Kính thưa toàn thể quý đạo hữu! Giờ này xin thỉnh tất cả Chúng ta chắp tay niệm hồng danh Phật cầu gia hộ Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Kính thưa toàn thể các đạo hữu Câu lạc bộ của chúng ta tu hành thì gồm có hai phần Phần thứ nhất là mình tu hành học Pháp tại chùa Ba Vàng trạch Pháp để hiểu được lời Phật dạy rồi ứng dụng lời Phật dạy trong cuộc sống hàng ngày Từ vô thủy kiếp tới nay thì chúng ta đều hành xử trên ba nghiệp thân, khẩu, ý bằng tà kiến Mình đến với Phật Pháp, mình sẽ học lời Phật dạy để cho chúng ta có đời sống tại gia mọi suy nghĩ, mọi lời nói mọi hành động, việc làm của mình đúng với lời Phật dạy để mình được hạnh phúc được sống đúng với nhân quả rồi đời đời kiếp kiếp sau mình có duyên xuất gia thực hành pháp giải thoát Còn chúng ta là cư sĩ tại gia thì chúng ta mới tu hành các Pháp thuộc hữu lậu và gieo duyên các Pháp Vô Lậu như ngày mùng Tám tu Giới Bát Quan Trai một ngày, một đêm Kính thưa các quý đạo hữu! Chúng ta thực hành Pháp Phật là phải từ thấp lên tới cao Người cư sĩ tại gia chúng ta cũng thực hành tứ chánh cần Đó là ngăn ác, diệt ác sinh thiện, tăng trưởng thiện Thì ngăn ác ở trong tâm mình diệt ác trong tâm mình Thế rồi giúp người khác cũng ngăn ác trong tâm họ diệt ác ngay chính trong tâm họ Đó cũng chính là lời Phật dạy đối với tất cả chúng sinh Kính thưa các quý đạo hữu trong câu lạc bộ của chúng ta, có phần hoạt động Đó là mang ánh sáng Phật Pháp, phổ độ rộng ra cho tất cả mọi người cùng được hiểu theo Phật Pháp để tinh tấn tu hành Trong hoạt động của chúng ta có phần đó là khi các gia đình có người thân mất như cha mẹ, anh em, họ hàng mất thì phong tục tập quán Việt Nam của chúng ta là vẫn phải đưa ma vẫn phải lễ tang, vẫn phải chôn cất Thì đưa ma, lễ tang và chôn cất này thì chúng ta vẫn theo cái tập nghiệp tà kiến Đó là nghĩ rằng “người sống làm sao thì người chết làm vậy” Cho nên trong gia đình thì khi cha mẹ chết đi thì con cái có những phần chia tài sản làm tổn hại tới đạo đức của anh chị em ruột trong nhà Rồi chúng ta sát sinh hại vật, để mà cúng tế Đó là cũng là việc ác nữa Thế thì trong đám ma chúng ta làm sao mà giảm thiểu cái việc ác và để lại đạo đức cho những thân nhân còn lại của người đã quá cố Rất là nhiều anh, chị, em trong một gia đình khi cha mẹ còn thì biết yêu thương nhau nhưng khi cha mẹ chết rồi chỉ còn một chút tài sản thôi mà họ cũng có thể đánh mất mất nhau Đôi khi lại còn làm những việc rất là bất thiện Trong buổi đám ma này Chúng ta là người Phật tử Chúng ta đến làm sao nương vào Giáo Pháp của Phật khéo léo để khởi lên tình người trong mỗi người con của người đã mất Tình người lớn nhất đó là “Hiếu Đạo” Khi người con nghĩ đến cha mẹ thì người con sẽ lấy lại được đạo đức Thế thì chúng ta thường tổ chức đến đám ma để tụng niệm Ý nghĩa đầu tiên là để cho người sống xoay lại mình xem xem mình có bất hiếu hay không? Và từ đó khởi lên tâm ân hận Ân hận những cái gì mà mình đã gây ra và họ có một động lực cải đổi khiến cho họ trở thành người tốt sống biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau hơn Đó là đối với lại con cái trong nhà Còn đối với hương linh thì chúng ta đã học Phật dạy Trong tạng kinh Nikaya là “Ngã quỷ nghe kinh” Mẹ con dạ xoa nghe kinh Ngã quỷ nghe kinh liền được giải thoát nên chúng ta đến tụng kinh Không những là ngay những buổi mà người mất trong đám tang mà trong 49 ngày chúng ta cũng tổ chức tụng niệm giúp cho gia đình thân nhân của người đã mất được tiếp cận với đạo Phật bằng kinh Nhân Quả bằng kinh Vu Lan bằng kinh Địa Tạng, bằng kinh Sám hối Giúp cho người mất Nếu như họ còn có tâm ái luyến với gia đình Tuy rằng là họ chết họ phải đầu thai vào cõi ngã quỷ luôn Đối với một số vong linh thì họ về họ nghe được thì họ có ái luyến đối với cả gia đình thì ngã quỷ này sẽ về gia đình để nghe Kinh Còn phần người chết mà phải tái sinh đi súc sinh, địa ngục thì không về được Hoặc cõi Trời không về được Hoặc cõi người không về được Đây là chúng ta nhắm tới những vong linh mà phải vào cõi ngã quỷ Đấy gọi là vong linh ngã quỷ Là những người mà sau khi chết về cõi ngã quỷ Theo duyên nghiệp họ còn ái luyến với gia đình thì họ có thể về gia đình nghe Kinh, nghe Pháp mà họ có thể hiểu được, họ xoay tâm được cùng với tâm của gia đình nữa rồi biết yêu thương, rồi biết xoay lại mình sám hối thì những mối mà có thể oán kết, sân giận Họ có thể là vì nghe Phật Pháp mà họ được hóa giải do họ được giác ngộ Hôm nay, Yến cũng xin chia sẻ với đại chúng về phần Tụng niệm trong đám ma Ở bên tay phải Yến là phật tử Đỗ Thị Nga là Trưởng Ban Tụng Niệm của Đạo Tràng Từ Tâm Còn bên này là phật tử Lan Hương là Phó Ban Tụng Niệm Giờ này chúng ta xin vào phần hướng dẫn Thì khi chúng ta đến nhà người mất thì chúng ta cần phải có những gì? Trang bị những gì? Về hình thức bên ngoài đến tôn ti, trật tự? Gọi là oai nghi khi chúng ta đến đám ma thì chúng ta cần phải quần áo phật tử nhưng phải gọn gàng, sạch sẽ không được lôi thôi, bẩn thỉu Đến đám ma thì khi người ta nhìn thấy phật tử của mình mọi người nhìn thấy phật tử lôi thôi thì mọi người sẽ coi thường Đạo Phật Chính vì thế cho nên chúng ta phải sạch sẽ rồi quần áo phải trang nghiêm đầu óc phải gọn gàng Để qua hình thức này mọi người cũng phải tôn trọng Đạo Phật của chúng ta Đấy là việc chúng ta cần làm Thứ nữa là chúng ta đi đứng phải đi theo hàng ngồi phải theo hàng Chúng ta tu ở chùa thế nào thì chúng ta về đi đến nhà đám ma là chúng ta phải giữ được oai nghi như vậy Chứ không phải đến nhà đám ma thấy nhà người ta đã lộn xộn người thì uống rượu Có những đám ma ở quê chỗ này đánh bạc, uống rượu Rồi đôi khi họ nói to, nói lớn Rồi ở quê có những hình thức rất là gia trưởng Thì đôi khi người ta đến người ta nhiều người người ta không hiểu đạo Thì người ta có nói Phật tử mình thì Phật tử mình phải biết nhẫn và phải biết hoan hỷ vì hiểu được cho nên chúng ta hoan hỷ được Và cũng mong mỏi sao cho lời tụng kinh của mình người ta nghe được một câu kinh thôi người ta cũng có thể thức tỉnh đạo đức của người ta thì mình cũng được thực hành Pháp Đó là Tứ Chánh Cần Bây giờ, Yến sẽ giải thích đến phần vào khóa lễ Vào khóa lễ thì chủ lễ sẽ là người niêm hương, bạch Phật rồi đại chúng chúng ta tụng niệm theo sự hướng dẫn của người chủ lễ Chúng ta thường gọi là Chủ Sám Chủ Sám vào thì chúng ta phải phân công Ai là người đánh chuông? Ai là người đánh mõ, ai là người đánh khánh? Chuông, mõ, khánh có ý nghĩa gì? Thứ nhất là chuông để nhiếp chúng Tức là khi mà đại chúng chúng ta vào nghe tiếng chuông thì chúng ta biết là vào khóa lễ Cho nên ai cũng sẽ chuẩn bị nhanh nhẹn đúng oai nghi để chúng ta vào Còn mõ thì là mõ hiệu để chúng ta đọc không đọc có người trước, người sau vì chúng ta đông Nếu chúng ta đọc người trước, người sau thì không ai chú tâm được vào để nghe Kinh để hiểu được Cho nên mõ cũng là để ổn định đại chúng đọc cho thật đều Khánh cũng thế Khánh là để làm gì? Là để cho đại chúng khi nghe vào thì biết là tụng nhanh hay tụng chậm Tiếng chuông thì biết lễ xuống tiếng khánh thì biết là lễ xuống Và tất cả cùng lên cho đều Tức là chuông, mõ, khánh là để cho đại chúng được đồng đều với nhau Là ổn định, oai nghi cho đại chúng lúc tụng niệm thôi chứ chuông, mõ, khánh không phải là để cho cái gì đó Như là nhạc, không phải như thế mà là để ổn định nhạc cũng thế thôi, nhạc cũng chỉ để ổn định thôi để làm sao cho ra vần, ra điệu người nghe dễ tiếp thu được nội dung Đấy là ý nghĩa của chuông, mõ, khánh là như vậy Hôm nay, Yến cũng nói sơ qua về phần ý nghĩa của bài kinh mà chúng ta cần tụng và nghi thức, ý nghĩa thông qua nghi thức Thứ nhất là phần Nguyện Hương Thứ hai là phần Bạch Phật Đến phần thứ ba là Tán Phật Phần thứ tư thì chúng ta bắt đầu là khai chuông mõ chúng ta vào Khóa Tụng Kinh Và phần cuối cùng là chúng ta Phục Nguyện, Hồi Hướng Phần đầu là phần Nguyện hương thì chúng ta sử dụng bài “Nguyện Hương” thì Yến sẽ đọc hết bài Nguyện Hương Rồi Yến nói ý nghĩa để đại chúng chúng ta về nhà tư duy riêng bài Nguyện Hương này mà chúng ta tu tập nó cũng thành tựu được rất nhiều tâm cho chúng ta “Nguyện đem lòng thành kính” “Gửi theo đám mây hương” “Phảng phất khắp mười phương” “Cúng dường ngôi Tam Bảo” “Thề trọn đời giữ đạo” “Theo tự tính làm lành” “Cùng pháp giới chúng sinh” “Cầu Phật từ gia hộ” “Tâm Bồ Đề kiên cố” “Chí tu đạo vững bền” “Xa biển khổ nguồn mê” “Chóng quay về bờ giác” “Nam Mô Hương cúng dường Bồ Tát Ma Ha Tát” Đầu tiên chúng ta vào bài Nguyện Hương Đó là Nguyện Nguyện tức là tâm nguyện của mình Tuy rằng bây giờ chưa được như thế nhưng mình tâm nguyện của mình muốn được như thế Và mình sẽ thực hành như vậy Giống như là chúng ta còn ở ngoài đời khi chúng ta là Con nguyện là “con sẽ học thật giỏi” “để sau này con sẽ nuôi bố mẹ con” Tâm nguyện đó là tâm nguyện thiện lành của đứa nhỏ “Con nguyện là con học giỏi” thì cái đứa mà ngày nào cũng nguyện như này thì nó sẽ chăm học Ở đây chữ “Nguyện” chính là mình muốn được như thế Tuy rằng bây giờ mình chưa được như thế nhưng mình muốn được như vậy “Nguyện đem lòng thành kính” “Gửi theo đám mây hương” “Phảng phất khắp mười phương” “Cúng dường ngôi Tam Bảo” Tức là mình nguyện tâm thành kính của mình Nó được theo đám mây hương Vì khi mình niêm hương bao giờ mình cũng cầm ba nén hương “Phảng phất khắp mười phương” “Cúng dường ngôi Tam Bảo” Kính thưa đại chúng chúng ta dù là một hơi thở của chúng ta thở ra rồi nó cũng lan tỏa khắp Pháp Giới này Giống như là chúng ta hồi nhỏ chúng ta học môn khoa học thường thức Yến nhớ là hồi đấy là năm lớp bốn Bắt đầu vào học môn Khoa Học Thường Thức Hành trình của một hạt mưa Yến nhớ bài đấy nó còn có cả tranh vẽ Hành trình của một hạt mưa, tức là một giọt nước Thì giọt nước này rơi xuống ao rồi lại bốc hơi rồi nó lại theo đó rơi xuống một mảnh đất nào đó rồi nó lại bốc hơi Tức là hạt nước này cũng không mất Chính vì như thế dù chúng ta có uống vào trong người thì giọt nước này cũng không mất Nó lại biến dần, biến dần.
Nó ra thành mồ hôi Đến lúc cuối cùng Tứ đại của chúng ta tan rã Nó lại thành nước cả thôi Cho nên trong đất thì cũng đều có nước Bao nhiêu giọt nước rơi xuống rồi nó cũng hóa lên thành hơi nước mà bay đi Nó chỉ là sự lưu chuyển giữ lâu hay thời gian bao lâu thôi Ví dụ như hạt nước này Nó ngấm vào trong đất, nó lại được rễ cây hút lên Rễ cây hút lên rồi lưu chuyển qua cây cối Nó có trao đổi chất Rồi cuối cùng nó cũng trở lại thành giọt nước Dù thời gian lâu đến đâu thì lâu Nó cũng sẽ trở lại thành giọt nước Cho nên, chúng ta có định luật “Bảo Tồn Năng Lượng” Nó không tự nhiên sinh ra mà cũng chẳng tự nhiên mất đi Vì thế cho nên chúng ta phải hiểu rằng “Khói hương này, nó là cái hình tượng” khi mà chúng ta quỳ xuống nguyện hương ở trước ban thờ Phật, trước tượng Phật Nhưng khói hương này thực sự lòng thành kính của chúng ta mà theo khói hương này thì nó lưu giữ mãi mãi trong Pháp Giới này không bao giờ mất Thì chúng ta nguyện cho cái lòng thành kính đối với lại Chư Phật, đối với Pháp đối với lại Tam Bảo, đối với Chư Tăng thì nó cũng lưu giữ mãi không bao giờ mất Chúng ta hiểu rằng Chúng ta có tâm thành kính thì nó cũng không bao giờ mất Nó vẫn còn tồn tại mãi ở trong Pháp Giới này Đấy là tâm nguyện của chúng ta, phải hiểu như thế Cúng dường ngôi Tam Bảo thì trong đó có Phật Bảo, Pháp bảo và Tăng bảo Đối với Chư Phật thì mình rất cung kính Cung kính vì Giáo Pháp của Ngài là Giáo Pháp đưa đến giải thoát cho chúng sinh Mình là người thực hành Giáo Pháp Đó là cung kính đối với Pháp Còn mình như thế nào thì gọi là cung kính Tăng Bảo? Chính mình là người thường ngày dùng Giáo Pháp của Phật để tăng thượng tâm cho mình tăng thượng trí cho mình Đó là Tam Bảo tự tánh ở trong Rồi đối với những ai mà làm những việc thiện lành Mình cũng cung kính Đó là Tam Bảo bên ngoài Nhưng các Thầy thì là có tướng của Tam Bảo Là các Thầy là người phát nguyện theo Phật học lời Phật dạy, đoạn dục cho mình rồi mang Phật Pháp dạy cho chúng sinh Vì thế cho nên Tăng Bảo đáng cung kính là như vậy Bây giờ đến phần thứ hai “Thề trọn đời giữ đạo” “Theo tự tính làm lành” “Cùng pháp giới chúng sinh” “Cầu Phật từ gia hộ” Mình nguyện như thế kia nhưng mình có việc làm Đó là mình có lời phát nguyện Là mình sẽ trọn đời này, mình sẽ giữ đạo Giữ đạo là gì? Tức là mình giữ Pháp ở trong tâm mình Để mình thực hành bỏ ác làm lành Mình sẽ phát nguyện “Học Pháp, trì trai giữ giới, tu các công đức” “bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ” Mình gọi là mình “thề trọn đời giữ đạo” Tức là lúc nào mình đối với việc tu tập Mình cũng cố gắng hết sức Để cho nó thành tựu lời nguyện bên trên Nhưng mình cũng không phải tu cho riêng mình Tâm mình rộng mở.
Mình nguyện là “Cùng với tất cả Pháp Giới này” “đều được sự gia hộ của Chư Phật” Kính thưa các quý đạo hữu! Có những người tu đạo nhưng không chấp nhận cầu Phật gia hộ cho mình mà đòi là tự mình đi Đây gọi là ngã mạn, đại chúng ạ Ví dụ như là một người con mà muốn rằng là cuộc đời này của con Con phải thi, con phải học Cho đến lúc mà con đỗ Đại Học Thì người con này đồng ý là học Nhưng mà sự bảo hộ của cha mẹ Là ai cho mình tiền để cho mình đi học? Ai cho mình cơm mình ăn? Rồi còn thầy cô giáo nữa lại còn phải dạy mình bạn bè lại giúp đỡ mình Cho nên là còn có chúng ta tu học phải có những Ngoại Hộ Thiện Tri Thức Chúng ta phải cần những người bên ngoài những người thiện tri thức giúp đỡ cho mình Thế những người tri thức này lại là ai? Lại cũng phải cầu Phật gia hộ cho mình Đấy chúng ta tu học không phải ngoài sự răn dạy của Chư Phật đâu Không phải chúng ta bảo là tâm chúng ta thiện thì chúng ta gặp điều thiện hay sao? Điều thiện thì ở đâu ra? Phải là từ người thiện mang đến cho mình chứ điều thiện tự nhiên ở trên Trời thì nó không thể rơi đâu ra được điều thiện Ví dụ hôm nay mình đi ra mình bị ngã một cái Người mà nâng mình lên thì lại là người thiện Thế thì Đức Phật cũng là người thiện Đức Phật thì cũng là người thiện Tuy rằng Ngài nhập diệt nhưng Ngài còn có ứng hóa thân Thì tôi mới kể cho đại chúng nghe thế này để chúng ta biết là có sự ứng hóa thân của Chư Phật Chúng ta ai cũng thế, có những đôi lúc tự nhiên mình nói ra câu nói ác mình không làm chủ nói ra mình mới đó biết là ác Còn có những lúc mà tâm chúng ta tự nhiên lại nói được ra những câu nói rất thiện mà mình lại không nghĩ là mình lại có thể nói ra được câu nói đó thì chúng ta phải biết rằng “khi câu nói thiện kia mình nghĩ, không phải là mình” Đó phải có sự gia hộ của Chư Phật Tôi sẽ kể cho đại chúng nghe một câu chuyện Khi đó tôi còn làm may thì có một cô là cô Giang cũng làm cùng không biết cô ấy có một cái gì đó cô ấy khóc rất là nhiều Sau khi tôi hỏi chuyện cô ấy vì là hai cô cháu làm chung một chỗ Cô ấy làm cho chủ của cô ấy Còn tôi thì làm công việc làm may riêng Hai người thuê chung một ngôi nhà Cô ấy khóc rất là nhiều Sau khi cô ấy vừa khóc, vừa kể câu chuyện thì tôi cũng dùng đủ lời trong Phật Pháp để khuyên nhưng mà cô ấy cũng không nín được thì lúc bấy giờ có một ông, gọi là ông điên Thì thường thường là ông ấy hay ở khu phía trước chỗ chúng tôi làm khu mà người ta bán chuối Lúc bấy giờ là ông còn mặc một cái quần đùi Một bên ông lại vắn lên và một bên không thì tay thì cầm chai rượu Ông ấy vừa đi, ông ấy vừa thất thểu Ông ấy vừa nói thế này “Ở đời đừng mong cầu nhiều quá” “mong cầu nhiều quá không được thì khổ” “Mùa đông đừng nên đắp chăn ấm quá” “đắp chăn ấm quá thì lúc dậy không dậy được” Thế là tự nhiên ông ấy nói ra câu nói đấy mà lại là ông điên chứ có phải là bình thường đâu Thế thì tôi mới nói Giang “Giang có nghe thấy ông điên nói không?” “Ở đời đừng mong cầu nhiều quá” “mong cầu nhiều quá không được thì khổ” Đây là Giang cứ mong mỏi là người ta phải theo ý mình Cho nên mình thấy khổ Bây giờ mình đừng mong người ta phải như ý mình nữa thì mình có phải là hết khổ không? Tự nhiên cháu nó nín bặt được Đây có phải là trí tuệ của ông điên nói ra cái điều đó đâu Lúc bấy giờ tôi nghĩ rằng “Tôi bí quá” “Tôi không thể nào mà khuyên được cháu cho nó nín” Mà trong khi đó tôi đã sử dụng Phật Pháp rồi Cho nên là Chư Phật – Nơi ông này ứng hóa Để cho ông ấy nói ra lời như thế giúp cho tôi Vì tôi cũng đã nguyện rằng “Nếu như trong Phật Pháp, mình được lợi ích” “mà mình có duyên với ai” “thì cũng mang Phật Pháp đến làm lợi ích cho họ” Đấy thì có phải là lúc trước tôi cũng chỉ là nguyện thôi chứ khả năng tôi có làm được đâu Lúc sau thì thường thường mình cầu Phật gia hộ Cho nên đến lúc mình bí quá, mình khó quá thể nào Phật cũng cứu mình giúp cho mình được toại nguyện Cho nên đại chúng phải tin có sự gia hộ của Chư Phật Chúng ta không đơn độc Ví dụ như là chúng ta ở gia đình chúng ta Chúng ta có cha mẹ Cho nên chúng ta có khó khăn gì Cha mẹ còn giúp cho mình được Ví dụ mình ở Sài Gòn, cha mẹ ở Quảng Ninh Nhưng mình có khó khăn về tài chính Mình gọi điện, cha mẹ cũng có thể giúp cho mình Mình đẻ con rồi cha mẹ gọi cha mẹ cha mẹ cũng thu xếp việc nhà trông con cho mình Chư Phật thì còn phải hơn có cái là mình không thấy Chư Phật Bởi vì năng lực của Chư Phật rất là lớn Cho nên mình cầu Phật, cầu đúng Pháp Cầu cho mình được tu Cầu cho mình được thực hành Giới Pháp của Phật Cầu cho mình được tinh tấn thì Phật sẽ gia trì cho mình Mình có đủ duyên để tinh tấn tu hành Và mình làm những việc lợi ích trong Phật Pháp Mình cầu Phật, Phật sẽ gia hộ cho mình để mình làm những việc có lợi ích trong Phật Pháp Đó gọi là năng lực của Chư Phật Nhưng ở trong đó cũng gọi là mình phải có tâm Gọi là khiêm hạ Nếu như mình bảo là tự một mình mình, mình tu Phật đưa pháp đấy rồi, mình tu Chứ không có sự gia hộ của Chư Phật đâu Đến lúc mình đến đâu lại bảo tự tôi làm đấy thì cái người đấy không bao giờ mà tu được Bởi vì chính tâm ngã mạn Cũng giống như một em học sinh kia Nó học đến lớp 12 Nó cũng nói là tự tôi học đấy thì cái tự tôi học, tự tôi phấn đấu thì cái người này đã mang cái tâm vô ơn rồi Bởi vì thầy cô, cha mẹ, bạn bè Rất nhiều Rồi kể cả đến người mà bán bánh mì cho mình ăn ở ngoài đường, mình mua của họ Họ cũng đã giúp cho mình có mạng sống Chứ không phải là có đồng tiền rồi mà không có ai bán thì mình ăn sao được Cho nên khi mình thành tựu được một việc thì có rất nhiều nhân duyên mà nhiều người đã từng ủng hộ cho mình để mình mới thành tựu được Trong Phật Pháp cũng thế phải có sự gia hộ của Chư Phật Chư Bồ Tát, Chư Thánh Hiền Tăng và tất cả sự ủng hộ của Chư Thiên, Thiện Thần mới tạo ra được công đức cho mình chứ không phải tự mình có thể làm được một việc đó Khi mình tin như thế rồi thì mình biết là Phật gia hộ cho mình rồi thì “Tâm Bồ Đề kiên cố” “Chí tu đạo vững bền” “Xa biển khổ nguồn mê” “Chóng quay về bờ giác” Là phần cuối cùng Mình nguyện như thế và mình tu hành như thế Và mình cầu Phật gia hộ cho mình và chúng sinh như vậy Và mình lại nguyện rằng “Mình sẽ giữ được tâm Bồ Đề” “Tâm Bồ Đề kiên cố” Tức là tại sao mà mình lại có thể có được tâm Bồ Đề kiên cố Vì mình hiểu được nhân quả Mình hiểu được việc lành này Mình làm mình sẽ được quả báo lành mà việc làm lành này của mình sẽ có Chư Phật, Bồ Tát gia hộ cho mình Cho nên mình có được cái tâm Bồ Đề kiên cố Khi chúng ta nguyện hương thì chúng ta phải hiểu như vậy Thì chúng ta hiểu như thế thì trong lúc mình nguyện hương Thì tâm của mình nó sẽ dũng mãnh lên Nó tha thiết, dũng mãnh làm cái động lực để cho mình tu hành Yến sẽ chuyển sang phần Tán Phật Còn phần Bạch Phật là “Hôm nay chúng ta đến đây làm gì?” “Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni” “Chúng con thành kính cầu thỉnh Chư Phật” “Chư Bồ Tát, Chư Thánh Hiền Tăng” “Ứng giáng đàn tràng” “chứng minh và gia hộ cho chúng con” Chúng ta cầu là trong đàn tràng của chúng ta có Chư Phật lai đáo đến để gia hộ cho chúng ta Trong kinh Tế đàn – trong tạng kinh Nikaya thì Phật có dạy “Ở tế đàn nào thì có Chư Phật và Bồ Tát” “và những bậc thiện lành, Thánh Tăng đi tới?” “Là ở tế đàn đó không có sát sinh” Phật dạy rõ ở tế đàn đó không có sát sinh thì có Chư Phật đi tới Ở cái bài đó là bài kinh Tế Đàn trong tạng kinh Nikaya mà Yến đã đưa lên trong bài Cúng Tế Đúng Pháp trên trang Facebook “CLB Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa” rồi ạ Thứ nữa là chúng ta bạch Phật xem chúng con là ai “Đệ tử chúng con thuộc Đạo Tràng” Đạo Tràng nào đó, chúng ta nói ra “tu học tại chùa Ba Vàng” Chúng ta nói lý do “Hôm nay, được sự thỉnh mời” “của gia đình tang chủ.
.
.
“Tên là gì? “Chúng con xin được tụng Pháp Bảo Tôn Kinh Vu Lan” “cùng với gia đình” “để hồi hướng công đức cho vong linh….
” Chúng ta hồi hướng công đức cho vong linh nào thì chúng ta đọc vong linh đó ra “Nhân duyên này” “chúng con cũng xin thỉnh Chư Thiên, Thiện Thần” “đồng quang giáng đàn tràng” “Nghe kinh thính Pháp và ủng hộ cho chúng con” “Chúng con cũng thỉnh” “Chư hương linh gia tiên của tín chủ” “cũng như các vong linh có duyên” “cùng vân tập về nơi pháp hội cùng nghe kinh” “Nam Mô Vân Lai Tập Bồ Tát Ma Ha Tát” Xin thỉnh đại chúng Chúng ta là người mà sống ở trên đời thì chúng ta đều có đạo đức cả phải có lý do, rồi ai mời mình tới đây rồi mình tới đây mình để làm gì? và trong pháp hội này mình xin thỉnh những ai về đọc kinh với mình Đấy là đúng đạo đức Kính thưa các quý đạo hữu Ở trong cõi giới của chúng ta có nhiều, rất là nhiều những chúng mà mình không thấy được Ví dụ như chúng ta, trong nghe kinh chúng ta thấy là “Chư Thiên Cảnh Giác Tỳ kheo” Tức là Chư Thiên đến để sách tấn Tỳ Kheo tu hành Thế thì chúng ta cũng tin tưởng rằng tâm chúng ta tha thiết như vậy thì có Chư Thiên họ đến cũng sách tấn cho chúng ta Chư Thiên, Thiện Thần họ đến sách tấn cho chúng ta thì mình cũng mời họ vào Đây là cái tâm mình biết khuyến hóa đại chúng và cũng là tâm khiêm hạ Tâm biết ơn của mình được thể hiện qua bài Bạch Phật Sau đó thì chúng ta vào phần Tán Phật Tán Phật thì Yến cũng nói ý nghĩa để cho mọi người ai chưa đọc kĩ thì chúng ta đọc kĩ phần Tán Phật chúng ta tư duy để chúng ta đưa tâm của chúng ta vào đó “Đấng Pháp Vương vô thượng” “Ba cõi chẳng ai bằng” “Thầy dạy khắp Trời Người” “Cha lành chung bốn loài” Bài Tán Phật này là do bà Võ Tắc Thiên Bà ấy sau khi được học Phật Bà ấy thấy Giáo Pháp của Phật thật là quý hóa Cho nên, bà ấy nói ra cái tâm tư của bà ấy qua bài Tán Phật Thực sự đọc bài Tán Phật này chúng ta cũng rất là cảm kích Tâm thành kính của bà Võ Tắc Thiên đối với Tam Bảo đối với Giáo Pháp của Phật Chúng ta rất là tri ân công đức của bà ấy vì đôi khi chúng ta là người con Phật có tu thật nhưng mà tâm của chúng ta để nói ra thành lời Chúng ta rất khó nói ra thành lời mà đôi khi chúng ta cũng không đủ văn từ để nói ra thành lời Nhưng mà khi đã có người nói ra thành lời rồi chúng ta theo đó chúng ta thật là cảm thán cảm thán công đức của bà ấy và chúng ta cũng ghi nhận là bà ấy thực sự là một người thực hành Pháp Cho nên bà ấy mới thấy được Pháp quý như vậy “Đấng Pháp Vương vô thượng” “Ba cõi chẳng ai bằng” Bà ấy tán thán Phật Bà ấy không tán thán là Phật đẹp Hay là Phật là người có phước Hay là Phật như thế nào?Bà ấy không tán thán Bà ấy tán thán Phật là một đấng mà có Giáo Pháp tột cùng Tức là vô thượng, không ai có thể bằng Ba cõi này không ai có những lời chỉ dạy những Giáo Pháp mà khiến con người ta thực hành mà được hạnh phúc như vậy Cho nên đáng được làm Thầy của Trời Người Tức là không ai có thể bằng chưa ai có thể có những lời dạy từ đạo đức cho đến cách hành xử cho đến cách xử lý trong tâm khiến con người ta được hạnh phúc như Giáo Pháp của Phật Cho nên, bà ấy tán thán “Đấng Pháp Vương vô thượng” Tức là có Giáo Pháp lớn nhất không ai có thể bằng Giáo Pháp của Ngài là dạy được khắp chúng sinh Thứ nữa “Cha lành chung bốn loài” Giáo Pháp này là cha của tất cả muôn loài Ví dụ như con người sát hại chúng sinh thì Giáo Pháp của Ngài mang đến giúp cho con người đừng sát hại chúng sinh thương chúng sinh như con của mình Cho nên là tất cả những ai học Giáo Pháp của Ngài thì đều có tâm từ bi cả đều biết yêu thương chúng sinh cả nếu thực hành Giáo Pháp của Ngài một cách tinh nghiêm Thứ nữa “Quy y trọn một niệm” “Dứt sạch nghiệp ba kỳ” Tức là chúng ta nguyện quay đầu về nương tựa Giáo Pháp của Ngài thì chúng ta dứt sạch được nghiệp ba kỳ Tức là quá khứ, hiện tại và vị lai Tức là hiện tại chúng ta bỏ hết tất cả việc ác hành hết tất cả việc thiện và chúng ta tu với tâm giải thoát thì bao nhiêu nghiệp quá khứ chúng ta cũng tiêu hết và trong hiện tại chúng ta cũng chuyển hóa được hết tất cả các nghiệp và vị lai chúng ta không phải gánh chịu nghiệp khổ vì chúng ta làm việc lành rồi “Quy y trọn một niệm” Tức là chúng ta phải nhớ là “trọn một niệm” Tức là cái gì chúng ta cũng phải nương tựa vào Giáo Pháp của Phật không có niệm thứ hai chỉ trọn trong một niệm là nương tựa vào Giáo Pháp của Ngài thôi Chúng ta không nương tựa vào bất cứ đâu nữa chúng ta không nương tựa vào lời chỉ dạy giải thoát của bất cứ ai nữa mà chỉ có lời dạy của Chư Phật thôi “Xưng dương cùng tán thán” “Ức kiếp không cùng tận” Tán thán tức là cái mà mình nói cho mọi người còn xưng dương là cái mà mình thực hành Tức là mình có thực hành rồi mình có mang đến cho mọi người thực hành nguyện đến bao nhiêu kiếp nữa cũng không hết được “Ức kiếp không cùng tận” “Phật, chúng sinh tính thường rỗng lặng” “Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn” Tức là phần này bà ấy lấy cho rằng Tính thanh tịnh của mình sẽ được khế hợp với lại tính thanh tịnh của mười phương Chư Phật Ví dụ như khi mình làm theo lời Phật dạy thì mình đã hoà vào với tâm Chư Phật là một rồi Bản tánh thiện của mỗi chúng sinh đều là một, không có hai “Lưới Đế Châu ví Đạo Tràng” “Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời” Ở trên cõi Trời của chúng ta có lưới là Lưới Đế Châu Lưới Đế Châu là bao quanh cõi Sa Bà của chúng ta Cho nên là ở đây là Lưới Đế Châu ví Đạo Tràng Mình cũng nguyện rằng “Lưới Đế Châu nó bao quanh trong Đạo Tràng của mình” cõi của chúng ta này là có một cái lưới gọi là lưới Trời Đạo Tràng mà tu hành thanh tịnh này nó giống như lưới Trời ấy Lưới Trời thì nó bao quanh cái cõi Sa Bà này Thế thì mình cũng nguyện là “Đạo Tràng của mình cũng giống như lưới Trời” cũng là được bao quanh hết tất cả chúng sinh đều được thanh tịnh như Đạo Tràng của mình vậy “Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời” Thì khi mình đọc đến là “Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời” Mình phải biết rằng tất cả pháp giới này, chỗ nào cũng có sự thị hiện của Chư Phật “Trước Bảo tọa thân con ảnh hiện” “Cúi đầu xin thệ nguyện quy y” Tức là làm một người đệ tử Phật Chúng ta phải biết là chỗ nào cũng có Phật Cho nên chúng ta ở mọi lúc, mọi nơi chúng ta đều quy y Giáo Pháp của Ngài Khi mình nói là “Trước Bảo Tọa thân con ảnh hiện” thì mình phải quán tưởng ra là tất cả mọi nơi đều có Chư Phật và con ở nơi đâu cũng được sự chăm sóc, sự bảo hộ của các Ngài vì mình có quán tưởng được như thế thì tâm mình mới thật hơn mình mới không dám dối Ví dụ mình nghĩ là không có Phật Cho nên là chỗ này mình làm không có ai biết đâu Cho nên mình cũng có thể quán tưởng Phật chính là người chứng minh nhân quả cho mình Mình làm ác là mình phải chịu quả báo ác Mình làm thiện là mình được phước báo thiện Cho nên là chỗ nào mình cũng phải biết có Phật Cho nên lúc nào mình cũng phải khiêm hạ Mình cũng phải kiểm soát tâm mình “Cúi đầu xin thề nguyện quy y” Đó là mình cúi đầu xuống Mình lấy tâm khiêm hạ Đối với tất cả chúng sinh Mình đối với cái tâm nhẫn nhục trước tất cả chúng sinh Đó là tâm của mình khi đọc câu “Cúi đầu xin thệ nguyện quy y” Đối với chư Phật là mình nhất thiết Là lúc nào mình cũng phải nương theo Giáo Pháp của Ngài để tu Chúng ta phải quán tưởng đầy đủ hiểu như vậy thì mỗi câu mình đọc ra đã có sẵn cái tư duy ở trong tâm chúng ta rồi Chúng ta theo đó mà tưởng Gọi là miệng đọc, ý nghĩ tâm tưởng, thân hành đồng nhất Đấy là Yến đã nói sơ qua Tất nhiên là phần của Yến nói thì chưa được đầy đủ ý nghĩa như là lời giảng của các Quý Thầy Nhưng Yến thực hành đến đâu thì Yến chia sẻ với đại chúng như vậy Người đệ tử của Phật là phải biết mang tất cả các phương tiện để khuyến hóa cho người khác khởi một mảy tâm thiện lành đối với Giáo Pháp rồi quay về nương tựa vào Giáo Pháp của Phật tu hành để giải thoát Kính thưa đại chúng Ở trong mỗi đám ma thì có rất nhiều những thành phần Đầu tiên là thân bằng quyến thuộc, họ hàng của người mất Họ đến đó, họ nghe kinh Họ hiểu được một lời Phật dạy trong kinh họ chỉ cần lên một câu tán thán rằng “Ôi kinh Phật thật là lợi ích, Phật nói đúng quá” Thế là họ tán thán một câu cũng gieo duyên được cho họ đến nhiều kiếp sau Họ vào được Giáo Pháp của Phật họ tu Vì vào Giáo Pháp của Phật tu thì chỉ bỏ ác làm lành Tự thân họ sẽ được lợi ích Chúng ta chỉ cần một mảy tâm của tất cả mọi người mà chưa biết đến đạo Phật như thế Chúng ta đã thấy đó là công đức mà người đệ tử Phật cần phải làm Chúng ta tu cho chúng ta nhưng chúng ta cũng phải biết ơn Chư Phật và biết ơn những người mà trong cái tiền kiếp xa xưa kia Chúng ta là một chúng sinh ác Chúng ta đã từng nghe thấy một câu kinh Một bài kệ nào đó Chúng ta khởi tâm tán thán rồi từ cái nhân duyên đó nó qua nhiều kiếp nữa rồi đến hôm nay chúng ta mới thật là cung kính thật là vâng lời mà tu hành trong Giáo Pháp của Phật Cho nên chúng ta phải chân thật biết ơn Pháp Hôm trước chúng ta được học mà Thầy dạy Là Chư Phật biết ơn Thiền Đến bây giờ là chúng ta là biết ơn Pháp Chúng ta học được cái gì chúng ta biết ơn Pháp biết ơn Pháp bằng cách gieo Giáo Pháp đến đấy cho tất cả chúng sinh Đấy cũng là một cách tri ân Đối với tất cả những ai đã gieo duyên cho chúng ta biết đến Phật Pháp ngày hôm nay Có một số các Thầy đi tu các Thầy nói là “tu Phật không được đọc kinh, tụng kinh là của Bà La Môn” Đấy là những người vô ơn, không có ơn Ở trong tâm hạt giống ơn kém Hạt giống ngã mạn cao quá Cho nên chúng ta mới phát khởi ra suy nghĩ như vậy Thực sự chúng ta là ai? Chúng ta là chúng sinh ác Ai đã gieo duyên cho chúng ta đến với Phật Pháp? Đầu tiên chúng ta phải nghe thấy, cảm mến rồi chúng ta theo nhân duyên khởi tâm hoan hỷ đó Chúng ta mới được có ngày hôm nay Cho nên chúng ta phải chăm sóc từng thiện căn nhỏ nhất cho người chúng ta đều phải làm Đó cũng là công đức của chúng ta Đó cũng là tâm của chúng ta cũng là Pháp tu ngăn ác diệt ác sinh thiện, tăng trưởng thiện mà Chư Phật dạy cho chúng ta tu hành Yến yêu cầu là những người tụng kinh này là những người phải hiểu đạo để cho khi chúng ta tụng lên là cả tâm chúng ta đưa vào đó sự hiểu biết của chúng ta đưa vào đó thì chúng ta tụng lời kinh mới mang cái ý nghĩa truyền tải từ tâm mình đến tâm người khác được Nhưng nếu như tâm chúng ta mà không truyền tải sang tâm của người khác được thì người ta không thể tán thán được đâu người ta sẽ chê bai Cho nên người tụng kinh là rất quan trọng mang được ý nghĩa của kinh qua giọng đọc của mình chuyển tải đến người khác Người ta gọi là có giọng truyền cảm Truyền cảm tức là truyền từ tâm của mình đến tâm của người khác Cho nên chúng ta nhất thiết phải là người tu hành nghiêm túc thì chúng ta mới có sự truyền cảm như vậy Kính thưa các quý đạo hữu tôi cũng xin nói về mình không phải là để khoe mà là để sách tấn đại chúng từ việc làm chân thật của chính mình Tôi là người biết đến đạo Phật Và chính tôi cũng là người đi tụng kinh Ở những đám ma nhiều nhất trong thời kì đầu tiên mà xây dựng Đạo Tràng Cũng như là khai đàn tụng kinh sám hối khi được những người có cha có mẹ ốm đau nhờ tôi đến và bộ kinh Vu Lan tôi đọc nhuần nhuyễn nhất và nhất là những bộ kinh sám hối về tội lỗi Tôi cũng là người đọc rất nhiều Bởi vì tôi là người đầu tiên trong Đạo Tràng đi làm những việc phận sự như thế này không những tôi đọc ở lúc mà có phận sự sự mà tôi đọc cả khi tôi ở nhà nữa Đó là việc tu tập Kinh Vu Lan có sức truyền tải Phật Pháp rất là lớn Khi mình tụng kinh thì mình sẽ luôn luôn nhớ được ân đức của mẹ mình Yến chia sẻ với đại chúng về việc của Yến khi Yến tụng kinh Vu Lan thì Yến có nhớ tới những hình ảnh mà mẹ mình, bố mình đã chăm sóc mình từ thuở nhỏ rất nhiều Ví dụ như năm đó Yến cũng không biết là bao nhiêu tuổi chắc có lẽ là ba tuổi, bốn tuổi gì đó Bốn tuổi.
Đúng rồi năm đó là năm bốn tuổi thì Yến có bị hen suyễn Mẹ Yến thì đi làm về thì cứ phải quạt quạt như thế này thì Yến mới thở được Vì mình không thở được Cho nên mình nhìn thì thấy quạt của mẹ mình mệt quá, lại rơi xuống rơi xuống rồi thì mẹ giật mình, lại túm vội cái quạt vội vàng lại quạt cho con Những cái hình ảnh đó nếu như không có Kinh Vu Lan thì mình cũng ít khi nhớ lại được Rồi những cái hình ảnh mà lúc mình còn nhỏ, mình có giận dữ giận dỗi mẹ, mình bỏ bữa cơm Rồi mẹ Yến đi làm Nhưng nhớ đến bữa cơm trưa là tất tả về Yến nhớ là mẹ Yến còn đi làm than rất vất vả nhưng lúc bé mình đâu có biết như thế đâu mình chỉ biết là mình không đồng ý cái gì đó thì mình dỗi mình không ăn cơm nhưng mình không nghĩ được là mẹ mình lại có thể thương mình đến như vậy Đến giờ cơm thì đúng là lúc mình đi học về thì biết là mình đã bỏ cơm một ngày rồi Hôm trước là sáng mình cũng không ăn trưa mình cũng không ăn tối mình cũng không ăn Đến hôm sau mẹ mình về đúng lúc mình đi học về Vừa về đến nhà, mình đã thấy mẹ mình đi rất là vội bước thấp bước cao rồi để cái đôi quang gánh xuống cầm một cái roi vào nhà Bảo: “Yến, ra đây! Có ăn cơm không thì bảo?” “Ăn! Xúc! Ăn! Ăn ngay! Xong là nuốt!” Lúc bấy giờ mình lại giận hờn Mình chỉ bảo “Con đang còn khóc thế này mà mẹ bắt con nuốt” “thì con nuốt làm sao được” Vừa khóc lại vừa giận hờn Lúc bấy giờ cũng không nghĩ được ra Đó là tình thương của mẹ mình Nhưng đến bây giờ mình lớn lên mình có con của mình rồi mình mới biết rằng lúc đấy rất là nhiều tâm trạng cả ngày hôm trước mình bỏ cơm thì mẹ mình chắc cũng sẽ rất là khổ Đến hôm sau vì công việc nhiều như thế phải lo kiếm tiền mà nuôi con nhưng cũng phải đến giờ trưa thu xếp hết mọi công việc ở đó rồi đi về cầm cái roi để đánh mình nhưng đâu có phải là đánh đâu để cho con mình ăn, cho con mình đỡ đói Nhưng khi mình bé thì mình không biết được điều đó đâu Đến lúc mình lớn rồi thì mình đi lấy chồng rồi Mình lại mải lo cho con mình Mình cũng biết là “Mình có nuôi con mới biết lòng cha mẹ” Nhưng mà vì công việc rất là nhiều vì thời gian cấp tập, xô đẩy cuộc sống Mình cũng không thể nào có lúc nghĩ được ơn của mẹ đâu Cho nên đến lúc có khi mình về vì một câu chuyện nào đó mẹ mình già rồi, mẹ mình lẩm cẩm có thể nói câu trước câu sau Nếu như mình không hằng ngày đọc tụng Kinh này thì mình đâu có yêu thương biết ơn mẹ mình được đâu Có rất là nhiều những hình ảnh của cha, của mẹ Yến nhớ là khi Yến còn bé tí, Yến đái dầm cũng không biết là năm đấy là mình còn ở với bố là mình bé mình chưa đi học đâu mình bé mình còn ở với bố Đến sáng ra là mình ngủ với bố Là mình đái dầm ra hết trên cái ngực áo này Sáng ra bố Yến có hỏi Yến thế này “Yến ơi, ai đái dầm đây?” Mình thì ráo hoảnh, mình trả lời “Dạ không phải là con đái dầm mà vú bố đái ra ạ” Từ đấy trở đi là lúc nào bố mình từ bé cho đến lúc mà già lắm đến lúc mà mình chăm bố ốm bố vẫn nhắc lại cái câu là “Cái con này là cái con nói vú bố đái” “nó đổ vạ cho vú bố đái dầm” Những cái mà bố mẹ mang lại cho mình Thật là nhiều những tình thương mà từ trẻ cho tới già mình vẫn in đậm ở trong hình ảnh của cha mẹ mình Yến cũng nhớ là quả thật có đi đâu xa Bố Yến thì ở quê, Yến đi về đây Bố Yến gọi điện Yến bảo là “Bố ơi, mai con về” Thế là bố cứ “Con ơi con đi đến đâu rồi?” Rồi đêm hôm sớm tối đi đến đâu từng chặng đường một cứ khoảng nửa tiếng chưa đến nửa tiếng đã thấy gọi là “Con ơi, đi đến đâu rồi, bố nấu cơm chờ con” Yến nhớ là đến bây giờ những tháng ngày gần cuối cùng của bố thì bố Yến cũng chủ động gọi điện cho Yến “Con ơi, con đang ở đâu đấy?” Yến nhớ lúc bấy giờ Yến đang ở sân bay Tân Sơn Nhất Yến đi vào miền nam để hộ các gia đình trong miền nam Bố Yến bảo “Ôi giời ơi, xa thế hả con?” “Con đi như thế con có vui không?” “Con có khỏe không?” Đúng là con đi đâu xa là cha mẹ cũng rất là yêu thương mình luôn luôn để trong cái tâm đến với mình nhưng đôi khi Yến cũng có nhận được những lời của những người con bất hiếu không ở đâu xa lạ đâu “Bố đẻ ra chúng mày thì chúng mày phải chăm” “Bố có đẻ ra tao đâu mà tao phải chăm” Đấy là những câu mà Yến cũng đã được nghe qua tai rồi Hôm trước thì Yến cũng có giải quyết rất nhiều những trường hợp Cô này cô gọi đến là “Em ơi em, bây giờ chị không biết làm cách nào” “Con chị nó bỏ đi sáu, bảy tháng nay rồi” “mà nó cắt hết cả điện thoại” “Bạn bè nó lúc đầu thì nó còn nhắn tin, gọi điện” “Cho đến hai, ba tháng nay nó cũng không nhắn tin nữa” “Bây giờ nhà chị rối bời lên.
Chị không biết làm thế nào” Nếu như Kinh Vu Lan này của chúng ta đọc lên mà vô tình Người con như thế họ nghe thấy thì họ sẽ xoay tâm, họ sẽ cải đổi họ sẽ không làm đau khổ bố mẹ họ rồi họ sẽ hối hận Vì thế cho nên tính chất của Kinh Vu Lan là tính chất nhân văn rất lớn Khiến cho chúng ta xoay lại và cha mẹ chúng ta lúc nào cũng ở trong tâm chúng ta Chính vì tâm hiếu này giúp cho chúng ta đến kiếp sau chúng ta sinh ra ở nơi đâu chúng ta sẽ là người có hiếu Cho nên Kinh Vu Lan là cứu độ chúng sinh Chính là như thế Những tâm nào của mình hồi trước mình bất hiếu Bây giờ hằng ngày, mình ăn năn, mình sám hối Đến kiếp sau, mình lại trở thành người con có hiếu Tức là mình sẽ phụng sự cha mẹ mình trong các kiếp sau được tốt đẹp hơn Còn khi mà tâm của cha mẹ Yến Yến nghĩ rằng lúc nào cũng theo mình thì lúc chết nó cũng chỉ là tâm thôi Nếu cha mẹ mà không đủ phước sinh ra ở cõi lành như là cõi Trời, cõi Người Nếu như cha mẹ mà phải nghiệp báo gì đó trong địa ngục, trong ngã quỷ thì chính trong địa ngục, trong ngã quỷ này Tâm mà bố mẹ đối với mình Mình đối với bố mẹ thế này Mình sẽ tụng kinh, bái sám rồi mình sẽ cúng dường, làm phước theo lời Phật dạy bố mẹ mình sẽ được hưởng phúc đó Cho nên, Kinh Vu Lan có tính chất cứu độ là như thế Tức là cứu tâm của mình từ bất thiện sang thiện Cứu tâm của mình từ keo xẻn không biết cách báo hiếu thành cách biết báo hiếu Cho nên Kinh Vu Lan có tính chất cứu độ chúng sinh rất lớn Yến đọc mười lần Kinh Vu Lan thì cả mười lần trong buổi tụng kinh đó đều là hình ảnh của cha mẹ mình Rồi từ việc làm của mình mình cũng biết là cha mẹ mình cũng tình cảm như vậy Yến nhớ thế này mình đối với con mình thế nào thì cha mẹ mình sẽ đối với mình như vậy Yến nhớ là khi con Yến còn bé thằng lớn nó rất là hay đái dầm Một tối nó có thể đái dầm đến hai, ba lần liền thì có một cái đệm nằm thế này Nó đái chỗ này xong Thì đúng là Yến là xê ra Hồi đấy Yến chưa biết Kinh Vu Lan đâu lại xê nó ra chỗ này xong mình lót một cái vải vào mình nằm lên nằm lên thì có lúc mình còn cho con bú mà rồi các thứ rồi nó ướt hết một bên người của mình mình cũng chả bao giờ bực mình gì cả tí nữa con lại như thế lại ướt chỗ này mình lại xê ra chỗ phần giường còn lại Cho nên cả ngày, cả đêm mình cũng chỉ nằm ở trong chỗ ướt thôi Cho nên Kinh Vu Lan rất là chân thật “Xê con tự thấp” Tức là xê con nằm chỗ ráo chỗ ướt thì mẹ nằm Đấy là điều chân thật Cho nên, mình biết mẹ mình cũng như thế Cũng rất là khổ sở Trong kinh nói là “Mẹ thì thương con không chút nào ngơi” Yến nhớ là hồi bé Yến bị hen suyễn khi mà Yến bị hen suyễn thì mẹ luôn luôn phải chăm lo cho mình cả ngày lẫn đêm mà trong khi đó phải đi làm để nuôi cả nhà Cho nên là lúc mà đau ốm nhất lại là lúc mà mẹ mình chăm mình nhiều nhất không nề hà là mình bị làm sao Yến nhớ có một lần Yến bị đau răng, đau răng lắm Trước khi đi mẹ phải cõng từ nhà ra đến bệnh viện tỉnh mấy cây số liền mà còn phải làm bao nhiêu việc Mà con mình đau răng cũng phải chắt thời gian cõng lên trên lưng đi ra Hồi đấy vẫn còn thời kỳ bao cấp, có tiền đâu mình cũng chẳng biết được Thế là cứ cõng ở trên lưng thì mình thấy cõng ở trên lưng thì mình thích rồi Ra đến chỗ đấy thì mua cho bánh rán để ăn này nhớ là trước khi vào là cho ăn bánh rán có quán bánh rán là mẹ mua cho cái bánh rán ăn với mua cho cái gì ấy Tức là hai thứ để ăn ăn ngon lắm, ăn ngon ơi là ngon Vì mình ăn ngon là mình đã thích rồi Tí nữa vào nhổ răng là nó rất là đau Đau xong rồi vừa đi mình thì ngậm cái miếng bông to để cho nó đỡ chảy máu mẹ thì vừa cõng lại còn vừa nhong nhong ở trên lưng nữa Mà trong khi đó là năm chị em Gia đình có năm chị em Cho nên là với ai mẹ cũng thế nhong nhong ở trên lưng Nói “không khóc đâu, đừng khóc nhé” “một tí nó khỏi mà, con kiến nó cắn đấy” vừa đi vừa như thế mà tình thương để hết vào nỗi đau của con Đến bây giờ mình mới biết là không ai có thể thương mình như cha mẹ mình ở trên đời và không ai có thể cứu độ mình ngoài Chư Phật và không ai để cho mình báo hiếu được cha mẹ mình ngoài Pháp của Phật không thể có được Yến cũng nhớ lại là Khi mà con Yến học lớp 10 rồi Lúc bấy giờ vừa mới vào lớp 10 học ở trường Văn Lang thì vừa mới vào học thì không biết là do bạn bè có những mâu thuẫn gì Nó chỉ mới khai giảng sau được một tháng thôi Hôm đấy cháu có về và nói chuyện là bị cái bạn ở lớp đánh, mà không ai xa lạ lại chính là người bạn lớp trưởng thôi đánh cháu Rồi lại rủ cả bè phái lên để đánh cháu thì tôi có hỏi nhưng vừa hỏi trong lòng mình rất là đau buốt mà mình cũng không biết là làm cách nào để cho con mình nó tránh đi được sự đánh này Tôi cũng đành khuyên cháu là “thôi con nhẫn thì khi nó đánh con được rồi” “thì lần sau nó hả dạ, nó không đánh nữa” Rồi đến hôm sau thì con về kể chuyện việc mình nhẫn, mà bị chúng nó đánh Thế là tôi rất là buốt ruột, buốt lắm! Tôi cũng có kêu Phật, kêu Trời là “Con bạch Phật, con lạy Trời” “là cho con chịu tất cả những cái gì mà con con phải chịu” cho con chịu hết Dù là con có bị đánh cũng được Hay là con bị kẹp xe cũng được Hay con bị làm sao cũng được Nhưng mà đừng để cho ai đánh vào con con Tôi đã rất là đau khổ, rất là khổ sở trong tâm ngày đêm khi con tôi đi học, tôi cứ đau đáu Rồi tìm mọi cách làm sao phải liên lạc với công an liên lạc với nhà trường để bảo vệ được con mình Và tôi cứ đau đáu ở trong lòng là tôi sẽ chuyển trường cho con tôi Bởi vì tôi không muốn con nó học ở trường mà nó bị xâm phạm như vậy Tôi không muốn một tí nào Tôi sợ rằng học ở đó con mình vì bị đánh cho nên nó bị tự ti nó không tự tin để nó học ở trong trường đó nữa Và thứ hai là nó đánh được một lần thì lần sau nó lại đánh con mình nữa Cho nên là tôi rất muốn chuyển trường cho con tôi Và tôi đã chuyển trường cho con tôi không học ở đó nữa Khi đó thì ở trong lòng cũng có rất là nhiều những rối bời Con mình dại thế này không biết sống ở giữa cuộc đời thì sẽ ra sao? Mình không biết là “Mình có thể ở bên cạnh con mình lúc nào?” “Lúc nào mình có thể nâng đỡ được nó?” Rất là lo, lúc nào cũng lo lắng cho con Không một lúc nào ngơi được Cho nên, mình biết lòng mẹ cũng như thế Tình thương của người mẹ đối với con là lo cho hiện tại lo cho cả những vị lai cho con mình Đấy là tấm lòng của người mẹ Từ việc như thế rồi đến lúc sau này Tôi mới biết là cha mẹ tôi cũng thế Rất yêu thương tôi Khi mẹ mình gả chồng cho mình mẹ mình cũng căn dặn “Con ạ, nếu mà lúc nào chồng nó mà nóng” “thì con đừng có dại nhé” “Nó làm như thế nào thì nó sẽ thiệt thân con ạ” Tức là lúc nào mẹ cũng thế Yến nhớ là khi Yến vừa mới sinh đứa con đầu lòng mẹ Yến vẫn còn phải đi làm Mà vẫn cứ chắt thời gian xuống tắm cho cháu Xem con mình ăn uống thế nào Thực sự mà nói lên những lời mà nói về công đức của cha mẹ mình thì không thể nào mà nói hết được Đúng là Phật có dạy rằng “Không thể nói hết được công đức mẹ cha” “mà cũng không thể dùng Pháp gì ở thế gian này” “có thể báo hiếu được” Kinh Vu Lan này Tại sao mà khi có người chết? Cha mẹ mình bỏ thân thì mình nên tụng 49 ngày? 49 ngày thì mình mới đủ đức để cho mình chuyển hóa được nghiệp bất hiếu của mình Từ bé mình đã sinh ra mà mình đã làm các cái việc bất hiếu đối với cha mẹ mình mới cảm được cái đức của mình để chuyển mình từ người bất hiếu sang người có hiếu Kính thưa đại chúng Đức Phật là người thành tựu cho chúng sinh Khi có một nhân duyên gì Đức Phật cũng đều chế Pháp để cho chúng ta tăng thượng được cái tâm của chúng ta Từ đây chúng ta mới thấy rằng “Đức Phật thật là thương cả mẹ lẫn con” Cái chết của mẹ, của bố cũng để thành tựu cho con sám hối được tâm bất hiếu bắt đầu sinh cái tâm thiện lành Vì mình có nghĩ đến như vậy nghĩ đến công đức cha mẹ như vậy Cho nên mình mới bắt đầu có thể là có thiện lành đối với anh em ruột được Chính vì Kinh Vu Lan này cho nên mình mới biết chia sẻ cho chị em mình Dù là trong gia đình nếu như có những chuyện gì có những người mà tham lam tài sản để làm điều bất thiện nọ với anh chị em thì mình có thể vì công đức cha mẹ mình đọc nhiều, mình huân tập tính thiện mình xả phần tài sản đó cho những người con chưa biết đạo kia Cho nên công đức của Kinh Vu Lan rất là lớn chứ không phải là nhỏ Công đức của Phật rồi công đức của Pháp rồi và thành tựu chúng ta chính là Kinh Cho nên là Kinh Pháp của Phật chúng ta phải tụng hằng ngày Ở đây chúng ta cũng học được rất nhiều ân Trong Kinh “Kính lạy Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân kinh” Chúng ta phải lạy bộ Kinh này vì nếu không có bộ Kinh này thì chúng ta đâu có thể nuôi lớn được tâm của chúng ta đâu Chúng ta có thể nói là tôi có hiếu Nhưng thực sự nó là hiếu ở trong tâm Nhưng nó lại không khơi lên làm nóng tâm mình được nó không tương tục được cái tâm hiếu cho mình Chúng ta nếu cả đời không được nghe những lời Kinh dạy thế này chúng ta chỉ biết đến ngày giỗ xong là anh em cùng ăn với nhau Hôm nay là giỗ mẹ đấy, thế thôi Đôi khi giỗ mẹ trở thành một cái chỉ để ăn thôi Nhưng khi mà giỗ mẹ mình mang Kinh ra mình tụng thì tự nhiên các người con sẽ thiện tâm lên Các cháu mà vào tụng kinh trong đám ma thì tự cháu nó về nó sẽ chuyển được tâm thiện lành đối với cha mẹ nó trong hiện kiếp Cho nên là năng lực của Kinh Vu Lan rất lớn như vậy Qua đây, Yến cũng chia sẻ với đại chúng Kinh Pháp của Phật là tụng vì chúng ta nghiệp rất nặng Cho nên là chúng ta nhắc thì nhớ mà không nhắc thì quên Nếu chúng ta cứ hằng ngày nhắc mình, nhắc mình thì chúng ta sẽ làm thiện Chúng ta chỉ trở thành một người con vâng lời thôi Vâng lời Pháp tức là Kinh dạy sao thì mình sẽ làm như thế Hằng ngày, mình chăm chú mình tụng kinh rồi mình nghe Pháp thì tâm của mình sẽ thiện lành Cho nên Pháp của Phật là người mẹ sinh ra các tâm thiện lành cho chúng ta Mà báo ơn Phật thì duy nhất là thường đọc tụng Kinh điển thực hành lời Phật dạy Kính thưa các quý đạo hữu chúng ta cũng có một phần chủ quan khi học Phật “Ôi Kinh đấy tôi đọc rồi” “làm sao phải đọc lắm thế” Mỗi một lần đọc thì tâm của chúng ta lại tăng trưởng thiện lành lên Đây gọi là ngăn ác, diệt ác sinh thiện, tăng trưởng thiện là lời Phật dạy Cũng giống như con chúng ta Chúng ta dạy một lần thì có được không? Hai đạo hữu xem dạy một lần nó có được không? Không thể nào được Cho nên phải dạy nhiều nó mới được Vì chúng ta đã là con bất hiếu rồi Cho nên phải dạy thật nhiều Giống như con chúng ta ấy Hôm nay bảo “Con đi học đi xong có cái gì mà” “về con phải nói cho mẹ biết xem” “là ở trường xảy ra cái gì” Nếu một ngày nói như thế rồi suốt 12 năm không nói nữa Thì làm sao mà nó có thể nhớ Thì mình sẽ không trở thành người bạn của nó được Cho nên hàng ngày mình vẫn phải nói là “Con mà đi học về đấy” “có điều gì ở lớp mà bất cập ấy” “thì con nói cho mẹ biết” “Nếu mẹ biết cái gì thì mẹ sẽ giúp con” để cho con biết cách ứng xử để cho con được tốt lên Nếu ngày nào cũng thế thì nó sẽ tin tưởng mình mình sẽ là nơi chia sẻ của nó Đây cũng thế Mình hàng ngày phải tụng kinh thì mới khơi được cái tâm thiện của mình lên rồi mình mới nương tựa vào Giáo Pháp của Phật tu được Yến cũng nói sơ qua về vấn đề “Ý nghĩa của việc tụng niệm trong đám ma” Hoặc là những khi mà gia đình có cha mẹ ốm thì chúng ta cũng đến để tụng niệm những bộ kinh Ví dụ như là Kinh Sám Mục Liên là bộ kinh nói lên những sự vất vả của người mẹ, người cha rất là nhiều Khi mà cha mẹ ốm gia đình nên khai đàn để cho con mình phát nguyện tụng kinh Trông như thế thôi nhưng trong 49 ngày tất cả những người con đều chuyển tâm chuyển tâm rất là lớn Vì sự chuyển tâm này thì nghiệp của gia đình chuyển Nghiệp của gia đình chuyển thì nghiệp của mẹ cũng chuyển Rồi con cái lại biết làm phước Và làm cha, làm mẹ thì được đúng nghĩa và làm con được đúng nghĩa Cho nên Kinh của Phật rất là lợi ích Tất cả các Đạo Tràng của chúng ta đều thành lập ra những ban tụng niệm để cho chúng ta mang Phật Pháp vào giữa đời thường khiến cho chúng sinh bỏ ác làm lành Đây là ý nghĩa của việc tụng niệm Cho nên ban tụng niệm rất quan trọng Chúng ta cần có sự tu tập và quán chiếu đầy đủ Khi chúng ta tụng niệm thì chúng ta cứ mang việc của chúng ta đưa vào kinh thì tự nhiên là tâm lực của chúng ta sẽ truyền tải được đến cho người khác Mình tụng kinh Vu Lan mình nhớ về hình ảnh của mẹ mình Mình tụng đến chữ bất hiếu mình nhớ ra những hình ảnh bất hiếu của mình mình khởi tâm ăn năn, sám hối và mình kính lạy các vị Chư Phật và mình cũng thầm nguyện mình cũng sẽ là những người con có hiếu như vậy đối với cha mẹ các kiếp vị lai cũng như là cha mẹ trong quá khứ của mình mình cũng làm được điều gì thì mình làm Kính thưa các bạn thì mình là người con Phật khi mình đọc nhiều kinh Vu Lan thì cái tâm của mình nó hiếu đối với cha mẹ mình nhiều hơn và tôi đã làm chuyển hóa được cha mẹ tôi chính do cái tâm hiếu thực hành trong kinh Vu Lan mà nó được hâm nóng tâm hiếu của tôi lên Lúc nào mình cũng nằm ở trong tâm hiếu đó được Lúc đầu tôi đi tu thì cha mẹ cũng rất là phản đối không ưa muốn cho tôi là đi tu như vậy Nhưng mà sau vì tôi thực hành theo lời Phật dạy thì đã cảm đến tâm của cha mẹ tôi Tôi cũng biết rằng từ trong sâu thẳm cha mẹ tôi mến tôi và theo tôi Vì thế cho nên là bố tôi sau những lần tôi về nhà có giỗ tôi tụng kinh Vu Lan Qua tất cả những việc làm của tôi Bố tôi đã theo từ quê Hưng Yên ra tận chùa Ba Vàng “Bố phải ra chùa Ba Vàng để bố quy y Tam Bảo” Tuy rằng bố tôi không nói lên Nhưng mà tôi cũng biết rằng là “Bố tôi cảm cái đức, phục cái đức” “của người Thầy đã dạy con mình” Bố tôi cũng đã yên tâm rằng “Con mình có một người Thầy dạy dỗ nó nên người” và bố tôi cũng rất là yên tâm Tôi cũng có một bà mẹ già là u tôi không phải đẻ ra tôi mà là bà mẹ cả Tức là khi mà hai ông bà ở quê để xin thỉnh một tấm hình của Thầy trụ trì Tức là Sư phụ tôi Mang về nhà Hai người đóng lên rất là cao Coi như là.
.
.
tôi cũng không biết hôm ấy về chơi thì thấy là cạnh ban thờ Tức là ban thờ thờ tổ tiên đây Thì là trang trọng hình của Thầy rất là lớn mà ông cụ đã thỉnh được ông cụ treo lên đấy Không phải là bỗng dưng mà ông cụ lại treo lên đấy được Là do mình thực hành lời Phật dạy “Tu hành hạnh Hiếu” Nên cảm đức của cha mẹ mình Cha mẹ mình cũng hướng tâm Cung kính Tam Bảo Kính trọng Thầy, thầm ơn Thầy đã dạy cho con ông cụ được tốt lên tốt hơn, tốt hơn nữa Mình thì dạy con mình Thầy là người cũng dạy con mình Từ đấy cho nên bố với u tôi kính được Tam Bảo Còn về phần mẹ tôi Thì sau thời gian mình sống, mình trả hiếu Mẹ tôi cũng lên chùa tu Nhưng mà ở trong lòng thì chưa bao giờ dám đề đạt với tôi là “Cho mẹ chụp ảnh với Thầy” Chưa bao giờ thấy mẹ tôi đề đạt như thế Nhưng mà đến hôm “Cầu Thỉnh bậc Thánh” Tức là trước ngày mẹ tôi chết chỉ có hơn một tháng thôi Khi Thầy ngồi ở trên bàn giảng Pháp Thầy giảng Pháp thì ở bên cạnh có màn hình chiếu rất là lớn Hình của Thầy như thế Lúc bấy giờ mẹ tôi đã bị tai biến rồi thì đạo hữu của tôi đưa mẹ tôi đi lên chùa và ngồi trên chiếc xe lăn Thì mẹ tôi có chỉ ra nói là “Cho mẹ ra kia mẹ chụp ảnh với Thầy” Tôi mới đẩy mẹ tôi ra trước màn hình chiếu Rồi cùng với mẹ Mẹ tôi được chụp ảnh với Thầy và mẹ tôi cũng hỏi là “Ảnh của Thầy có vào được với mẹ không?” Lúc bấy giờ các em ở bên Ban Thông Tin bảo là “Có vào được” Cho nên mẹ tôi rất là vui Tôi cũng biết rằng Đó là mẹ tôi cũng luôn luôn hướng về Thầy Thầm cảm ơn rằng “Thầy đã dạy cho con của mẹ” “trở thành một người con có hiếu” “Chứ không phải tự nhiên con của mẹ có hiếu như vậy” Đấy là lợi ích của bộ kinh Vu Lan là như vậy đấy Khiến cho mình tu hành được Hiếu Hạnh Lại khiến cho cha mẹ mình cảm mến Đạo Phật cảm mến Tam Bảo thông qua hình ảnh của các Thầy Cũng mong mỏi tất cả các đạo hữu Gia đình mình còn có con, còn có cháu thì cũng nên cho con cháu mình tiếp cận với Bộ Kinh Vu Lan để chúng trở thành những người có hiếu Và bộ Kinh Vu Lan này Chúng ta tụng ở bất cứ nơi đâu Nếu có cơ hội để cho mọi người cùng biết đến mà sửa đổi những cấu uế ở trong tâm đánh thức phần hiếu đạo ở chính trong tâm của mỗi người thì sẽ làm lợi ích cho mình và lợi ích cho mọi người Thỉnh các quý đạo hữu chúng ta là phải chăm chỉ, tu hành theo Lời Phật Dạy Rồi mang những Lời Phật Dạy có nhân duyên nào thì chúng ta sẽ mang những Lời Phật Dạy tương ứng, phù hợp với căn cơ của chúng sinh tại thời điểm đó khiến cho mọi người được giác ngộ Phật Pháp Nương vào Phật Pháp, bỏ ác làm lành Kính thưa đại chúng Là trong Kinh Vu Lan có những phần sáu phần để cho người con có thể cứu được cha mẹ Ở đây thì Yến sẽ đọc “1.
Vì mẹ cha” “nên chép kinh này” “kính biếu đó đây” “cho nhiều người tụng” Yến vừa nói sức truyền tải của kinh như thế Cho nên là in, ấn tống Kinh Vu Lan này để cho mọi người đọc Vì mọi người đọc, mọi người sẽ sinh thiện Đó là điều mà công đức của mình để hồi hướng cho cha mẹ mình được “2.
Vì mẹ cha, đọc tụng Kinh này hằng ngày chớ bỏ” Mình đọc, tụng Kinh này thì mình khởi lên tâm “Hiếu” này của mình thì vì mẹ cha các kiếp vị lai cũng như mẹ cha đã quá cố mình đều đọc được “3.
Vì mẹ cha làm chay, sám hối, sớm tối ăn năn” Tức là làm chay để cúng dường cho cha mẹ thì điều này là điều tốt Vì mình là đúng theo Lời Phật Dạy là những Tế Đàn nào không có sát sinh thì Phật sẽ lai đáo tới và những Tế Đàn không có sát sinh thì các chúng sinh ở trong cõi vong linh, ngã quỷ đều thọ nhận được “4.
Vì mẹ cha cúng dường Tam Bảo, tùy ý sở dùng” Mình cúng dường Tam Bảo là ruộng phước điền lớn để mang phước báo để hồi hướng cho cha mẹ mình “5.
Vì mẹ cha trong sáu ngày trai, phải nên nhớ giữ” Tức là chúng ta nên hành trì Bát Quan Trai Giới Chúng ta nhớ giữ như thế Chúng ta ăn chay này Chúng ta giữ Giới này để cho chúng ta được tốt đẹp Kính thưa các quý đạo hữu Tại sao lại như thế? Cha mẹ mình cũng như mình muốn rằng con mình nó ngoan, nó giỏi, nó hiền Chúng ta chỉ cần nó báo hiếu cho chúng ta như thế thôi Đạo hữu có thấy đúng không? Chỉ cần như thế thôi Thế thì khi mình làm như thế thì đúng tâm nguyện của cha mẹ mình thì cha mẹ mình được vui vẻ, được siêu thoát Bởi vì tâm hoan hỷ thì được siêu thoát Đại chúng thấy đúng không? Con mình nó đi về Nó chỉ cần làm điều gì mà nó có đức Mình thấy vui, thế thôi chứ đâu mình có cần nó cho mình cái gì ăn đâu Mình chết đói cũng được Mình chết khát cũng được Miễn là nó trưởng thành Thế thì đây kinh dạy rất đúng Với lại thực tế “5.
Vì mẹ cha trong sáu ngày Trai phải nên giữ nhớ” Tức là mình đầy đủ công đức Đầy đủ đạo đức, cha mẹ mình rất vui “6.
Vì mẹ cha thường hay bố thí, làm mọi việc lành” Mình mà làm việc lành thì cha mẹ vui rồi Vui thì tâm là thiện lành Thiện lành thì được sinh lên cõi lành Đại chúng thấy đúng không? Cho nên là kinh dạy là thiết thực mang tới lợi ích cho người thực hành Và thiết thực mang tới lợi ích cho cha mẹ quá cố cũng như là cha mẹ vị lai của mình Giờ này Yến cũng tụng để đại chúng chúng ta tụng theo Tức là Yến chỉ tụng theo vần điệu thôi Để cho làm sao mà đại chúng chúng ta ở đằng sau chúng ta cũng tụng được Tất cả Đạo Tràng chúng ta cùng tụng theo được Còn giọng ai cao có thể tụng cao thấp có thể tụng thấp Nhưng chúng ta nhớ là chúng ta phải tụng trong đó phải có cái là hòa chúng Người mà chúng ta đi tụng kinh như thế này là chúng ta cần rất nhiều những nguồn tâm và rất nhiều sự tu tập Chúng ta phải biết yêu thương chúng của mình Chúng của mình đọc cao được thì chúng ta đọc cao Đọc thấp được thì chúng ta đọc thấp Đấy nó cũng là tình thương đấy Ban tụng niệm chúng ta thật là cố gắng trong các buổi hành lễ Làm sao đó chúng ta phải dùng những cái tâm chân thật thực hành Pháp của mình vào các bài Kinh để cho bài Kinh có tính năng chuyển hóa được tâm thức của người khác Thỉnh đại chúng, chúng ta chắp tay hồi hướng công đức tu hành của chúng ta cho Pháp Giới này nguyện cho chúng sinh đều được tu hành trong Giáo Pháp của Phật “Nguyện đem công đức này” “Hướng về khắp tất cả” “Đệ tử và chúng sinh” “Đều trọn thành Phật đạo” Mẹ là vòng tay ấm ôm con qua những ngày đông Mẹ là dòng sông để con tắm mát trưa hè Mẹ là rặng tre che bóng con đi học về Mẹ là bờ đê để con vui với cánh diều Mẹ làm bậc thang để con bước lên đỉnh cao Mẹ là ánh sao để con ước ao bao điều Mẹ làm thật nhiều chỉ mong con yêu thành công Mẹ chỉ ước mong cho mai sau con sẽ nên người.