Nick của Thuy Dung Le không có dấu.
Cô tự dịch ra như vậy.
“Thưa cô! Con hỏi là” “lúc nãy, cô có chỉ dạy cho chúng con biết” “cách khi mang thai thì làm điều phước lành, ” “cúng dường hồi hướng cho thai nhi trong bụng.
” “Con xin cô chỉ dạy thêm cho chúng con biết, ” “đối với những đứa trẻ đã đủ duyên, ” “làm con sinh ra thành người?” Tức là khi đứa bé đã sinh ra thành người thì dưới lúc 13 tuổi.
Các bạn ạ! Từ lúc nhỏ cho đến lúc 13 tuổi là nó hoàn toàn ăn về phước cộng nghiệp với mình nó nhiều.
Còn khi nó bắt đầu trưởng thành thì nó tự tạo tác nghiệp nhiều.
Cô sẽ phân ra từng giai đoạn.
Khi mà nó bắt đầu bú.
Tức là hoàn toàn mình phải phục vụ nó thì mình tạo phước cho nó.
Nó được hưởng nhiều hơn.
Khi bắt đầu nó biết nói, biết chạy rồi thì phúc mình sinh ra cho nó, mình cúng dường làm phúc cho nó, nó được hưởng ít đi.
Bởi vì, nó có tính chất tự lực rồi.
Đến lúc 13 tuổi nó bắt đầu vẫn phụ thuộc vào mình nhiều hơn thì mình tạo phúc cho nó, nó chuyển hóa được nhiều hơn.
Nhưng bắt đầu từ 13 tuổi trở đi, tức là nó có những tình yêu, tình cảm giấu giếm mình.
Tức là nó tự lực, nó không nương tựa vào mình nữa thì mình tạo phúc cho nó ít hơn.
Tức là nó có tiếp nhận hoặc không tiếp nhận.
Còn lúc bé thì là nghiệp lực của đứa bé, nó đang tiếp nhận từ bố mẹ, Cho nên là mình nên: Thứ nhất là tạo phúc cho con mình khi con còn ở trong thai.
Thứ hai là tạo phúc cho nó khi nó còn đang bú.
Thứ ba là đến thời kì biết nói biết chạy.
Thứ tư, cứ dần dần lên đến chỗ nó tự lực.
Và đến thật sự là tự lực như chúng ta rồi.
Bố mẹ khó có thể tạo phúc cho chúng ta.
Bởi vì là: chúng ta không tiếp nhận nó nhiều.
Cho nên, Phật mới dạy là: “Nếu quà ông cho tôi, tôi không nhận” “thì quà thuộc về ai?” Mình có đồng tâm với cha mẹ mình như nhau thì hai cái phúc nó cho nhau được nhiều hơn.
Người ta gọi là: Cộng nghiệp, đồng nghiệp.
Các bạn hiểu rõ chỗ này chưa? Đồng nghiệp tức là đồng tâm, đồng ý.
Ví dụ: bố mẹ xui con làm việc này, con làm ngay.
Đấy là hai người đồng nghiệp với nhau.
Cho nên, bố mẹ tạo phúc cúng dường cho mình, mình được hưởng hơn.
Còn bố mẹ với con cái mà không đồng tâm, đồng ý thì bố mẹ tạo ra phước cho con, con chưa nhận được.
Đó là yếu tố linh diệu trong tâm thức của chúng ta.
Câu hỏi tiếp từ Nick Linh Hoa: “Thưa cô!” “Con có thai gần đến ngày sinh thì bị lưu.
” “Cháu mất, con đau khổ vô cùng, ” “mang thai đủ chín tháng” “mà không được ôm con, ” “không được nhìn mặt con, ” “còn nỗi đau nào hơn thế?” “Thương bé! Con chỉ biết khóc.
” “Giờ con chỉ muốn biết, ” “con phải làm gì” “để con của con được siêu thoát” “và được đầu thai làm người.
” “Con xin cô hãy chỉ giúp cho con!” Việc này cháu chỉ cần làm một mâm cơm chay lên.
Ở trong mâm cơm chay đó, có chút sữa, rồi cháu xin khấn với con của cháu rằng: Nếu con vẫn còn trong cõi vong linh chưa đi đầu thai mà con vẫn ở bên mẹ thì mẹ xin là có ngần này số tiền đó là tùy vào hoàn cảnh, cháu cho em bé nhiều hay ít.
Xin về, mang về chùa thỉnh các Thầy làm lễ để cho bé được về chùa tu tập rồi để bé sớm được đầu thai làm người.
Nếu có duyên, có phước thì xin bé hãy đầu thai về ngay làm đứa con tiếp theo của cháu.
Việc này đều được cả.
Cô trả lời câu hỏi tiếp là câu hỏi của Nick Mỹ Linh: “Cháu thưa cô!” “Một đất nước có tỉ lệ” “nạo phá thai quá cao.
” “Việt Nam thuộc top năm nước” “nạo phá thai nhiều nhất Thế Giới” “thì đất nước đó sẽ có cộng nghiệp chung” “trong tương lai như thế nào ạ?” Cô sẽ nói: Một đất nước và một gia đình, đây là câu hỏi rất thông minh và mang tính chất trách nhiệm rất là cao đối với cộng đồng.
Bố, mẹ, con cái, ta cứ gọi là một tiểu Vương quốc, từng từng gia đình là một đại Vương quốc.
Tức là nói là một đất nước.
Nếu như tất cả các gia đình đều bất hòa thì đất nước có an ổn không? Nhà nào con cái cũng mang đi và cãi nhau, đánh nhau, chửi nhau với bố mẹ, con cái cũng oán hận bố mẹ thì đất nước có hòa bình không? Có an ổn không? Không an ổn! Đây cũng thế.
Nếu như một đất nước mà có nhiều vong thai quá thì sự oán hận đó rất là cao, oán hận cao thì nó làm cho bố mẹ có những sức khỏe không tốt.
Đó là không tốt rồi nhé! Bố mẹ làm ăn thất bát thì là không tốt rồi nhé! Con cái anh em của nó chơi bời, hư hỏng, chẳng tu chí thì không tốt rồi nhé! Thế thì nạo phá thai nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và ổn định trong xã hội không? Ảnh hưởng rất trực tiếp.
Vì thế cho nên, chúng ta phải nương vào Phật pháp.
Chúng ta tạo phúc lành cho các bé vong thai để cho nó có phước, nó trở thành những chúng sinh thiện lành.
Nó không báo oán nữa thì đất nước có an bình không? Nhà nhà an bình thì đất nước an bình thôi.
Cho nên, chúng ta phải nương tựa vào các phúc báo để tạo ra cho các bé vong thai.
Câu hỏi tiếp là: “Thưa cô!” “Con vừa mất đi em trai của mình” “Bố mẹ con rất suy sụp.
” “Vậy phải làm gì để em con” “có thể đầu thai trở về, ” “tiếp tục làm em con, ” “làm con của bố mẹ con.
” “Bố mẹ con đã 46 tuổi rồi.
” “Và hiện nay con phải làm gì” “để giúp bố mẹ” “trải qua giai đoạn khó khăn này?” Đây là 1 bạn rất là hiếu thuận.
Hôm nay, cháu nghe được việc là nhân duyên được làm cha con, mẹ con trong một gia đình phải đưa cho mẹ nghe, mẹ sẽ hiểu rằng: em bé không có duyên với mình.
Và gia đình sẽ làm các việc tiếp thiện đó hồi hướng cho em bé và nguyện cho em bé sớm được sinh về ngay chính trong gia đình nhà mình.
Vì bố mẹ đang có mong muốn, có thể làm như vậy được.
.