Mỹ trục xuất 2 nhà ngoại giao Trung Quốc Một vụ trục xuất gây căng thẳng thêm trong quan hệ Mỹ Trung vốn đã quá căng thẳng rồi.
Đây là hình ảnh ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI Mỹ Chính phủ Mỹ đã bí mật trục xuất hai quan chức của đại sứ quán Trung Quốc, sau khi họ lái xe vào một căn cứ quân sự, Reuters đưa tin, dẫn nguồn từ New York Times.
Tờ báo của Mỹ hôm 15/12 đưa tin rằng một trong hai quan chức Trung Quốc bị nghi là nhân viên tình báo hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao.
New York Times đưa tin rằng quan chức Trung Quốc đã vi phạm an ninh tại một căn cứ ở Virginia hồi mùa thu, và chỉ dừng xe sau khi các xe chữa cháy được sử dụng để chặn đường họ.
Theo Reuters, phát ngôn viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ từ chối bình luận.
Bộ Ngoại giao Mỹ không hồi đáp ngay trước yêu cầu bình luận.
Nguyên nhân ban đầu có vẻ từ phía Trung quốc gây ra.
Đây là hình ảnh Chốt gác tại căn cứ hải quân Norfolk Dù chưa có lý do chính xác về việc quan chức Trung Quốc lái xe vào căn cứ ở Norfolk, Virginia, các quan chức Mỹ tin rằng họ làm vậy để thử nghiệm tình hình an ninh tại căn cứ, theo New York Times.
Khi ngừng lái, tin cho hay, quan chức Trung Quốc nói với các bảo vệ của căn cứ rằng họ bị lạc.
Vài tuần sau đó, hôm 16/10, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra các luật lệ mới đối với các nhà ngoại giao Trung Quốc, theo đó yêu cầu họ phải thông báo cho Bộ này trước khi họ có bất kỳ cuộc gặp nào với các quan chức địa phương, tiểu bang cũng như với các viện nghiên cứu và giáo dục.
Có vẻ đây là một cuộc do thám căn cứ hải quân Mỹ.
Hình ảnh chuẩn bị cho một cuộc gặp cấp cao Mỹ – Trung Sự việc có thể trở thành vụ trục xuất quan chức ngoại giao Trung Quốc bị nghi là gián điệp đầu tiên kể từ năm 1987.
Điều này cũng cho thấy Washington đang hành động cứng rắn hơn trước các nỗ lực tình báo của Bắc Kinh.
Một tờ báo khác tường thuật chi tiết hơn.
Vụ xâm nhập diễn ra cuối tháng 9 tại căn cứ quân sự nhạy cảm nơi có nhiều đơn vị đặc nhiệm bí mật của Mỹ đóng quân.
Một quan chức sứ quán Trung Quốc cùng vợ đi ôtô đến chốt kiểm tra.
Cảnh vệ phát hiện họ không có giấy phép vào căn cứ và yêu cầu quan chức Trung Quốc lái xe qua cổng, sau đó vòng ngược lại để rời địa điểm này theo quy trình.
Tuy nhiên, chiếc ôtô đi thẳng vào căn cứ và chỉ dừng lại khi bị một xe cứu hỏa chặn đường.
“Quan chức Trung Quốc ra vẻ không hiểu mệnh lệnh của cảnh vệ và khẳng định mình bị lạc đường”.
Căn cứ hải quân này là một nơi rất quan trọng.
Đây là hình ảnh Căn cứ hải quân Mỹ Norfolk Với 14 cầu tàu cho phép neo đậu 75 tàu chiến và 11 hangar chứa 134 máy bay, Norfolk, căn cứ hải quân bị 2 quan chức ngoại giao Trung quốc xâm nhập được coi là căn cứ hải quân lớn nhất nước Mỹ và lớn nhất thế giới.
Được xây dựng từ ngày 4/7/1917, căn cứ hải quân với quy mô “hùng vĩ, hoành tráng.
Các hệ thống cầu tàu ở đây có khả năng neo đậu những tàu chiến lớn nhất thế giới, bao gồm cả các siêu tàu sân bay hạt nhân 10 vạn tấn của Hải quân Mỹ.
Lực lượng hải quân đóng ở đây được phân đặc trách khu vực biển Atlantic, Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương.
Tính đến tháng 2/2017, Norfolk là “ngôi nhà” của 4 nhóm tấn công tàu sân bay và các đội tàu hỗ trợ, ngoài ra còn là nơi neo đậu nghỉ ngơi của các tàu thuộc Bộ tư lệnh Hải vận cũng như hạm đội tàu ngầm.
Đây cũng là một căn cứ chiến lược của Mỹ Hình ảnh phát ngôn viên Bộ ngoại giao TQ Cảnh Sảng Trung Quốc đã tuyên bố việc Mỹ trục xuất hai quan chức ngoại giao nước này là hành động “xem thường thực tế” và kêu gọi Washington rút lại quyết định.
“Hành động chống lại các nhân viên Trung Quốc cho thấy sự xem thường thực tế nghiêm trọng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phát biểu tại họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, liên quan đến sự việc trên.
“Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Mỹ sửa chữa sai lầm của mình, hủy bỏ quyết định liên quan và bảo vệ nhân viên Trung Quốc theo đúng Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao”, ông Cảnh nói.
Công ước được phê chuẩn năm 1961 giữa các quốc gia, chỉ định các đặc quyền của một phái bộ ngoại giao, cho phép các nhà ngoại giao thực hiện chức năng của họ mà không sợ bị ép buộc hoặc quấy rối bởi nước sở tại.
Sau vụ trục xuất, Trung quốc đã lên tiếng Đây là hình ảnh Trợ lý bộ trưởng Tư pháp Mỹ phụ trách an ninh quốc gia John Demers trả lời về việc bắt giữ các gián điệp TQ Sau nhiều thập niên không để mắt tới mạng lưới tình báo quy mô lớn của Trung Quốc, chính quyền Mỹ đang tiến hành chiến dịch truy quét nhằm vào các hoạt động đánh cắp công nghệ và do thám của Bắc Kinh.
Gần như đều đặn hàng tháng, Bộ Tư pháp Mỹ đều thông báo về việc bắt giữ những đối tượng với nhiều cáo buộc khác nhau có liên quan tới hành vi đánh cắp các bí mật của Mỹ hoặc các hoạt động tình báo.
Tháng trước, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Zhongsan Liu, một quan chức chính quyền Trung Quốc, với cáo buộc gian lận thị thực.
Đối tượng này đã che giấu vai trò của mình trong việc chỉ đạo một chiến dịch lớn của chính quyền Trung Quốc nhằm thâu tóm công nghệ Mỹ bằng cách chiêu mộ các chuyên gia làm việc tại các trường đại học công nghệ cao.
Liu từng là lãnh đạo một nhóm ở bang New Jersey có tên gọi Hiệp hội Trao đổi Nhân sự Quốc tế Trung Quốc (CAIEP).
Liu đã thực hiện hành vi gian lận khi tìm cách làm thị thực Mỹ cho các quan chức Trung Quốc, với sự giúp đỡ của ít nhất 6 trường đại học ở Massachusetts, Georgia, New Jersey và một số nơi khác.
Không phải từ bây giờ mà đã từ lâu cuộc chiến chống tình báo Trung quốc của Mỹ đã trở nên cấp thiết Nói về vụ bắt giữ Zhongsan Liu, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ John C Demers, người đứng đầu Phòng An ninh Quốc gia, cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đối phó với nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm phá hoại luật pháp của Mỹ để thúc đẩy các lợi ích của họ trong việc chuyển các bí quyết và nghiên cứu của Mỹ sang Trung Quốc”.
Hồi tháng 2, tòa án Mỹ đã tuyên phạt Zhao Qianli, 20 tuổi, khung hình phạt tối đa sau khi sinh viên Trung Quốc nhận tội chụp ảnh trái phép cơ sở thuộc Bộ tư lệnh Phương Nam Mỹ nằm trong căn cứ không quân – hải quân Key West, bang Florida.
Zhao Qianli tới Mỹ để học ngành âm nhạc trong chương trình trao đổi mùa hè của Đại học phương Bắc, Trung Quốc, tuy nhiên FBI sau đó phát hiện ra rằng Zhao thuộc Bộ Công an Trung Quốc.
Việc thu thập thông tin tình báo không chỉ có sự tham gia của các sĩ quan tình báo chuyên nghiệp của Trung Quốc, mà còn có các gián điệp không chuyên như khách du lịch Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng nỗ lực giảm thiểu nguy cơ bị Mỹ truy quét mạng lưới tình báo bằng cách sử dụng các biện pháp ít đe dọa hơn và tránh gây ra sự chấn động, đặc biệt bằng cách sử dụng các điệp viên không chuyên.
Việc cho người lén lút chụp ảnh các căn cứ quân sự Mỹ là chuyện thường xảy ra.
Đây là hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump Chiến dịch “triệt hạ” mạng lưới tình báo Trung Quốc của Mỹ chưa có dấu hiệu dừng lại và dự kiến sẽ tiếp tục được triển khai khi Tổng thống Donald Trump có những chính sách cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Nhà Trắng năm ngoái đã công bố một báo cáo về “sự gây hấn kinh tế của Trung Quốc”, trong đó thống kê rằng hành vi đánh cắp công nghệ của Trung Quốc đã khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại 600 tỷ USD/năm.
Tổng thống Trump dường như đang đi theo chiến lược từng được Mỹ sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi Washington ngăn chặn công nghệ của Mỹ và phương Tây rơi vào tay Liên Xô.
Chính sách này đã góp phần dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.
Tổng thống Trump có thể đang thử nghiệm Trung Quốc để xem liệu kỳ tích kinh tế của nước này trong hơn 30 năm qua có thể tiếp tục hay không nếu Bắc Kinh không thể tiếp tục đánh cắp bí quyết của Washington.
Chiến dịch chống tình báo Trung quốc đang được quan tâm đặc biệt.
.