một câu sám hối.
Có hơn không? Hơn không quý đạo hữu? Hơn chứ! Đáng nhẽ là lúc trước tạo không sám hối, bây giờ tạo có sám hối.
Tức là cái vết nó đáng mười thì nó chỉ còn tám.
Phải không? Thế cho nên là không sợ gì điều đó.
Và cũng nhắc lại với em là trong giới luật của Phật đối với người Phật tử tại gia thì không phải là cấm uống rượu mà cấm không say sưa nghiện ngập.
Bởi vì điều say sưa nghiện ngập sẽ mang lại trong hiện đời cho người Phật tử đó đau khổ.
Ví dụ như mình say sưa nghiện ngập thì mình sinh bệnh.
Phải không? Mình ép người khác say sưa nghiện ngập là một hình thức khiến cho, làm cho người ta bị mất trí tuệ, thành ra mình bị tổn mất trí.
Còn nếu như ai mà cứ ép người khác không phải trong đạo Phật thì cũng bị nhân quả đó.
Cho nên là quy y đi và cứ phát nguyện trì giới đi, trì được đến đâu thì mình hưởng phước tới đó.
Còn chỗ nào không trì thì nhân quả nó vẫn cứ thế, nó vận hành đấy chứ.
Nó có phải là nhân quả, nó có mắt thì nó thiên vị đâu.
Phải không? Nó bảo: “Ông là đệ tử Phật rồi tôi nghiến cho ông hơn” đâu.
Không phải thế nhé.
Mà nhân quả là sự vận hành tất yếu của mỗi chúng sinh hữu tình.
Cho nên nếu như mình là thằng cướp, mình giết ai đó, đã là tính ác của mình rồi, giết đó là tội rồi.
Thế nhưng mà có một người bảo là: “Tội lỗi như thế, sám hối đi”.
Thì người ta chỉ sám hối, người ta vẫn tăng thêm duyên có phước nhé.
Cho nên là quy y Phật đều có lợi cả, không có hại chỗ nào cả.
.