Có bạn tên là Nguyễn Hiếu hỏi rằng: “Kính thưa Thầy!” “Gia đình con mới mua một căn nhà, ” “ở ngay bên cạnh một ngôi chùa nhỏ, ” “dự định tháng sau sẽ chuyển cả nhà đến ở.
” “Mẹ và em gái con đều là Phật tử, ” “nên thấy ở gần chùa là việc bình thường.
” “Tuy nhiên vừa qua, con có xem một số thông tin” “khuyên là không nên ở gần chùa, ” “vì sẽ không tốt, ” “sẽ phạm húy các Thầy tu, phạm vào thần linh ở chùa.
” “Con thấy cũng đúng, ” “vì đa số các ngôi chùa đều nằm sâu trong núi, ” “ít có nhà cửa ở gần.
” “Con đã trót mua mất rồi, ” “giờ cũng không thể không ở.
” “Nên con xin Thầy cho con biết là” “con nên làm gì khi dọn về ở nhà này” “để không gặp tai họa ạ?” “Con xin cám ơn Thầy!” Phật tử mình đây có ai nhà ở gần chùa không? Kính thưa đại chúng! Chúng ta biết chùa chiền là chỗ thanh tu, là chốn tôn nghiêm để dành cho những người tu hành.
Tu hành thì ở đấy có cả Tăng, Ni và kể cả Phật tử.
Đó là chỗ tôn nghiêm, chỗ thanh tịnh, chỗ tu hành.
Cho nên vì thế, người xưa thì thường chọn những chỗ xa với dân chúng, xa với thành thị; cất chùa ở núi, ở rừng, ở đảo; còn nếu ở quê thì phải cất ở ngoài đồng, thường cất ngoài cánh đồng, chùa thường ngoài đồng.
Nhưng sau này, dân phát triển thì bao bọc hết chùa luôn; thế rồi thành phố, thành phường cũng thế.
Có nhiều ngôi chùa ở thành phố Thầy xuống sát sạt, bốn xung quanh nhà dân hết, chuồng lợn, chuồng gà bốn xung quanh luôn.
Cái này là một thực tại.
Vậy thì bây giờ, bạn Hiếu này hỏi là: Làm thế nào để ở gần chùa mà không bị tai họa? Đúng là trong nhân gian cũng truyền tụng nhau là đừng mua đất ở gần chùa.
Nghe không? Và nhất là đừng mua đất chùa mà ở.
Và quả thật thì đúng là cũng có nhiều gia đình sau khi cải cách, rồi phá đình, phá chùa; thế rồi đất ấy trở thành đất dân dụng thì họ mua đất ấy, hoặc được cắt vào ở đất chùa đúng là gia đình ở trên nền đất chùa cũ cũng thấy nhiều chuyện thật.
Từ đó mới sinh ra thành một thuyết ở trong dân là: ở trên đất đình, đất chùa là không tốt, không an.
Cho nên, bạn này lo thế cũng là có lý do.
Thưa đại chúng, vậy thì là thế nào? Chúng ta biết chùa chiền là chỗ thanh tu rồi, giờ thì ta ở cạnh chùa, ta làm sao? Ta làm sao đây? Chùa thì cũng phải có luật thôi và cũng phải theo luật thôi.
Nếu đất đấy không phải đất chùa, là đất của mình thì mình ở, nhưng mình ở đấy làm sao, mình không xâm phạm, không ảnh hưởng đến chùa là được.
Nghe không? Không xâm phạm, tức là mình đừng lấn đất sang chùa, đừng mở cánh cửa sang chùa.
Ở ngoài đời thì luật ở nhà sát nhau, mà mở cửa sang nhau là cũng không được phép đâu, trông nhòm sang nhau là cũng vi phạm đấy, phạm vào không gian của người ta.
Thế thì chúng ta cũng thế, chúng ta ở cạnh chùa ta làm sao đừng ảnh hưởng đến chùa, không xả thải các thứ ô uế, các thứ ảnh hưởng đến chùa.
Tức là làm ảnh hưởng đến chùa là mình cũng bị phạm rồi.
Thế còn trong phạm vi đất mình, mình sinh hoạt của mình thì mình phải giữ gìn, mình không làm ảnh hưởng đến chùa.
Thì ở đâu cũng thế thôi, mình giữ đúng là được.
Nhưng mà đúng là tâm lý thì thưa đại chúng, chúng ta ở cạnh chùa, chúng ta nếu mà là người có lòng tin đối với Tam Bảo và kính Tam Bảo thì đúng là nhiều cái cũng lo đấy.
Bên này thì mình tại gia, tại nghiệp: coi như là sát hại chúng sinh, các thứ.
.
.
ăn uống mặn, các thứ.
.
.
thế rồi chuyện tại gia mà, còn đời sống gia đình vợ chồng, nhiều thứ.
.
.
nhiều khi mình cảm thấy không an tâm.
Cái đó cũng là một cái, cho nên đúng là nếu mua nhà sát chùa, mà người ấy có tín tâm với Tam Bảo thì người ta cảm thấy không an tâm là cũng có lý.
Thầy cũng khuyên là không nên, vì mình khó mà giữ được tâm mình yên lắm.
Ở cạnh chùa mà nay nhà có đámphải mổ gà, mổ lợn; thế rồi cưới con, nhạc sập sình, ầm ĩ sang hết cả chùa cũng ảnh hưởng.
Thế rồi, chùa thì ngày ngày phải chuông mõ.
Mình có khi muốn ngủ đến 5, 6 giờ sáng; chùa thì 3 giờ đã dậy khua chuông, gõ mõ rồi thì mình có chịu được không.
Tức nó cũng có những cái ảnh hưởng, thưa đại chúng.
Đây gọi là thế giới của sự tu tập với thế giới của phàm tục, hai nơi này có những cái khác nhau, mà lại đặt ở bên cạnh nhau thì đúng là cũng có những cái khó đấy.
Cho nên ở đây, Thầy nói là nếu mà chúng ta là Phật tử hiểu biết thì chúng ta mua đất thì cũng nên cách chùa ra, không nên ở gần quá.
Có thể chúng ta, tâm mình khó được yên tâm, khi mình sơ suất điều gì mình áy náy.
Thế còn, nếu chẳng phải Phật tử như bạn này thì bạn sống cứ đúng luật là được, đừng làm gì ảnh hưởng, ô nhiễm đến chùa, đừng làm gì mang tiếng đến chùa, không xâm phạm vào cái gì của chùa, của Tam Bảo là được.
Đương nhiên là chư Thiên, Hộ Pháp, thiện Thần cũng không ai quở trách mình được, mình sống đúng luật là được, luật của nhà nước mình này này, không xâm phạm, không ảnh hưởng.
Mình ở đấy bên cạnh chùa nhưng mình lại biết bảo vệ cho chùa nữa thì cũng tốt.
Nghe không? Còn mình là đời sống tại gia thì tại gia; Phật, Thánh cũng không cấm.
Phật, Thánh đâu có chê trách gì đâu.
Mình ở tại gia, tại nghiệp: mình ăn mặn, hay mình sinh hoạt vợ chồng, con cái thì Phật cũng không cấm.
Chuyện này là bình thường, không ai bắt tội chuyện đó nhé.
Không có quả báo gì chuyện đó cả.
Chỉ có đừng làm gì xâm phạm, ảnh hưởng đến chùa là được.
Thế thôi.
Nhé, bạn Hiếu cứ yên tâm!.