Mình sẽ là một kẻ bịp bợm trắng trợn Nếu mình không thừa nhận là mình đã từng rất thích chế độ auto Ở trên các thiết bị điện thoại, camera, máy ảnh Không thể phủ nhận chế độ auto rất là tuyệt vời Chế độ auto nó đem lại cho chúng ta những trải nghiệm Mà những thằng lười như mình rất là thích Không phải chỉnh gì nhé, bấm máy lên là quay Bấm máy lên là chụp, và không thể phủ nhận, chế độ auto Dành cho những người ở mức độ không đòi hỏi cao Về chất lượng video, chất lượng hình ảnh Nhưng.
.
.
Khi mình đã có Một khoảng thời gian bay nhất định với FLYCAM Mình đã có trên 10 giờ bay, về máy tính mình bật lên Thì.
.
.
Ôi thôi Những cái video xuất ra, không được như ý muốn Đó là gì nó bị cháy sáng be bét Nó bị giật lag Và nó không thể hiện được cái chi tiết và chủ thể Chúng ta muốn tập trung vào trong cái video của mình Thế nên là.
.
.
Phải tìm hiểu thôi Như các bạn xem đến đoạn này của clip rồi ấy Chắc các bạn sẽ nghĩ là “Auto thì liên quan gì đến ND filters Đúng không? Thế nên là mình sẽ định nghĩa luôn Về ND filters, CPL filters, UV filters là gì Trong cái clip này để cho các bạn hình dung hơn nhé Đầu tiên mình muốn nói đến đó chính là loại kính lọc mà chúng ta sẽ sử dụng nhiều nhất Bằng FLYCAM đó chính là ND Filters hay còn gọi là Neutral density filters Theo định nghĩa thông thường nhé đó là một loại kính lọc giảm cường độ sáng Để dễ hình dung hơn thì nó giống như một chiếc kính râm vậy Giúp mắt của chúng ta nhìn cảnh vật rõ và không bị chói Và ND filters có 2 phân loại chính Thứ nhất đó là ND filters thường và ND filters phân cực ND filters thường thì nó bao gồm các loại như ND4, ND8, ND16, ND32, ND64 Và thậm chí là những ND rất cao như ND 1000 Và cao hơn nữa ND PL thì cũng tương tự các thông số như ND thường Nhưng ND PL Là loại ND polarizer Ngoài tác dụng giảm cường độ sáng Chống cháy sáng ra thì nó còn chống cả lóa nữa Nó chống những hiệu ứng lóa từ mặt nước Và chống hiệu ứng lóa từ thảm thực vật Nó làm cho video rất đẹp, màu nước trong Vì nó đã loại bỏ ra hết những ánh nắng, hắt từ dưới mặt nước lên camera Chúng ta có thể nhìn rõ những gì dưới nước, trong suốt luôn Đó là định nghĩa thông thường Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là chế độ auto cũng giảm độ sáng được Chỉnh tay cũng có thể khiến cho độ sáng giảm Thế thì tại sao chúng ta phải cần đến ND filters nữa Đây mới là vấn đề Theo thuật ngữ của video đó chính là Khi quay video người ta sẽ có một quy tắc Gọi là quy tắc 180 độ.
Quy tắc 180 độ??? Đó là khi bạn quay với bao nhiêu FPS Thì tốc độ màn trập phải gấp đôi cái FPS đó Ví dụ các bạn quay với FPS là 24 Thì tốc độ màn trập các bạn phải set 48 hoặc 50 Ví dụ các bạn quay với lại FPS 60 Thì tốc độ màn trập phải là 120 Với slowmotion thì FPS 120 thì tốc độ màn trập là 240 Một phần 240 giây ấy Dĩ nhiên quy tắc này nó sẽ không dập khuôn hoàn toàn như vậy Bạn có thể điều chỉnh lên xuống một chút Thì nó vẫn là OK Tuy nhiên như mình đã nói ở đầu.
Nếu mà các bạn để chế độ auto Hoặc là chỉnh tay iso, rồi shutter speed rồi FPS Nó sẽ không được như ý muốn đâu Và cái việc không tuân theo quy tắc 180 độ đấy Nó sẽ làm cho video bị giật Như cái video mẫu mà mình đã nói ở đầu video Nó giật nó lag và Cái video của chúng ta sẽ không được chi tiết Thậm chí chế độ auto và chỉnh tay chúng ta phải đẩy iso lên và nó sẽ bị noise, xem rất là tức mắt Vậy nên lúc này chúng ta mới phải nghiên cứu để sử dụng ND filters Dĩ nhiên nói đi thì cũng phải nói lại Không phải nhất thiết lúc nào chúng ta cũng cần sử dụng đến kính lọc, kính ND Bởi vì có những điều kiện ánh sáng rất là hoàn hảo Để chúng ta thực hiện video và chụp ảnh Đó là gì đó là Golden hour Hay người ta còn gọi là giờ vàng Đây là cái khoảng thời gian rất tuyệt vời Các nhiếp ảnh già, những nhà quay phim người ta săn những khoảnh khắc này Và khi đó cái ánh sáng mặt trời nó không gắt Trời thì trước hoàng hôn và bình mình 30 phút, 20 phút Ánh sáng của nó rất là dịu, nó chưa lên hẳn và nó cũng chưa xuống hẳn Chưa tắt hẳn Ánh sáng của nó hoàn hảo để tạo nên những bức ảnh cũng như là video tuyệt vời Chúng ta có thể set-up thông số Frame rate =1/2 tốc độ màn trập Quá là tuyệt vời nhưng khoảnh khắc này sẽ rất là ngắn Đòi hỏi chúng ta phải chờ, đợi liên tục Còn những video khác nữa Mình quay trước khi mua kính lọc và kính phân cực Ánh sáng của nó rất là tuyệt vời, rất là nhẹ nhàng, không gắt quá Chúng ta vẫn có thể chỉnh tay, thậm chí AUTO Tuy nhiên trường hợp như vậy khá hiếm Thế nên chúng ta sẽ không phụ thuộc 100% vào ND filters, CPL filters, UV filters cả Nếu mà có những bộ kính lọc như thế này sẽ đảm bảo cho chúng ta sẽ không bao giờ phải lo lắng video và ảnh bị cháy sáng Về cái mục ND filters này thì để mà nói hết được tất cả các loại ND filters Tác dụng của nó trong từng trường hợp Rồi là mua loại nào không nên mua loại nào Có lẽ khi mình nói xong thì các bạn đã mắc màn đi ngủ rồi Và thời lượng của video cũng không cho phép Thì mình sẽ làm một video test trực tiếp cài đặt và sử dụng các loại ND filters Trong các điều kiện ánh sáng khác nhau để các bạn có thể hình dung và lựa chọn, không nhất thiết chúng ta phải mua cả một bộ ND filters Vì thực sự nó rất đắt tiên với một số bộ cao cấp ví dụ như Polar pro hoặc kể cả Free well phiên bản 8 cái kính lọc rất là đắt và có những cái không phù hợp Ở thị trường Việt Nam , mình nhắc lại là có những cái không phù hợp ở thị trường Việt Nam Thế nên là mình sẽ làm một video khác Để mà test về những cái kính lọc này Và có khi các bạn chỉ chọn một đến 2 cái kính lọc Là cũng có thể đủ cho khả năng quay của chúng ta ở Việt Nam Và những cái phong cách Theo mong muốn của các bạn Tiếp theo là CPL filter CPL filters hay còn gọi là polarizer filters Nói ngắn gọn theo một cách dễ hiểu nhất thì NÓ có tác dụng làm bầu trời xanh đẹp hơn Mây chi tiết hơn , giảm lóa không mong muốn Giúp trời trong, xanh.
Nước trong Giảm lóa từ thảm thực vật Nó cũng giống như ND CPL ND PL Nó cũng giống như ND PL ấy tuy nhiên Nó sẽ không giảm cường độ sáng, không giảm tốc độ màn trập Mà nó chỉ có tác dụng là phân cực thôi Có tác dụng lọc chống lóa Có 2 loại kính lọc tiếp theo mình cũng muốn nói thêm Đó chính là kính lọc UV filters Hay còn gọi là ultra violet filters Loại bỏ tia cực tím trong những khung hình khiến cho khung hình sâu và đẹp hơn Và kính lọc clear night Cái loại clear night này thì cũng chưa thấy ai sử dụng ở Việt Nam cả Tác dụng chính của nó là giảm nhiễu Trong bầu trời vào ban đêm Và cái loại này thì đắt Loại này 500.
000 – 600.
000 VNĐ một cái kính của FREEWELL Nó dùng để khử noise trong bầu trời đêm Và khi chúng ta chụp những cảnh Của thành phố trong đêm bằng FLYCAM ấy thì nó rất là đẹp Nó sẽ loại bỏ những cái noise ở bầu trời và Nó làm cho tòa cao ốc cũng như những màn bắn pháo hoa rất là tuyệt vời Hi vọng là cái video vừa rồi của mình sẽ Giúp các bạn hình dung được các loại kính lọc dành cho các thiết bị số Và FLYCAM, thì sau khi xem clip này thì nếu các bạn thấy hay Hãy like subscribe, follow mình Mình chuẩn bị sẽ làm một loạt các video test các loại kính lọc này Các video hướng dẫn về các cách bay làm sao để tạo nên các cảnh quay đẹp Nếu các bạn có những câu hỏi có những thắc mắc hay có những điều phân vân Hãy để lại comment phía dưới mình sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi Video của mình đến đây là hết.
Chào các bạn!.