Trong bài học trước, chúng ta đã được học thêm nhiều kiến thức về đèn Flash rời Ví dụ như cách sử dụng đèn Flash với Trigger Cách sử dụng những phụ kiện đèn Flash sao cho hiệu quả Hay còn gọi thế nào là đánh sáng 3 điểm? Để biết được ba cô trò chúng mình có phần thực hành thú vị như thế nào Thì chúng ta hãy cùng xem lại tập trước nhé Còn bây giờ thì vào lớp thôi Xin chào các bạn đã quay trở lại với Nhiếp Ảnh 360 tuần này Tuần này chúng ta sẽ Sẽ làm cái gì hả mày? Sao mày lại quay dọc thế hả béo? Thì thầm: Kệ tao! Nói tiếp đi, nói tiếp, nói tiếp đi Hai đứa làm cái gì đấy? Đến giờ học không ngồi đi mà còn đứng đây Em thưa cô, cô nhìn đây này, thằng này đang định nhúng chân vào showbiz cô ạ Thế mà cũng đòi, đi về chỗ xem nào Tại sao có máy ảnh không dùng mà lại dùng điện thoại quay phim làm gì? Ơ! Máy ảnh để chụp ảnh sao quay phim cô Học mãi.
.
.
Chả khôn lên được tí nào Thôi, học về chụp ảnh nhiều rồi, hôm nay cô sẽ dạy các em làm thế nào để quay phim bằng máy ảnh Trước khi vào bài học, cô muốn hỏi cả lớp là Tại sao chúng ta lại phải quay video? Xem phim lúc nào chả sướng hơn xem ảnh hả cô Ngày nay, video đã trở thành một trong những hình thức truyền thông phổ biến nhất Thông tin được truyền tải bằng video thì sẽ trở nên hấp dẫn Sinh động và chân thực hơn Giả dụ, cái lớp học này mà được quay phim lại Xong rồi đưa lên mạng Kiểu gì cũng được mấy triệu lượt xem đấy Nhưng mà ấy, cô ở lớp này toàn dạy cho các bí kíp thôi Nên là quý lắm mới dạy cho hai đứa thôi ấy nhé Học hành cho cẩn thận vào Tất cả những kiến thức mà chúng ta học về nhiếp ảnh Đều có thể áp dụng vào quay phim Vì vậy, chụp ảnh mà giỏi rồi ấy thì quay phim cũng dễ dàng thôi Ngày nay thì hầu hết các máy ảnh đều có chức năng quay phim Mà so với điện thoại thì quay phim bằng máy ảnh sẽ chất lượng hơn Kiểm soát ánh sáng tốt hơn rồi là thay được ống kính các thứ Mà so với máy quay phim thì máy ảnh lại nhỏ nhẹ hơn, tiện lợi hơn Vì vậy nên là, quay phim bằng máy ảnh là một lựa chọn rất tốt Để quay phim bằng máy ảnh thì chúng ta cần thực hiện một số thao tác sau Đầu tiên thì chúng ta cần chuyển máy về chế độ quay phim Sau đó, khi bắt đầu quay phim thì chúng ta ấn nút Start/Stop Và khi kết thúc quay phim chúng ta cũng bấm nút này Em thưa cô Tại sao tự dưng máy lại không quay được Nó hiện ra cái dòng chữ gì gì này Trường hợp bị ngắt giữa chừng khi đang quay phim rất có thể là do thẻ nhớ Vậy nên chúng ta sẽ học qua phần thẻ nhớ nhé Có hai loại thẻ nhớ mà chúng ta thường gặp, đó là thẻ SD và thẻ CF Vì dung lượng của video cao hơn so với ảnh bình thường Cho nên nếu thẻ nhớ của các em có tốc độ ghi chậm Thì có thể sẽ khiến cho video dừng lại khi đang ghi hình Một số máy ảnh có trang bị bộ nhớ đệm thì có thể sẽ giúp khắc phục việc này Tuy nhiên, để chắc chắn hơn cả thì chúng ta nên dùng thẻ nhớ có tốc độ ghi cao Nhớ là tốc độ ghi chứ không phải tốc độ đọc đâu nhé Tiếp theo, chúng ta sẽ sang phần Tỉ lệ của khuôn hình Rất đơn giản, tỉ lệ khuôn hình là tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của khuôn hình Khi chụp ảnh thì chúng ta thường sử dụng khuôn hình là 3:2 Đối với những chiếc TV màn hình cong Cổ cổ như hồi đấy chúng mình hay xem ấy Thì tỉ lệ khuôn hình là 4:3 Còn ngày nay, người ta đã sử dụng một chuẩn chung, chuẩn quốc tế gọi là HD Đó chính là tỉ lệ 16:9 Ơ, thế có được sử dụng các khuôn hình khác được không cô? Kiểu như em thích hình vuông để post Instagram ấy Những tỉ lệ khuôn hình mà cô vừa mới giới thiệu thì chỉ là những tỉ lệ tiêu chuẩn và phổ biến nhất Còn việc sử dụng tỉ lệ khuôn hình như thế nào Thì tùy vào ý đồ sáng tạo của mỗi người Tiếp theo chúng ta sẽ sang phần độ phân giải Một số độ phân giải phổ biến bây giờ đó là 240p 480p HD là 720p Full HD là 1080p Nét nhất chúng ta có độ phân giải 4K Nói tóm lại, độ phân giải càng cao thì hình ảnh sẽ càng sắc nét và chi tiết hơn Tiếp theo, chúng ta sẽ sang phần Framerate Hay còn gọi là Frame Per Second Viết tắt là FPS Nói một cách đơn giản, Framerate là một loạt các khung hình được chụp Trong khoảng thời gian 1 giây Và khi những khung hình này chuyển động sẽ tạo ra một cảnh quay liền mạch Có một số Framerate mà chúng ta sẽ thường gặp Ví dụ như là Framerate tiêu chuẩn 24 Frame Thường được dùng cho phim điện ảnh Tiếp theo là những chuẩn khác dành cho những hệ phát sóng khác nhau Ví dụ như 25 Frame dành cho hệ phát sóng PAL của Châu Âu Hoặc là 29.
97 Frame dành cho hệ phát sóng NTSC của Mỹ Và một Framerate khá cao của máy ảnh đó chính là 60 Frame Thường được sử dụng để quay những chuyển động chậm Ngoài ra các em lưu ý, khi chúng ta quay 1 video bằng nhiều máy Thì chúng ta nên cài cùng một framerate Để không gặp khó khăn trong phần hậu kỳ nhé Vừa rồi là những kiến thức cơ bản nhất về quay phim Sẽ còn rất nhiều kiến thức hay ho và thú vị ở buổi sau đấy Nhớ đi học đầy đủ nhé Có nhiều ý kiến cho rằng Quay phim bằng máy ảnh sẽ nhanh chóng làm hỏng cảm biến Tuy nhiên thì sự thật không phải như vậy Khi chúng ta quay phim quá lâu bằng máy ảnh thì cảm biến có thể sẽ bị nóng lên Dẫn đến hiện tượng quá nhiệt và gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy Để khắc phục việc này Các bạn nên quay những đoạn video ngắn với thời lượng khoảng từ 20-30 giây một video Để cho cảm biến không bị quá nóng Việc này sẽ giúp cho cảm biến và tuổi thọ của máy ảnh không bị ảnh hưởng quá nhiều Đó là tất cả những gì có trong bài học ngày hôm nay Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.