Xin chào tất cả các bạn.
Chào mừng các bạn quay trở lại với kênh Top 10 Huyền Bí.
Các bạn biết đấy, có rất nhiều cách để kiếm tiền chẳng qua là bạn kiếm được nhiều hay ít mà thôi và mở doanh nghiệp của riêng bạn là một trong những cách mà bạn có thể kiếm được nhiều tiền.
Nhưng trong thị trường hiện tại khá là khó để có thể cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp khác và rất nhiều người thất bại trước khi chạm tới thành công.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể lấy thứ gì đó mà ai đó vừa ném ra như rác và biến nó thành tiền mặt? Nếu bạn tò mò về cách bạn có thể biến rác thành tiền thì hãy xem những ý tưởng trong video của ngày hôm nay.
Đây là câu chuyện về một cậu bé 21 tuổi đến từ Uganda người quyết định thành lập một công ty sản xuất túi giấy từ năm 16 tuổi.
Andrew Mupuya đã có ý tưởng khi chính phủ đang xem xét một lệnh cấm dùng túi nilon để hạn chế gây ô nhiễm môi trường vào năm 2008.
Mupuya, lúc ấy đang là một học sinh phổ thông và bố mẹ cậu đều bị mất việc.
Mọi thứ không được tốt và anh ta không có tiền, để bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ của mình, Mupuya tính toán anh cần một số vốn khoảng 36.
000 shilling Uganda (14 USD, hơn 300k VND).
.
Anh đã có được khoản tiền đầu tiên 11 USD từ việc bán 70kg chai nhựa anh thu lượm trong vòng một tuần.
Sau đó, Mupuya mượn thêm thầy giáo 3 USD và bắt tay vào hành trình kinh doanh sản xuất túi của mình với quy mô nhỏ.
Trong khi đi kiếm số tiền cần thiết, Andrew đã đến thăm các cửa hàng địa phương và các doanh nghiệp khác xung quanh cần túi giấy kể từ khi lệnh cấm dùng túi nilon, hóa ra nhu cầu là rất lớn và cần 1 doanh nghiệp lớn.
Bước tiếp theo là cách học làm túi giấy, Andrew lên mạng và học cách làm từ những video.
Kể từ ngày đầu lập nghiệp với 11 USD đó, doanh nhân trẻ đã mở rộng công việc kinh doanh của mình và đến nay, ở tuổi 21, Mupuya đã là chủ của công ty Youth Entrepreneurial Link Investments (YELI) – công ty sản xuất túi giấy đầu tiên của Uganda.
Mupuya thuê 16 người làm việc để sản xuất 20.
000 túi giấy mỗi tuần và tất cả các túi được làm bằng tay vì Andrew không thể mua được máy .
Công ty của anh có một danh sách dài các khách hàng bao gồm các nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm y tế và cả các công ty đa quốc gia như Samsung – YELI đã sản xuất khoảng 1.
000 túi phù hợp cho các cửa hàng ở địa phương của công ty điện tử này.
Mupuya cho biết, hiện anh có 72 khách hàng, trong đó 90% là khách hàng thường xuyên.
Năm 2012, Mupuya đã giành giải thưởng Anzisha trị giá 30.
000 USD – một giải thưởng lớn dành cho các nhà lãnh đạo kinh doanh trẻ ở châu Phi tiên phong trong việc đáp ứng nhu cầu quan trọng của cộng đồng.
Mình chắc chắn rằng hiện tại cậu ấy đã có 1 cái máy làm túi và hẳn cậu ấy có 1 tầm nhìn rộng để bắt đầu chỉ với 14$.
2 doanh nhân trẻ này cũng đến từ Nam Phi, họ làm những gì không ai nghĩ đến vào thời điểm đó.
Khi đang ở độ tuổi 20, họ đã tạo ra những chiếc cặp đi học được tái sử dụng và thành lập công ty Rethaka để giúp hàng trăm học sinh trong cộng đồng địa phương của họ.
Ý tưởng của họ cung cấp cặp sách đi học giá rẻ cho trẻ em và nó có 1 sự thay đổi thú vị.
Công ty của họ thu gom rác thải nhựa và sau đó tái chế nó thành cặp đi học cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhưng điều thú vị ở những chiếc cặp này là chúng có một tấm pin mặt trời được tích hợp vào nắp khi trẻ em đến trường vào ban ngày, vào ban đêm, chiếc cặp có thể phát ra ánh sáng được sử dụng để làm bài tập về nhà thay vì sử dụng nến.
Chiếc cặp này cũng có thể được sử dụng để sạc các thiết bị trong tương lai.
Nhóm đã hợp tác với các công ty địa phương sẵn sàng trả chi phí cho các túi thay cho các học sinh.
Ý tưởng rất đơn giản nhưng hóa ra lại có hiệu quả cao và được chú ý khá nhiều, Thato và Rea đã được giới thiệu trên một số chương trình và phương tiện truyền hình quốc tế và vào năm 2014, họ là người về nhì tại giải Anzisha, một giải thưởng hàng đầu dành cho các doanh nhân châu Phi trong độ tuổi 15-22, những người đã phát triển và thực hiện các doanh nghiệp hoặc giải pháp sáng tạo có tác động tích cực đến cộng đồng của họ.
Điều tốt nhất là sản phẩm tái chế mang đến cho trẻ em 1 thứ mà chúng khó có thể sở hữu, 1 sản phẩm rất có giá trị cho cộng đồng Bethlehem lớn lên trong một ngôi làng nghèo tên là Zenebework ở vùng ngoại ô Addis Ababa, Ethiopia.
Hiện tại, cô là người sáng lập và chủ sở hữu công ty Solerebels, công ty thiết kế và tạo ra một số Giày dép châu Phi phổ biến nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Giày của công ty này rất độc đáo vì nó được làm 100% bằng tay, sử dụng vật liệu tái chế như xe ô tô cũ, quần áo bỏ đi và vải dệt hữu cơ.
Công ty có nhiều thợ thủ công địa phương giàu kinh nghiệm đã biến các sản phẩm tái chế thành những đôi Giày dép đẳng cấp thế giới.
Điều đáng kinh ngạc là giày dép hiện được bán tại hơn 50 quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản và Thụy Sĩ.
Công ty rất nổi tiếng và chỉ vài năm trước đã trở thành công ty giày dép đầu tiên trên thế giới được chứng nhận bởi Tổ chức Thương mại công bằng Thế giới (WFTO).
Bethlehem bắt đầu với Solerebels vào năm 2004 với ít hơn 10000 đô la mà cô đã huy động và vay mượn được từ gia đình và bạn bè.
Bây giờ công ty có hơn 100 nhân viên và gần 200 nhà cung cấp nguyên liệu.
Bằng cách xây dựng thương hiệu toàn cầu này, Bethlehem đã trở nên cực kỳ thành công và tạo ra việc làm và cải thiện cộng đồng địa phương của cô.
Cô hiện cũng có một số cửa hàng bán lẻ ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
Bethlehem đã giành được một số giải thưởng doanh nhân bao gồm nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu của năm 2011 và người chiến thắng giải thưởng châu Phi cho doanh nhân trong cùng một năm.
Với thôi thúc cháy bỏng phát triển cộng đồng và tôn vinh các nghệ nhân châu Phi, Alemu đã tạo nên thương hiệu giày soleRebels trị giá hàng triệu đô trên khắp lục địa đen và đang tiến ra thị trường thế giới.
Lorna Rutto có 1 công việc ổn định tại 1 ngân hàng nhưng đã rời bỏ công việc của mình vào năm 2009 và bắt đầu công ty riêng của mình có tên Ecopost, hiện là một trong những doanh nghiệp tái chế nhựa lớn nhất của Kenya.
Công ty của cô thu gom rác thải nhựa từ các bãi rác và thùng rác trên khắp Nairobi nhưng đây mới là điều thú vị, công ty của cô lấy nhựa tái chế đó và biến nó thành hàng rào được sử dụng để làm hàng rào nhà cửa và các cánh rừng và hiện đang trở nên phổ biến hơn gỗ.
Cho đến nay, công ty của cô đã sản xuất hơn 10000 trụ hàng rào và tạo ra hơn 500 việc làm.
Công ty của cô đang kiếm được hơn 150000 đô la một năm nhưng điều thú vị khác là ý tưởng tái chế nhựa của cô đã tiết kiệm được 250 mẫu rừng tránh bị phá hủy để khai thác gỗ để xây dựng những hàng rào mà cô thay thế bằng nhựa tái chế.
Cô ấy làm tốt đến nối gần đây cô đã nâng cấp nhà máy của mình lên quy mô lớn hơn với thiết bị tốt hơn.
Công việc kinh doanh của cô đã đạt được rất nhiều sự thay đổi và cô đã giành được một số giải thưởng như Giải thưởng Sáng kiến Phụ nữ uy tín của Cartier (Cartier Women's Initiative Awards) cũng như giải thưởng cho khu vực châu Phi hạ Sahara, giải thưởng BiD Network Nature Challenge, SEED Award, Enablish Award.
Nigeria, thành phố đông dân nhất với hơn 16 triệu người đã thải ra 10000 tấn rác mỗi ngày.
Phần lớn chất thải đó không được thu gom và dẫn đến các tuyến đường thủy bị tắc nghẽn và những đống rác khó coi nằm dọc các con phố.
Bilikiss là CEO và đồng sáng lập của một công ty có tên WeCyclers, giúp cộng đồng lấy lại khu dân cư của họ khỏi rác thải không được quản lý.
Cô đã phát triển ý tưởng kinh doanh khi còn là sinh viên Quản trị kinh doanh (MBA) tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và là kỹ sư phần mềm của công ty tại IBM trong 5 năm liền.
Công ty của cô được thành lập vào năm 2012, ý tưởng ban đầu của cô là tăng số lượng chất thải mà cô có thể thu thập từ các hộ gia đình ở Lagos bằng cách cung cấp cho họ vé xổ số để đổi lấy và họ có chương trình ưu đãi dựa trên SMS để thu hút mọi người tham gia.
Về cơ bản, bạn đưa nhựa và đồ tái chế cho một anh chàng với chiếc xe đạp chở hàng và bạn sẽ nhận lại được một cái gì đó.
Các nhà máy tái chế ở Nigeria rất khao khát chất thải tái chế vì nhu cầu của các sản phẩm cuối cùng trong và ngoài nước và vì vậy tiềm năng là rất lớn.
Nếu bạn nghĩ về nó, ý tưởng này có thể có thể làm việc cho bất cứ ai, ở bất kỳ thành phố nào.
Nếu bạn nghĩ sẽ khó khăn khi bắt đầu kinh doanh và bắt đầu làm một thứ gì đó từ các sản phẩm tái chế như những người khác đã làm thì bạn cần lắng nghe câu chuyện về người đàn ông đến từ châu Phi này lấy lốp xe và biến chúng thành dép.
Gia cảnh nhà Malcolm đã nghèo lại càng nghèo hơn vì cha anh nghiện cờ bạc, rượu chè thường xuyên nợ tiền.
Dù Malcolm chăm chỉ tăng ca và làm thêm bao nhiêu thì số tiền ít ỏi anh mang về cũng không thể nào chu cấp đủ cho gia đình mình.
Một ngày nọ, Malcolm quyết định bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình và với một ít tiền, anh đã mua rất nhiều lốp xe cũ.
Tất nhiên người dân trong làng đã cười nhạo anh ta vì họ không biết tại sao ai đó lại mua lốp xe cũ đã qua sử dụng, đặc biệt là khi anh ta không có xe hơi.
Nhưng cười là việc của họ, anh ấy làm việc cả ngày lẫn đêm và tạo ra một đôi dép thực sự rất tuyệt và thật là một ý tưởng hay.
Những đôi dép đơn giản này được Malcolm gia công bằng tay cẩn thận và chắc chắn nên rất bền và dễ nhìn.
Mỗi đôi anh bán khoảng từ 2 đến 5 đô (khoảng 45 nghìn đến hơn 100 nghìn đồng).
Những đôi dép này thân thiện với môi trường lại rất bền.
Đặc thù hàng hóa khan hiếm tại châu Phi khiến những đôi dép đặc biệt này của Malcolm rất được mọi người yêu thích.
Sau một thời gian kinh doanh khấm khá hơn anh bắt đầu mở rộng thêm quy mô sản xuất.
Malcolm thành lập nhà máy sản xuất giày của riêng mình và thuê thêm một nhóm công nhân làm việc.
Mọi người trong thôn bắt đầu có một cách nhìn nhận và thái độ khác đối với Malcolm.
Nỗ lực vươn lên từ bàn tay trắng Malcolm đã trở nên thành đạt, anh được nhiều cô gái xinh đẹp trong thôn theo đuổi mong muốn được kết hôn.
Malcolm cũng mang đến tương lai và hy vọng cho những người dân địa phương thoát đói nghèo.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết video.
Bạn thấy những ý tưởng này như thế nào? Nếu có ý tưởng nào hay ho hãy bắt tay vào làm ngay thôi nào vì bạn có thể sẽ trở thành cái tên vàng trong làng triệu phú.
Hãy cho mình biết ý kiến của các bạn trong phần bình luận bên dưới hoặc trên fanpage của Top 10 Huyền Bí nhé.
Hẹn gặp lại các bạn trong những video tiếp theo.
.