Những người lương thiện luôn đau buồn vì nổi khổ của những người vô tội.
Khi một người vô tội đau đớn vì bệnh hiểm nghèo, bị tra tấn hay giết chết, Chúng ta thường cảm thấy đau buồn, bất lực và giận dữ Nhiều người cho rằng những đau khổ đó chứng tỏ Chúa không tồn tại.
Lập luận của họ thường như thế này: + Chúa là đấng tốt lành và toàn năng.
+ Vị Chúa như thế sẽ không để những điều đau khổ vô lý xảy ra + Thế mà chúng ta vẫn luôn chứng kiến sự đau khổ bất công + Suy ra một trong những điều trên phải sai Hoặc Chúa không tốt, hoặc Chúa không toàn năng, hoặc Chúa không hề tồn tại Lập luận này sai chỗ nào ? Đầu tiên, hãy câu nói “Chúa sẽ không cho phép sự đau khổ xảy ra” Có hai thể loại đau khổ: Đau khổ do con người, thứ mà ta gọi là sự Ác độc và đau khổ bởi tự nhiên, ví dụ động đất hay ung thư.
Sự TỰ DO Ý CHÍ cho thấy Chúa tốt lành mà vẫn cho phép sự ác nảy sinh.
Bởi vì Chúa cho con người TỰ DO Ý CHÍ, nên họ mặc sức cư xử trái ý Chúa.
Họ làm điều sai trái không có nghĩa là Chúa không tốt lành.
Ngược lại, nếu không có Chúa thì chẳng có tiêu chuẩn nào cho sự tốt lành.
Mọi sự phán xét đều phải dựa vào một tiêu chuẩn.
Điều đó cũng đúng với sự phán xét đạo đức của chúng ta Tiêu chuẩn nào để chúng ta để đánh giá Sự Ác là Sự Ác ? Điều khá nhất mà ta có thể nói về Sự Ác – Nếu như không có Chúa – Đó là “theo sở thích chủ quan, chúng tôi không muốn thấy người ta làm như thế với những người khác” Chúng ta không có cái tiêu chuẩn nào để nói điều Ác là Ác, chỉ là chúng ta không thích nó Vậy chúng ta chỉ có khái niệm cái Ác gây ra bởi con người nếu ta có khái niệm về Chúa Đối với đau khổ gây ra bởi tự nhiên, câu hỏi đó tưởng chừng khó trả lời hơn.
Bạn thấy một đứa trẻ vô tội phải chịu đựng, từ bệnh hiểm nghèo chẳng hạn.
Bạn đau buồn.
Điều đó hiểu được.
Bạn không thích nó.
Điều đó hiểu được.
Bạn thấy nó sai, không công bằng, không nên xảy ra.
Điều đó hiểu được.
Nhưng về mặt logic, trừ khi bạn tin có Chúa! Vì, nếu không tin có Chúa, cảm xúc chủ quan của bạnlà cơ sở duy nhất để phán xét sự đau khổ do tự nhiên gây ra.
Được rồi, bạn không thích điều đó.
Nhưng làm sao bạn lại không thích điều mà nó là bằng chứng cho thấy Chúa không tồn tại? Hãy nghĩ về điều đó.
Nó chỉ là sự đối lập.
Sự phán quyết tốt hay xấu của chúng ta do tự nhiên hay do con người, Đều có Chúa làm tiêu chuẩn.
Nếu không có Chúa, thì chẳng có gì tốt hay xấu.
Chỉ là Tự Nhiên đang làm công việc của nó.
Nếu mọi thứ đều chỉ là do tự nhiên, thì chẳng cần phải giải thích tại sao một người phải đau khổ còn người khác lại không Sự đau khổ bất công là vấn đề, chỉ khi bạn ý thức được cái gì là công bằng, cái gì là bất công.
Nhưng cái Ý THỨC đó từ đâu ra ? Dĩ nhiên không từ TỰ NHIÊN mà có.
Chẳng có gì chỉ xuất phát từ TỰ NHIÊN.
Tự nhiên chỉ có sự sinh tồn Nói cách khác, sao ta nói được sự đau khổ là “không đáng có”, hay “sai trái” ? Điều đó được xác định như thế nào? Trên tiêu chuẩn nào ? Tiêu chuẩn riêng của bạn chẳng có nghĩa gì, Tiêu chuẩn riêng của tôi chẳng có nghĩa gì Ta có thể nói chuyện rất ý nghĩa về việc đau khổ có “không cần thiết” hay “sai trái” không.
.
.
chỉ khi chúng ta có chung một niềm tin rằng có một tiêu chuẩn khách quan cho việc nó đúng hay sai.
Và nếu tiêu chuẩn đó có tồn tại, thì điều đó có nghĩa Chúa cũng tồn tại.
Hơn nữa, những người tin vào Chúa có thể giải quyết vấn đề “Đau khổ do tự nhiên” dễ dàng hơn người Vô Thần về mặt tâm lý cũng như logic Rằng nếu bạn chấp nhận có một vị Chúa tốt lành, thì hẳn vị Chúa ấy, bằng cách nào đó, bù đắp mọi sai trái, nếu không phải ở thế giới này, thì ở thế giới tiếp theo.
Đối với người Vô Thần thì ngược lại, không có sự đau khổ nào sẽ được bù đắp cả.
Không có công lý tối thượng nào cả.
Kẻ Xấu thắng và Người Tốt phải đau khổ.
Động đất và ung thư thì chết người.
Kết thúc câu chuyện.
Nếu tất cả đều do tự nhiên, thì làm sao một người vẫn vững được tinh thần ở một thế giới mà sóng thần có thể cuốn đi cả một thị trấn kẻ xấu tra tấn và giết chết người vô tội, và bệnh tật tấn công người ta một cách tàn bạo ? Câu trả lời là: không thể nào.
Đó có phải cách bạn muốn sống? Tôi là Peter Kreeft, Giáo sư triết học ở Đại Học Boston, for Prager University.
.