Chào mừng các bạn đến với kênh Ola TV Khi thai làm tổ ở tử cung là lúc cơ thể bạn bắt đầu có những thay đổi.
Nhận biết được những dấu hiệu thai đã vào tử cung sẽ giúp bạn biết được mình đã thực sự có thai hay chưa để từ đó có kế hoạch chăm sóc thai phù hợp nhất.
Khi nào thai vào tử cung? Dấu hiệu thai đã vào tử cung là một trong những điều được các bà mẹ đang mong con trông đợi nhiều nhất mỗi tháng.
Một số phụ nữ nhạy cảm có thể cảm nhận được báo hiệu sự thụ thai thành công trước cả khi họ bị trễ kinh.
Những dấu hiệu thai đã vào tử cung là chỉ báo đầu tiên để một bà mẹ có thể hạnh phúc nhận ra rằng, mình đã thụ thai thành công và chuẩn bị bước vào hành trình làm mẹ thênh thang phía trước.
Thông thường, sau 9 ngày kể từ khi trứng rụng và được thụ tinh, nó sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng vào đến tử cung.
Tại đây, trứng đã được thụ tinh sẽ cấy ghép vào thành tử cung để tạo thành một vị trí cố định, từ đó phát triển thành thai nhi và chờ đợi cho đến ngày ra đời.
Tổng thời gian từ lúc trứng được thụ tinh cho đến ngày em bé chào đời thường nằm vào khoảng 38 đến 40 tuần.
Chúng ta không quan sát được quá trình này bằng mắt thường, nên rất dễ bỏ sót một trong những giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ.
.
Ngoài ra, không phải phụ nữ nào cũng cảm nhận được dấu hiệu thai đã vào tử cung.
Dấu hiệu thai đã vào tử cung 1.
Chảy máu.
Khi phôi bám vào thành tử cung của người mẹ, nó sẽ gây ra một chút chảy máu, đây được gọi là chảy máu cấy.
Máu chảy ra rất là ít, có màu hồng đỏ nhạt hoặc nâu nhạt.
Và bạn có thể cảm thấy áp lực rất nhỏ trong bụng.
Nếu chỉ một ít vết máu chảy ra ở âm đạo thì đó là bình thường.
Không có gì phải lo lắng cả.
2.
Thân nhiệt tăng.
Hầu hết phụ nữ sau khi bắt đầu mang thai đều có thân nhiệt cao hơn so với trước.
Đó là vì lúc này, thai đã vào tử cung, bám vào tử cung để phát triển.
Thai sẽ lấy đi một phần dinh dưỡng và oxy từ máu, vì thế đòi hỏi cơ thể người mẹ phải tạo nhiều máu hơn và tốc độ di chuyển của máu phải nhanh hơn.
Trao đổi chất cũng nhiều hơn một chút vì có sự tồn tại của thai nhi trong bụng mẹ.
Vì thế, kéo theo huyết áp người mẹ gia tăng và thân nhiệt cũng gia tăng.
3.
Mệt mỏi.
Trong vòng 6-12 ngày sau khi thụ tinh, phôi sẽ báo hiệu tuyến yên trong não tắt chu kì kinh nguyệt và tiết ra hormone gonadotrophin (hCG).
Từ đó, giúp cho nồng độ hormone progesterone và estrogen luôn ở mức cao, giúp thai nhi sống sót và phát triển bình thường trong suốt thai kỳ.
Sự thay đổi hormone đột ngột này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Ngoài ra, một khi phôi đã cấy ghép vào thành tử cung, nó sẽ phát triển rất nhanh.
Thông qua nhau thai, nó sẽ lấy dinh dưỡng, oxy từ người mẹ.
Chính vì thế người mẹ sẽ cảm thấy có chút mệt mỏi.
Ngoài những dấu hiệu trên, bạn còn có thể bị : chuột rút, chóng mặt, tâm trạng thất thường, buồn nôn, đầy hơi, … Lời khuyên cho cha mẹ Chưa cần phải tăng cân trong giai đoạn này những hãy có chế độ ăn uống lành mạnh.
Tránh khói thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích có hại khác.
Tránh những môi trường độc hại, ô nhiễm.
Cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc quá sức.
Giảm căng thẳng, tham gia một số hoạt động thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung dinh dưỡng, ví dụ như axit folic.
Thực tế, các dấu hiệu thai đã vào tử cung ở mỗi người là không giống nhau.
Có người gần như không nhận thấy dấu hiệu, biểu hiện gì mới cả nhưng cũng có người đã có dấu hiệu sớm và rất rõ ràng.
Đừng quá lo lắng bạn nhé, vẫn còn nhiều điều đang chờ đợi bạn ở phía trước.
.