Dạ, bạch Thầy! Một buổi chiều cũng rất là ý nghĩa với cả đoàn BIDV Hà Nội.
Chúng con cũng có duyên lành để hôm nay được về đây và được nghe Thầy giảng Pháp.
Cũng thấm và thấy rất nhiều điều bổ ích, mình có thể thay đổi và thực hiện.
Và con thích nhất câu của Thầy là: Hãy trở thành người có ý nghĩa và sống ý nghĩa mỗi ngày, quan trọng là mình sẽ làm gì và để lại gì cho cuộc đời này.
Và chúng con cũng sẽ tu tâm để rèn luyện bản thân.
Ở cương vị một người đứng đầu của một đơn vị thì con thực sự vẫn băn khoăn hai điều.
Và con cũng muốn được Thầy khai sáng ạ! Thứ nhất là trong cái điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì người đứng đầu thực sự là rất áp lực để duy trì được cái hiệu quả kinh doanh và mức lương cho cán bộ.
Nhưng để làm được điều đó thì rõ ràng mình cũng phải có những tư duy, hay nói một cách cụ thể hơn là cũng phải có mưu mô để mình thắng được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Và một cái giao dịch thành công của mình là mình cũng có thể làm ảnh hưởng đến một ngân hàng khác.
Bởi vì khách hàng thì hữu hạn, đang là khách hàng của ngân hàng khác, mình đưa về ngân hàng mình.
Và nó là một cái thành công lớn của chi nhánh mình.
Nhưng lại là thiệt thòi cho các ngân hàng khác, khi khách hàng đó chuyển dịch sang ngân hàng mình.
Thì đấy có phải là mình đang gieo một nhân không tốt không? Con băn khoăn về điều đấy.
Bởi vì cái tốt nó cũng chỉ trong một cái điều kiện cụ thể nào đấy.
Nhưng cho một nghiệp của người đứng đầu thì như vậy có phải điều không tốt không? Cái câu hỏi thứ hai của con cũng rất băn khoăn là tình huống hiện nay: là con đang phải xử lý với một khách hàng nợ xấu từ rất lâu rồi.
Và khách hàng này thì đã 72 tuổi.
Lần nào con gặp thì thực sự nếu như để mình cứng rắn và mình áp dụng các điều kiện để thu hồi nợ là mình làm được.
Nhưng cứ mỗi lần gặp thì con lại bị một cái cảm giác là nếu như mình làm quá cứng rắn thì sẽ làm tổn thương chính người khách hàng đấy.
Mà họ thì đã 72 tuổi và không hẳn là đã hợp tác trong việc trả nợ.
Không hợp tác.
Nhưng nếu bây giờ để mà mình đưa công an, tòa án vào việc thu nợ thì mình sẽ có thể đẩy người ta đến những cú sốc về sức khỏe, tinh thần và có thể người ta sẽ không thể chịu đựng được.
Và đấy là điều làm con chần chừ, không vượt qua được trong các việc ra quyết định của mình.
Đó là hai điểm mà rõ nét, thời điểm này con đang rất băn khoăn về cái việc con đường mình lựa chọn, mình sẽ làm điều tốt như thế nào.
Mong Thầy chỉ giáo ạ! Con xin cảm ơn! Quỳnh Giao đưa hai câu hỏi, đại chúng nghe rõ rồi đúng không? Thì thế này! Câu hỏi thứ nhất là trong việc mà cạnh tranh để có được khách hàng về với mình.
Thế thì cái tiêu chuẩn đạo đức ở chỗ này.
Tức là mọi cái là sự đồng ý, sự thỏa thuận.
Chứ không phải là con chiếm lấy người ta một cách giống như là cưỡng chế người ta thì không phải.
Thế còn trong giao dịch, tất cả mọi cái, con thể hiện được, thuyết phục được người ta quay về với con, không có tội trong chuyện đó.
Cái chuyện đấy hoàn toàn không có tội nhé.
Bằng tất cả mọi cái, ở đây Thầy nói cái nghệ thuật giao tiếp của con, bằng kể cả uy tín của con, bằng tất cả mọi cái mà để cho khách hàng về với con, người ta bỏ đơn vị cũ, người ta về với con; cái chuyện đấy cũng là bình thường.
Ngân hàng kia không đủ sức giữ người ta.
Đấy chuyện rất bình thường.
Cái đấy không có tội gì cả.
Chuyện đấy là bình thường nhé! Thế còn nếu mà con dùng những thủ đoạn thật xấu ấy, ví dụ thế.
Thầy thì chưa biết những thủ đoạn ấy như thế nào.
Mà thủ đoạn, nó không phải bằng tài trí của con, bằng cái thật mà mình dùng những thủ đoạn đe dọa, hay là những việc mà bắt người ta phải về với mình, giống như là cưỡng chế người ta phải về mình.
Cái đó thì không được.
Cái đó là không có đức.
Thế còn mình thuyết phục, mình giao tiếp, mình này khác; cái đấy là nghệ thuật.
Cái đấy là bình thường trong kinh doanh, không có tội lỗi gì cả.
Cái đấy không có tội, con cứ làm bình thường nhé! Và các ngân hàng phải làm thế! Đấy là người lãnh đạo còn phải lo cho bao nhiêu anh em chứ! Cái chuyện đấy rất bình thường.
Cho nên ngân hàng nào cũng phải phát huy cái này.
Người ta gọi là Marketing, phải không? Thế còn việc con đòi nợ xấu của vị khách hàng 72 tuổi.
Thì thứ nhất mình có hợp đồng.
Hợp đồng đấy là cái thỏa thuận.
Trong hợp đồng đấy đã có tính nguyên tắc và có đạo đức trong đấy rồi.
Cứ đúng hợp đồng mình làm.
Thực sự là đúng hợp đồng mình làm.
Vì khi người ta hợp đồng với con, người ta cũng chấp nhận như thế, người ta cũng biết người ta ở tầm, cái tuổi đấy rồi, chứ không phải không.
Nghe không? Con làm đúng.
Tất nhiên, mình cũng có xét ở mức nào đấy nhé! Có xét, chỗ này mình có xét một chút.
Nhưng còn bản chất của hợp đồng, mình làm đúng hợp đồng.
Hợp đồng là thể hiện đạo đức trong đấy rồi.
Cho nên làm đúng hợp đồng.
Chứ con mà nhân nhượng thì cũng lại hỏng.
Nhân nhượng như thế sẽ có rất nhiều khách hàng dạng như thế thì sẽ ảnh hưởng đến công ty.
Tất nhiên hợp đồng là cái cứng, nhưng trong khi mình giao tiếp với khách hàng, mình vẫn có những cái mềm, có những cái động viên người ta, những cái này, cái khác.
Nhưng mà trong cái mềm phải có cái rất cứng rắn.
Cái đấy là nghệ thuật làm việc.
Thực hiện đúng hợp đồng là con không có tội gì đã.
Đấy là hợp đồng, hai bên đều thỏa thuận.
Pháp luật cũng thể hiện trong này rồi.
Cái đấy là hoàn toàn không có tội, không có tội cái chuyện đấy.
Nghe không? Thế còn cái kia, cách ứng xử, mình cũng ứng xử văn minh, ứng xử một cách khéo léo.
Chứ không phải mình đến đấy để mình coi như là hù dọa, đánh đập người ta, này khác.
Không cần thiết phải chuyện đấy nhé! Ngành ngân hàng, Thầy biết là ngành rất nhạy cảm mà, rất nhiều chuyện ở trong chỗ đấy.
Phức tạp lắm! Thầy nói là người ta gọi là gì nhỉ? Lúc người ta đến vay mìnhthì người ta “quỳ xuống chân mình” mà.
Thế nhưng người ta vay mình xong rồithì mình là “nô lệ” cho người ta.
Khổ lắm! Mình lại phải “quỳ xuống chân người ta”, là đúng thế! Người ta vay mình rồi là mình phải “quỳ xuống chân” người ta.
Bây giờ là dạng như thế đấy.
Cái ngành kinh doanh tiền nó vất vả thế đấy.
Tiền trao cho người ta rồi, đúng là lệ thuộc người ta rất nhiều.
Đấy! Thế thì cái này thuộc về cái trí nữa, tức là ngân hàng phải rèn trí.
Khi mà đầu tư là phải xem xét thật kỹ, thẩm sát thật kỹ.
Cho nên các cụ ngày xưa gọi là trí đấy, “nhân, nghĩa, lễ, trí.
” Chứ còn mình mà để nợ xấu nhiềulà mình mất tín luôn đấy nhé.
Mất tín luôn.
Đấy, cái này Thầy nói làm đúng hợp đồng là không có tội nhé! Còn cách ứng xử của con thì cũng vẫn văn minh, vẫn đúng tư cách đạo đức.
Chứ không phải mình đến, mình sừng sộ, mình dùng những cái hù dọa người ta, không cần thiết.
Còn mình cần phải đưa pháp luậtvẫn phải đưa.
Kể cả đưa công an đến vẫn phải xử lý.
Cái chuyện đấy phải xử lý, nợ xấu là xử lý nhé.
Cái đấy không có tội, cứ làm bình thường nhé!.