Nghệ sĩ Bảy Nam tên thật là Lê Thị Nam sinh năm 1913 tại Mỹ Tho, Tiền Giang Thân sinh ra Bà là cụ Lê Tấn Công – một kỹ sư cầu cống một trí thức Tây học nhưng chịu ảnh hưởng khá rõ nét tư tưởng Nho giáo Ông Công có 11 người con.
Ông đặt tên con mang ý nghĩa nho giáo ngoài tên Công của ông đứng đầu thì tên các con ông hợp thành câu: ” Công, Thành, Danh, Toại, Phỉ, Chí, Nam, Nhi, Bia, Truyền, Tạc, Để ” Trong số này có 7 người theo nghệ thuật và 5 người thành danh Cô Ba Danh, Cô Năm Phỉ, Cô Bảy Nam , Cô Chín Bia, Cô Mười Truyền Ngay từ năm 14 tuổi, nghệ sĩ Bảy Nam đã được nghệ sĩ Năm Phỉ – đào chánh của gánh Phước Cương – hướng dẫn nghề hát và nhanh chóng nổi tiếng Bà đi theo bà Năm Phỉ mấy năm thì đổ hết tiền dành dụm của mình ra lập gánh Nam Hưng vào đúng năm 1931, với tất cả lòng yêu nghề và máu hiếu thắng của tuổi trẻ nhờ nguồn tài chánh của ông chồng đầu tiên giàu có tên Sáu Ngọ, đã thành lập, điều khiển và kiêm cả vai trò đạo diễn cho gánh đại ban Nam Hưng vốn quy tụ được nhiều nghệ sĩ hàng đầu lúc bấy giờ Không chỉ làm bầu gánh, nghệ sĩ Bảy Nam hàng đêm còn đóng vai chánh cho những tuồng hát của gánh nghệ sĩ Bảy Nam nổi tiếng qua nhiều vai diễn Điêu Thuyền trong các tuồng Điêu Thuyền Hí Lữ Bố Điêu Thuyền Bái Nguyệt bà đặc biệt còn thành công trong các vai nam oai phong lẫm liệt như Quan Công, Lữ Bố, hay các vai ông lão như Vương Tư Đồ, Lý Nhu Không dừng lại ở tài nghệ diễn xuất và khả năng quán xuyến một gánh hát đại ban nghệ sĩ Bảy Nam còn là nữ soạn giả cải lương đầu tiên của Việt Nam từng biên soạn những vở ăn khách như Gươm Vàng Máu Đỏ, Lê Lợi Khởi Nghĩa, Nỗi Đau Lòng Mẹ, Người Đàn Bà Việt Nam, Tiêu Anh Phụng Loạn Trào… Nhưng gánh Nam Hưng phải giải tán vào năm 1935, Vì Bà kiêm nhiều việc quá Và gánh này được được sát nhập với gánh Phước Cương của người chị là Bà Năm Phỉ để trở thành gánh Đại Phước Cương Năm 1937, Bà Năm Phỉ ra đi và thành lập đoàn cải lương Năm Phỉ sau khi chồng của Bà Năm Phỉ – ông Nguyễn Ngọc Cương – chính thức lấy người em gái là Bà Bảy Nam làm vợ và có 3 người con là Nghệ sĩ Kim Cương, Kim Quang và Ngọc Thố.
Năm 1945, ông Nguyễn Ngọc Cương qua đời khi gánh này đang trên đường lưu diễn ở Phan Thiết Chồng bà mất trên đường lưu diễn, tứ cố vô thân vào lúc gánh hát sa sút, bà không có tiền an táng người thân, phải nhờ sự giúp đỡ của các vị Mạnh Thường quân Đến năm 1990, nghệ sĩ Kim Cương và Bà Bảy Nam ra Phan Thiết viếng mộ của ông Nguyễn Phước Cương và bốc mộ ông về cải táng tại nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp Năm 1954 , 6 năm sau bà gá nghĩa vợ chồng với soạn giả Duy Lân của đoàn hát Nam Phong Bà Bảy Nam là một trong những nghệ sĩ nồng cốt của gánh Nam Phong , Bầu gánh Nam Phong là Bà chín Bia, em ruột bà Bảy Nam, và đào chánh của gánh lúc bấy giờ là nghệ sĩ Kim Cương Năm 1954, bà tái hôn với ông lục sự Phạm Hữu Điệc, con trai của một điền chủ giàu có tại Bà Rịa và khi ấy Kim Cương cũng đã 16 tuổi có thể gánh vác gia đình, thì bà mới được nhẹ nhàng quẳng gánh lo đi Người chồng này thương yêu chăm sóc bà đến tận năm 1988, khi ông qua đời Nhưng khi Kim Cương thành lập đoàn kịch nói thì bà lại đứng mũi chịu sào giúp con, lo hết chuyện nội vụ để Kim Cương thảnh thơi mà sáng tác kịch bản, dựng tuồng, biểu diễn Bà còn kiêm luôn nhiệm vụ “cố vấn nghệ thuật” và trở thành một tượng đài người Mẹ không thể thay thế trong hàng loạt vở kịch của Kim Cương Nghệ sĩ Bảy Nam không những nổi tiếng trong lãnh vực cải lương, mà còn được nhiều mến mộ trong lãnh vực kịch nghệ, điện ảnh bà là nữ nghệ sĩ đầu tiên ở Saigòn được công ty điện ảnh Intermondial mời đóng với các diễn viên như Daniel Gélin, Anne Méchard trong phim Mort en Fraude của đạo diễn Marcel Camus Bà từng tham gia trong các bộ phim Việt Nam như Hoa Lục Bình, Ngọn Cỏ Gió Đùa, Về Nguồn, Một Thoáng Đam Mê… Gương mặt của Nghệ sĩ Bảy Nam không tròn trịa thanh tao như bà Năm Phỉ mà góc cạnh, khắc khổ hơn và mang cái tên của đấng nam tử trượng phu, cho nên đã vận vào người một sự nghiệp to lớn nhưng cũng đầy gian nan thử thách Thử thách ấy tính từ lúc 19 tuổi bà lập gánh Nam Hưng với sự hiếu thắng của tuổi trẻ và trả giá bằng sự trắng tay đến sau này khi chồng chết, bà phải gánh vác gánh Phước Cương rồi gánh Tam Phụng (chung với nghệ sĩ Năm Phỉ, Mười Truyền), gánh Nam Lân (chung với soạn giả Duy Lân) Đoàn ca vũ nhạc kịch Năm Phỉ, cuối cùng là gánh Năm Phỉ – Kim Cương .
.
.
.
.
Lưu diễn từ bắc chí nam, có khi qua tận Nam Vang, có khi đóng đô ở các thành phố hoa lệ, cũng có khi vô tận vùng hẻo lánh xa xôi, rừng cao su mù mịt… lúc nào Bà cũng gánh trên vai trọng trách của một người trụ cột lo cho mấy chục miệng ăn lo đối phó với chính quyền khó chịu, đối phó với bọn côn đồ chuyên quậy gánh hát lo ứng xử với từng ông chủ nợ .
.
.
Chưa kể còn phải leo lên sân khấu mà diễn hằng đêm, khi mang thai 8 tháng vẫn không dám bỏ vai rồi đẻ con dọc đường trong hoàn cảnh một thân một mình, rồi nách con đi theo gánh hát .
.
.
Người phụ nữ nhỏ thó ấy đã vùng vẫy trong cái nghiệp sân khấu của mình một cách dũng cảm và bình tĩnh, lặng lẽ xử lý tất cả gian nan mà không hề than thở Năm 1993 Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân NSND Bảy Nam mất lúc 12g50 ngày 18-8-2004, hưởng thọ 91 tuổi, an táng tại nghĩa trang TP.
HCM NSND Bảy Nam là cây đại thụ của cải lương cũng như kịch nói miền Nam còn sót lại bà lập nên vô số kỷ lục là nữ bầu gánh đầu tiên trong lịch sử cải lương (19 tuổi đã lập gánh hát – gánh Nam Hưng) nữ tác giả kịch bản đầu tiên của Sài Gòn với trên 20 kịch bản , .
.
.
.
.